Vô gia cư

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một người vô gia cư và say xỉn ở Việt Nam
Một người đàn ông vô gia cư ở Paris.

Vô gia cư là một trạng thái phản ánh điều kiện và tính chất xã hội của người không có một ngôi nhà hay nơi trú ngụ thường xuyên bởi họ không thể chi trả (hoặc không được chu cấp), hay không thể duy trì dược một ngôi nhà thường xuyên, an toàn, và thích hợp, hay họ thiếu "nơi trú ngụ cố định, thường xuyên và thích hợp vào buổi đêm" [1] Định nghĩa pháp lý hiện tại khác biệt tuỳ theo quốc gia.[2]

Thuật ngữ vô gia cư có thể gồm những người mà nơi cư ngụ buổi tối chủ yếu của họ là trong một nơi cư trú cho người vô gia cư, trong một định chế cung cấp nơi trú ngụ tạm thời cho các cá nhân muốn được định chế hoá, hay trong một địa điểm tư nhân hay công cộng không được dự định để trở thành một nơi cư ngụ thường xuyên cho con người.[3][4]

Ước tính có 100 triệu người trên khắp thế giới là người vô gia cư.[5]

Sở Nhà ở và Phát triển Đô thị Hoa Kỳ (HUD) đã định nghĩa một người "vô gia cư thường xuyên" là "một cá nhân vô gia cư không có người đi cùng với một điều kiện không đủ năng lực hoặc đã liên tục ở trong tình trạng vô gia cư một năm hay lâu hơn, hay ít nhất có bốn lần ở trong tình trạng vô gia cư trong ba năm trước đó."[6]

Lịch sử vô gia cư[sửa | sửa mã nguồn]

Đại giảm phát: người đàn ông nằm trên bến tàu, bến tàu Thành phố New York City, 1935.

Anh Quốc và Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Trước những năm 1800[sửa | sửa mã nguồn]

Sau cuộc Nổi dậy Nông dân, những chỉ huy Anh được cho phép theo một điều luậtn năm 1383 tập hợp những kẻ lang thang và buộc họ phải chứng minh các phương kế sinh nhai; nếu không thể, hình phạt sẽ là bỏ tù.[7] Theo một đạo luật năm 1495, những người lang thang sẽ bị kết án cùm trong ba ngày đêm; năm 1530, hình phạt đánh roi được thêm vào. Với giả định rằng những người lang thang là những người ăn xin không giấy phép.[7] Năm 1547, một điều luật được thông qua với đối tượng là những người lang thang bị đặt trước những điều khoản khe khắt hơn của luật hình sự, có nghĩa là hai năm khổ sai và đóng dấu chữ "V" như hình phạt cho lần phạm tội đầu tiên và tử hình cho lần thứ hai. Người tới các thuộc địa Mỹ ở thế kỷ 18 là các tù phạm bị phát vãng. Một số lượng lớn người lang thang đã bị phát vãng cùng các tội phạm thông thường.[8]

thế kỷ 16 tại Anh, nhà nước lần đầu tiên tìm cách cung cấp nơi ở cho những người lang thang thay vì trừng phạt họ, bằng cách đưa ra những trại cải tạo để tập hợp những người lang thang lại và dạy cho họ một nghề. Ở thế kỷ 17 và 18, các trại cải tạo được thay thế bằng các nhà tế bần nhưng có mục đích giảm bớt sự lệ thuộc vào sự giúp đỡ của nhà nước.

Năm 1848 Ngài Ashley cho rằng có hơn 30,000 trẻ em 'không quần áo, bẩn thỉu, lang thang và không người bảo lãnh', ở trong và xung quanh London.[9]

Dù không phải nói riêng về người vô gia cư, Jacob Riis đã viết, thu thập tài liệu, và chụp ảnh người nghèo và thiếu thốn ở các căn phòng tại Thành phố New York hồi cuối những năm 1800. Ông cũng viết một cuốn sách nổi tiếng với những tài liệu đó trong How the Other Half Lives năm 1890.

Đầu thế kỷ 20[sửa | sửa mã nguồn]

Cuốn sách sau này của Riis có cảm hứng từ cuốn Người Abyss của Jack London (1903). Nó đã tạo nên nhận thức của công chúng, gây ra một số thay đổi trong cách soạn thảo luận và một số điều kiện xã hội.

Sau này chúng được thay thế bởi những căn nhà tập thể ("spikes") do các thị xã địa phương cung cấp, và đã được tác gia George Orwell nghiên cứu. Tới những năm 1930, ở Anh có khoảng 30,000 người sống trong những cơ sở đó. Năm 1933, George Orwell đã viết về sự nghèo khổ tại London và Paris trong cuốn sách của ông Down and Out in Paris and London.

Trong những năm 1960, thực trạng và vấn đề ngày càng lớn của sự vô gia cư đã lên tới đỉnh điểm ở Anh, và sự quan tâm của công chúng cũng gia tăng.

Một người đàn ông vô gia cư sống trong cống rãnh, tại Viên, Áo, 1900.
The Bowery từng đồng nghĩa với tình trạng vô gia cư, sau đó nó đã trở thành một nơi trú ngụ xa xỉ trái ngược với quá khứ.

Số lượng người sống "khó khăn" trên các đường phố đã tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, cùng với Sáng kiến Người sống Khó khăn của chính quyền Bảo thủ, số lượng người vô gia cư tại London đã giảm mạnh. Sáng kiến này được hỗ trợ hơn nữa bởi chính quyền Công đảng nối tiếp từ năm 2009 trở về sau với việc xuất bản chiến lược 'Coming in from the Cold' bởi Rough Sleepers Unit, đề xuất và cung cấp số lượng lớn giường ngủ ở thủ đô và tăng hỗ trợ cho các đội đường phố, những người tư vấn và giúp đỡ người vô gia cư tiếp cận dịch vụ.

Nói chung, tại hầu hết các quốc gia, nhiều thị trấn và thành phố đã có khu vực tạm trú cho người nghèo, như một "skid row". Ví dụ, tại Thành phố New York, có một khu vực được gọi là "the Bowery", theo truyền thống, là nơi những người nghiện rượu được tìm thấy khi đang ngủ trên các đường phố với chai rượu trong tay.

Điều này dẫn tới những phái bộ hỗ trợ, như phái bộ hỗ trợ đầu tiên của Mỹ, New York City Rescue Mission, được thành lập năm 1872 bởi Jerry và Maria McAuley.[10]

Bowery Mission tại Thành phố New York những năm 1800
Trẻ em ngủ trên Phố Mulberry - ảnh của Jacob Riis New York, Hoa Kỳ (1890)

Tại những thị trấn nhỏ, có những người sống lang thang, tạm thời sống gần những đường ray tàu hoả và hy vọng trèo lên tàu đi tới những nơi khác nhau. Đặc biệt sau cuộc Nội chiến Mỹ, một số nam giới vô gia cư hình thành nên một phần của sự phản văn hoá được gọi là "hobohemia" trên khắp nước Mỹ.[11]

Cuộc Đại giảm phát những năm 1930 đã gây ra bệnh dịch nghèo đói và vô gia cư. Có hai triệu người vô gia cư lang thang trên nước Mỹ.[12]

Cuối thế kỷ 20[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy nhiên, tình trạng vô gia cư hiện đại, bắt đầu như một kết quả của khó khăn kinh tế trong xã hội, làm giảm khả năng đáp ứng nhu cầu nhà ở, như việc thuê phòng đơn (SRO), cho người nghèo. Tại Hoa Kỳ, trong thập niên 1970, việc thả các bệnh nhân từ các bệnh viện tâm thần là một yếu tố tạo ra người vô gia cư, đặc biệt tại các vùng đô thị như Thành phố New York.[13]

Đạo luật Sức khoẻ Tâm thần Cộng đồng năm 1963 là một yếu tố ảnh hưởng tới việc tạo ra một tầng lớp vô gia cư ở Hoa Kỳ.[14] Các bệnh nhân tâm thần có thời gian điều trị dài đã được thả ra khỏi các bệnh viện của nhà nước và bị gửi tới các trung tâm chăm sóc sức khoẻ tâm thần địa phương để tiếp tục chữa trị. Tuy nhiên kế hoạch không bao giờ hoạt động hoàn hảo, các trung tâm chăm sóc sức khoẻ tâm thần địa phương hầu hết không thực hiện nó, và số người này phần lớn phải sống trên các đường phố ngay sau khi không tiếp cận được hệ thống hỗ trợ.[15][16]

Tương tự, khi giá bất động sản và áp của hàng xóm lân cận gia tăng để gửi những người đó về nơi của họ, các SRO đã giảm về số lượng, khiến hầu hết người từng cư trú trong đó phải ra đường.

Sau này những thành phần cư dân vô gia cư có sự hoà trộn, như người mất nhà vì các lý do kinh tế, và những người nghiện (dù những người lang thang nghiện ngập từng bị coi là người vô gia cư từ những năm 1890, và những người theo đúng quan niệm của công chúng về người vô gia cư nói chung), người già và những người khác.

Nhiều địa điểm nơi mọi người từng được phép tự do la cà, hay được cung cấp có mục đích, như các nhà thờ, các thư viện công cộng, và những địa điểm công cộng, ngày càng có quy định chặt chẽ hơn với người vô gia cư. Vì thế, nhiều nhà thờ đóng cửa khi thực hiện nghi lễ, các thư viện buộc mọi người "không được nhắm mắt" và thỉnh thoảng là cả quy định về cách ăn mạc, và hầu hết các nơi đều thuê nhân viên an ninh tư nhân thực hiện các chính sách đó, tạo ra một sự căng thẳng xã hội. Nhiều toilet công cộng bị đóng cửa.

Điều này khiến người vô gia cư không thể ở tại các lối đi lại, các công viên, dưới các cây cầu, và những nơi tương tự. Họ cũng sống trong các đường xe điện ngầm và các đường hầm xe lửa tại Thành phố New York. Về mặt xã hội họ dường như đã trở nên vô hình, và đây chính là mục tiêu của nhiều chính sách bắt buộc.

Những nơi cư trú cho người vô gia cư, nói chung là những nơi cư trú vào ban đêm, buộc người vô gia cư phải rời đi vào buổi sáng và quay lại vào buổi chiều khi chúng được mở cửa trở lại để họ đi ngủ. Có một số nơi cư trú ban ngày nơi người vô gia cư có thể tới, thay vì phải lang thang trên các con phố, và họ có thể được giúp đỡ, được tư vấn, cung cấp các nguồn tài nguyên, các bữa ăn, và sống qua ngày trước khi quay trở lại nơi trú ngụ vào ban đêm. Một ví dụ về mô hình nơi cư trú ban ngày là Saint Francis House tại Boston, Massachusetts, được thành lập đầu những năm 1980, mở cửa cả năm cho người vô gia cư vào ban ngày và ban đầu dựa trên mô hình nhà định cư.[17]

Nhiều người vô gia cư giữ mọi đồ đạc bên mình bởi họ không thể tiếp cận nơi cất giữ.

Thực tế cũng có người "túi", người xe đẩy, và người nhặt lon soda (được gọi là người hộp hay dumpster diver) những người bới các túi rác để tìm những đồ bán được, trao đổi được và ăn được. Những người này mang theo bên họ mọi vật sở hữu cho tới khi tìm được nơi để cất giữ chúng.

Nếu họ không thể tiếp cận hay không có khả năng kiếm một nơi trú ngụ và tắm táp, hay tiếp cận với các cơ sở toilet hay giặt giữ, họ sống không có vệ sinh. Điều này lại tạo nên căng thẳng xã hội tại các điểm công cộng.

Những điều kiện này tạo nên sự gia tăng bệnh lao và các dịch bệnh khác ở các vùng đô thị.

Năm 1979, một luật sư của Thành phố New York, Robert Hayes, đã kiện một loạt các hành động ra trước các toà án, Callahan v. Carey, chống lại Thành phố và Nhà nước, cho rằng cá nhân có "quyền có nơi trú ngụ" theo hiến pháp của nhà nước. Nó đã trở thành một nghị định vào tháng 8 năm 1981. Thành phố và Nhà nước đồng ý cung cấp nơi cư trú cho mọi người vô gia cư nam giới đáp ứng tiêu chuẩn xã hội hay là vô gia cư theo một số tiêu chuẩn khác. Tới năm 1983 quyền này được mở rộng cả cho phụ nữ.

Nơi cư trú của một người vô gia cư.

Tới giữa những năm 1980, cũng có sự gia tăng đáng kể những gia đình vô gia cư. Cùng với đó là sự gia tăng số người nghèo đói và trẻ em, thiếu niên, thanh niên, người lớn không nhà, tạo nên một cộng đồng mới những người vô gia cư (trẻ em đường phố hay thanh niên đường phố).

Tương tự, những năm 1980, tại Hoa Kỳ, một số điều luật liên bang được đưa ra cho người vô gia cư như kết của sự đấu tranh của Nghị sĩ Stewart B. McKinney. Năm 1987, Đạo luật Hỗ trợ Người vô gia cư McKinney-Vento bắt đầu có hiệu lực.

Nhiều tổ chức ở một số thành phố, như New York và Boston, đã tìm cách đưa ra sáng kiến giúp đỡ nơi cư ngụ cho những người vô gia cư. Ví dụ, tại Thành phố New York năm 1989, một tờ báo đường phố được tạo ra với tên gọi "Street News" đưa một số người vô gia cư vào làm việc, viết gbài, sản xuất và bán báo trên các đường phố và xe lửa.[18]

Nó được viết pro bono bởi một tập hợp những người vô gia cư, người nổi danh và những người có uy tín. Năm 1991, tại Anh, một tờ báo đường phố, theo mô hình New York được thành lập, với tên gọi The Big Issue và ra hàng tuần.[19] Số lượng phát hành của nó lên tới 300,000 bản. Chicago có tờ StreetWise có số lượng phát hành lớn nhất trong thể loại báo này ở Hoa Kỳ, ba mươi nghìn bản. Boston có một tờ Spare Change cũng dựa trên mô hình đó: người vô gia cư tự giúp mình.

Seattle có Real Change, một tờ báo với $1 chi trả trực tiếp cho người vô gia cư và cũng đề cập tới các vấn đề kinh tế trong lĩnh vực này. Portland, Oregon có "Street Roots", với các bài viết và bài thơ của những người vô gia cư, được bán trên phố với giá 1 dollar. Gần đây hơn, Street Sense, tại Washington, D.C. đã được công chúng biết đến nhiều và giúp nhiều người thoát khỏi cảnh vô gia cư. Các sinh viên ở Baltimore, MD đã mở một văn phòng vệ tinh cho tờ báo đường phố đó cũng như (www.streetsense.org).

Thế kỷ 21[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2002, nghiên cứu cho thấy trẻ em và các gia đình là thành phần gia tăng lớn nhất của số người vô gia cư tại Mỹ,[20][21] và điều này đã tạo ra những thách thức mới, đặc biệt trong việc cung cấp dịch vụ, với các cơ quan.

Một số khuynh hướng liên quan tới việc chăm sóc người vô gia cư đã tạo ra một số tư tưởng, phản ánh và tranh cãi. Một hiện tượng như vậy là trả tiền để họ quảng cáo, thông tục được gọi là "những người ban sandwich"[22][23] và các kiểu cá biệt khác như "Bumvertising".

Một khuynh hướng khác là tác động phụ của việc quảng cáo tự do không trả tiền của các công ty và các tổ chức về áo sơ mi, quần áo và túi xách, được mặc bởi những người nghèo và người vô gia cư, được các công ty cung cấp miễn phí tới các khu trú ngụ của người vô gia cư và các tổ chức từ thiện cho các mục đích khác ngoài mục đích vị tha. Những khuynh hướng này gợi lại "các bảng quảng cáo sandwich" được người nghèo mang hồi Charles Dickens thời Victoria những năm 1800 ở Anh Quốc[24] và sau này trong thời Đại giảm phát ở Hoa Kỳ những năm 1930.

Tại Hoa Kỳ, chính phủ đã yêu cầu nhiều thành phố lớn đề ra các kế hoạch mười năm để chấm dứt nạn vô gia cư. Một trong những kết quả của nó là một giải pháp "Nhà ở đệ nhất", chứ không phải để người vô gia cư tiếp tục ở trong những nơi cư trú tạm thời. Nó được cho là sẽ nhanh chóng giúp người vô gia cư nhanh chóng có được nơi ở cố định ở một dạng nào đó và các dịch vụ cần thiết để duy trì một ngôi nhà mới. Nhưng có nhiều rắc rối liên quan tới kiểu chương trình này và chúng phải được giải quyết để giúp sáng kiến đó hoạt động thành công trong trung và dài hạn.[25][26]

Đã có báo cáo rằng một số người vô gia cư trước kia, khi cuối cùng đã có nhà ở và quay trở lại đời sống bình thường, thấy cảm động và biết ơn để đóng góp tiền và hoạt động tự nguyện cho các tổ chức đã giúp họ khi họ đang ở tình trạng vô gia cư.[27]

Nga và Liên bang Xô viết[sửa | sửa mã nguồn]

Sau việc xoá bỏ chế độ nông nô tại Nga năm 1861, các thành phố lớn đã trải qua một làn sóng nhập cư lớn của những cựu nông dân tới tìm việc làm như các công nhân công nghiệp trong các lĩnh vực công nghiệp phát triển nhanh của Nga. Những người này thường sống trong các điều kiện cực khổ, thỉnh thoảng là một phòng cho thuê, phòng ghép giữa nhiều gia đình. Cũng có một số khá lớn người vô gia cư không nơi trú ngụ.

Ngay sau Cách mạng tháng 10 một chương trình "giảm nhẹ" ("уплотнение") đặc biệt được tiến hành: những người không có nơi trú ngụ riêng được định cư tại các căn hộ của những người có những căn hộ lớn (4,5,6-phòng ngủ) và chủ cũ chỉ được dành lại cho một phòng, và căn hộ được tuyên bố thuộc sở hữu nhà nước. Điều này dẫn tới một số lượng lớn các căn hộ chung nơi nhiều gia đình cùng sống. Quả thực vấn đề vô gia cư hoàn toàn hầu như đã được giải quyết khi bất kỳ ai đều có thể xin một phòng hay nơi trú ngụ (số lượng căn hộ chung giảm đều sau chương trình xây dựng nhà ở quy mô lớn được thực hiện từ đầu thập niên 1960). Năm 1922 có ít nhất 7 triệu trẻ em vô gia cư ở Nga hậu quả của gần một thập kỷ tàn phá của Thế chiến I và cuộc Nội chiến Nga.[28] Điều này dẫn đến một số lượng lớn trẻ mồ côi. Tới những năm 1930 Liên xô tuyên bố rằng họ không còn tình trạng vô gia cư và các công dân bị buộc phải có một propiska - một nơi cư trú thường xuyên. Không ai có thể bị tước đoạt propiska nếu không có nơi ở khác thay thế hay từ chối nó mà không có một giấy phép đặc biệt (được gọi là "order") để đăng ký tới một nơi khác. Quyền có nơi cư ngụ được bảo đảm trong hiến pháp Liên xô. Không có nơi cư trú thường xuyên sẽ bị coi là một tội phạm theo pháp luật.

Rõ ràng không có các khu nhà trống hay không được sử dụng tại các thành phố: bất kỳ căn hộ nào không có người đăng ký đều ngay lập tức bị nhà nước đem cho thuê với một giá tượng trưng cho người khác đang cần có điều kiện sống tốt hơn. Nếu một người có đăng ký thường xuyên không thể chi trả khoản thuê nhà, không ai có quyền trục xuất họ, chỉ có thể đệ đơn lên toà để đòi tiền.

Sau sự tan rã của Liên xô vấn đề vô gia cư trở tăng lên nhanh chóng, một phần bởi sự thiếu hụt pháp luật hồi đầu những năm 1990 với nhiều điều luật mâu thuẫn lẫn nhau và một phần bởi tỷ lệ gian dối cao trên thị trường nhà đất. Các điều luật 198 và 209 năm 1991 của luật hình sự Nga tuyên bố tội hình sự cho việc không có nơi cư trú thường xuyên đã bị huỷ bỏ. Bởi hầu hết các căn hộ đã bị tư nhân hoá và nhiều người đã bán nơi cư trú cuối cùng của mình mà không thể mua được nơi ở khác, số người vô gia cư tăng nhanh chóng. Việc thuê một căn hộ từ người sở hữu tư nhân trở nên việc thông thường (và nó chỉ giúp họ có được đăng ký tạm thời và người chủ căn hộ có thể trục xuất người thuê sau hạn hợp đồng hay nếu không được trả tiền). Tại Moscow khu cư ngụ đầu tiên cho người vô gia cư được mở cửa năm 1992.[29]

Tuy thế, nhà nước vẫn buộc phải trao nơi cư trú thường xuyên miễn phí cho bất cứ ai cần điều kiện sống tốt hơn hay có đăng ký thường xuyên, bởi quyền có nơi cư trú vẫn được ghi trong hiến pháp. Tuy nhiên, điều này có thể kéo dài nhiều năm. Không ai vẫn có quyền tước đoạt nơi cư trú thường xuyên của một người trái với mong muốn của người đó, thậm chí là người sở hữu căn hộ. Điều này tạo ra các vấn đề cho các ngân hàng bởi khác khoản cho vay thế chấp ngày càng trở nên phổ biến. Các ngân hàng bị buộc phải mua một căn hộ mới, rẻ hơn cho một người để thay cho căn hộ thế chấp cũ nếu anh ta không thể trả được các khoản vay, hay đợi tới khi mọi người sống trong căn hộ chết đi. Nhiều dự án căn hộ 'xã hội' giá cực rẻ cho những người không thể trả khoản vay thế chấp đã được đề xuất để tạo thuận lợi cho thị trường cho vay thế chấp.

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Người vô gia cư sống trên đường phố Mumbai, Ấn Độ.

Các lý do chính và sự thiếu hụt các nguyên nhân dẫn tới tình trạng vô gia cư như được thu thập bởi nhiều báo cáo và viện nghiên cứu gồm:[30][31][32][33]

  • Lạm dụng tài sản
  • Sức khoẻ tâm thần, khi các cơ sở chăm sóc sức khoẻ tâm thần không thể tiếp cận hay khó tiếp cận.
  • Không có cơ hội làm việc.
  • Nghèo, gây ra bởi nhiều yếu tố gồm thất nghiệpthiếu việc làm.
  • Thiếu chăm sóc y tế hợp lý.
  • Thiếu khả năng chi trả nhà ở. Một bài viết trong số ra tháng 11 năm 2007 của tờ Atlantic Monthly thông báo về một cuộc nghiên cứu chi phí có được "quyền xây dựng" (ví dụ, một giấy phép xây dựng, băng đỏ, quan liêu, vân vân) tại các thành phố Mỹ khác nhau. Chi phí "quyền xây dựng" không bao gồm chi phí đất đai hay chi phí xây dựng ngôi nhà. Cuộc nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà kinh tế Edward Glaeser và Kristina Tobio của Havard. Theo bảng kê trong bài, chi phí có được "quyền xây dựng" mất thêm xấp xỉ $600,000 vào chi phí mỗi ngôi nhà mới xây ở San Francisco.[34]
  • Bạo lực gia đình.
  • Tù nhân được thả và tái hoà nhập xã hội.
  • Việc xả bệnh viện hàng loạt các bệnh nhân tâm thần ở phương Tây từ những năm 1960 và 1970 trở về sau.
  • Thiên tai, gồm nhưng không hạn chế bởi động đấtbão lụt. Một ví dụ là trận động đất Athens năm 1999 tại Hy Lạp trong đó có những người thuộc tầng lớp trung lưu trở thành người vô gia cư và vẫn không có nhà ở tại thời điểm năm 2009, một số trong số họ sống trong các container, đặc biệt tại thành phố container của những người sống sót sau trận động đất Nea Ionia do chính phủ cung cấp, và trong hầu hết trường hợp tài sản còn lại sau trận động đất của họ là chiếc xe hơi. Những người này được gọi trong tiếng Hy Lạp là seismopathis có nghĩa bị ảnh hưởng của động đất.
  • Trục xuất cưỡng bức - Tại nhiều quốc gia, những người mất nhà theo lệnh chính phủ để dọn chỗ cho các toà nhà mới, đường sá và các nhu cầu khác của chính phủ.[35] Sự đền bù là tối thiểu, trong trường hợp đó người chủ cũ không thể tìm nơi ở thích hợp mới và trở thành vô gia cư.
  • Tịch thu thế nợ thế chấp khi những người đi vay thấy rằng biện pháp tốt nhất để chi trả khoản nợ là bán căn nhà thế chấp. Áp lực cộng đồng đang tăng về vấn đề này năm 2008; tầm vóc thực tế của vấn đề chưa được thống kê.
  • Thuế tài sản. Thậm chí sau khi ngôi nhà đã được trả tiền, nó vẫn thuộc về chính quyền thành phố/hạt/bang và người sở hữu phải tiếp tục trả các khoản thuế tài sản khi vẫn đang ở trong đó.

Một lượng phần trăm khá lớn người vô gia cư Mỹ là các cá nhân thất nghiệp kinh niên hay có khó khăn trong việc tổ chức cuộc sống thích hợp vì sự lạm dụng mạnh ma tuý và/hay rượu.[36] Lạm dụng tài sản có thể gây ra tình trạng vô gia cư từ các cách cư xử liên kết với hành vi nghiện ngập khiến gia đình và bạn bè của một cá nhân nghiện không thể cung cấp cho họ trong những thời buổi kinh tế khó khăn.

Gia tăng chênh lệch giàu nghèo và thu nhập không bình đẳng gây ra sự bóp méo thị trường nhà ở khiến gánh nặng thuê nhà lớn hơn, làm nhà ở trở thành khó tiếp cận.[37]

Dr. Paul Koegel của RAND Corporation, một nhà nghiên cứu từ thế hệ nghiên cứu tình trạng vô gia cư đầu tiên trở về sau, phân chia những nguyên nhân vô gia cư thành các khía cạnh cấu trúc và sau đó là tính dễ tổn thương cá nhân.[33]

Giải pháp[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nhà ở thứ nhất
Tại Hoa Kỳ, chính phủ đã yêu cầu nhiều thành phố lớn thực hiện các kế hoạch mười năm để chấm dứt tình trạng vô gia cư và một trong những kết quả đầu tiên của nó là một giải pháp "Nhà ở thứ nhất" nhanh chóng cung cấp cho người vô gia cư nơi trú ngụ thường xuyên ở một số kiểu và dịch vụ hỗ trợ cần thiết để duy trì một ngôi nhà mới. Có nhiều phức tạp liên quan tới chương trình này cần giải quyết để sáng kiến đó làm việc hiệu quả trong trung và dài hạn.[25][26]
  • Làng đi bộ
Năm 2007 nhà thiết kế đô thị và lý thuyết xã hội Michael E. Arth đã đề xuất một giải pháp quốc gia gây tranh cãi cho những người vô gia cư liên quan tới việc xây dựng những Làng đi bộ hầu như không có xe hơi tại những nơi mà ông gọi bằng thuật ngữ "cách tiếp cận tạm thời hiện tại cho vấn đề."[38] Một mẫu, Tiger Bay Village, đã được đề xuất gần Daytona Beach, FL. Ông cho rằng nó sẽ rất tốt để giải quyết các nhu cầu tâm lý cũng như tinh thần của cả người trưởng thành vô gia cư tạm thời và liên tục, và sẽ có chi phí thấp hơn cách tiếp cận hiện tại.
Nó cũng sẽ cung cấp một cách thay thế với chi phí thấp hơn cho nhà tù, và cung cấp một trạm nghỉ giữa chừng cho những ai vừa ra khỏi nhà tù. Các cơ hội việc làm, gồm việc xây dựng và bảo dưỡng các ngôi làng, cũng như việc tạo lập các cơ quan nhân lực sẽ giúp các ngôi làng tồn tại về tài chính và xã hội.[39][40][41]

Các vấn đề phải đối mặt[sửa | sửa mã nguồn]

Vấn đề căn bản của tình trạng vô gia cư là nhu cầu của con người về nơi cư trú cá nhân, ấm áp và an toàn, là nhu cầu tối quan trọng. Các khó khăn căn bản khác gồm:

  • an ninh cá nhân, sự yên tĩnh, và riêng tư đặc biệt cho giấc ngủ
  • nơi cất giữ an toàn chăn gối, quần áo và đồ sở hữu, có thể phải mang đi mọi lúc
  • các cơ sở vệ sinh cá nhân sạch sẽ
  • giặt và phơi khô quần áo
  • có được, chuẩn bị và lưu giữ thực phẩm với số lượng nhỏ
  • duy trì tiếp xúc, khi không có một địa điểm thường xuyên hay địa chỉ thư tín
  • sự thù địch và quyền lực pháp lý chống lại tình trạng lang thang trong đô thị.

Người vô gia cư phải đối mặt với nhiều vấn đề ngoài việc thiếu hụt một ngôi nhà an toàn và thích hợp. Họ thường gặp phải nhiều bất lợi xã hội và ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ công và tư như:

  • Giảm cơ hội tiếp cận chăm sóc y tế.
  • Tiếp cận giới hạn với giáo dục.
  • Tăng nguy cơ bị bạo lực và lạm dụng.
  • Sự từ chối nói chung hay sự phân biệt đối xử của người khác.
  • Không được coi là thích hợp để được thuê mướn.
  • Giảm cơ hội tiếp cận các dịch vụ ngân hàng và tiết kiệm tiền.
  • Giảm cơ hội tiếp cận với công nghệ viễn thông, như điện thoại và internet.

Những khó khăn đó thường tăng thêm bởi các hoàn cảnh mà theo đó một người trở thành vô gia cư, và những cơ hội dễ bị tổn thương sau đó như các vấn đề sức khoẻ hay phụ thuộc vào rượu và ma tuý.

Bạo lực chống lại người vô gia cư[sửa | sửa mã nguồn]

Có nhiều tội ác bạo lực được thực hiện chống lại người vô gia cư.[42] Một cuộc nghiên cứu năm 2007 cho thấy tỷ lệ các vụ tội phạm như vậy đang gia tăng.[43][44]

Sự hỗ trợ và giúp đỡ[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết các quốc gia cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau để giúp đỡ người vô gia cư. Họ thường được cung cấp thực phẩm, nơi cư trú và quần áo và các hoạt động này thường được tổ chức và điều hành bởi các tổ chức cộng đồng (thường có sự giúp đỡ hay tình nguyện) hay bởi các cơ quan chính phủ. Những chương trình đó có thể được chính phủ, các cơ sở từ thiện, các nhà thờ và các cá nhân hảo tâm giúp đỡ.

Năm 1998, một cuộc nghiên cứu của Koegel và Schoeni về những người vô gia cư tại Los Angeles, California, thông báo một số lượng lớn người vô gia cư không tham gia vào các chương trình trợ giúp của chính phủ, và các tác giả được thông báo là đang bối rối trước thực tế đó, với khả năng có thể duy nhất từ bằng chứng là các chi phí chuyển tiếp có lẽ quá cao.[45]

Nguồn thu nhập[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều tổ chức phi lợi nhuận như Goodwill Industries duy trì một phái bộ để "cung cấp sự phát triển khả năng và cơ hội làm việc cho những người khó tiếp cận việc làm", dù hầu hết các tổ chức đó không đặt mục tiêu chủ yếu là các cá nhân vô gia cư. Nhiều thành phố cũng có những tờ báo hay tạp chí đường phố: các số xuất bản được thiết kế để cung cấp cơ hội việc làm cho người vô gia cư hay những người khác cần tới và chúng được bán trên các đường phố.

Tuy một số người vô gia cư có công việc được trả tiền, một số người phải tìm cách phương cách khác để kiếm tiềm. Ăn xin hay xin xỏ là một lựa chọn, nhưng ngày càng bị đặt ra ngoài vòng pháp luật ở nhiều thành phố. Dù có khuôn mẫu đó, không phải mọi người vô gia cư đều xin xỏ, và không phải mọi người đi xin đều vô gia cư. Một lựa chọn khác là biểu diễn ở nơi công cộng để kiếm tiền: thực hiện các trò vặt, chơi nhạc, vẽ tranh trên vỉa hè, hay cung cấp một số trò giải trí khác để xin tiền. Tại các thành phố nơi có các trung tâm hiến máu, những người vô gia cư có thể kiếm thu nhập từ những lần lui tới thường xuyên các trung tâm đó. Bới rác nhặt nhạnh cũng là cách thức những người vô gia cư mưu sinh qua ngày.

Đã có việc người vô gia cư thực hiện các hành động tội phạm chỉ để được tống vào nhà tù để kiếm thức ăn và nơi cư trú. Theo cách nói lóng của cảnh sát, hành động này được gọi là "three hots and a cot" (ba nóng và một giường) để chỉ ba bữa ăn nóng hàng ngày và một cái giường để nghỉ cho các tù nhân.

Được phát minh năm 2005 tại Seattle, Bumvertising, một hệ thống không chính thức thuê người vô gia cư quảng cáo của một doanh nhân trẻ, cung cấp thực phẩm, tiền và chai nước cho những người vô gia cư tham gia ở Northwest. Những người giúp đỡ người vô gia cư đã buộc tội người sáng lập, Ben Rogovy, và quá trình đó là khai thác người nghèo và đặc biệt dẫn chứng việc sử dụng từ có hàm ý xấu "bum" thường được coi là miệt thị.[46][47]

Australia[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Australia Supported Accommodation Assistance Program (SAAP) là một chương trình hợp tác giữa Khối thịnh vượng và chính phủ nhà nước cung cấp tài chính cho hơn 1,200 tổ chức có mục đích hỗ trợ người vô gia cư hay những người đang gặp nguy cơ trở thành vô gia cư, cũng như những phụ nữ và trẻ em phải bỏ trốn khỏi bạo lực gia đình [20] Lưu trữ 2010-04-26 tại Wayback Machine. Họ cung cấp nơi ở như chỗ cư trú, và những ngôi nhà giữa đường, và cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ. Khối thịnh vượng chung đã cấp hơn $800 triệu trong giai đoạn 2000-2005 để thực hiện SAAP.

Chương trình hiện tại, được điều phố bởi Supported Assistance Act 1994, quy định rằng "mục đích tổng thể của SAAP là cung cấp nơi cư trú chuyển tiếp và các dịch vụ hỗ trợ liên quan, để giúp những người không có nhà ở đạt được khả năng tự duy trì cao nhất và tính độc lập. Căn cứ luật pháp đã được thiết lập để giúp người vô gia cư trong nước xây dựng lại cuộc sống, việc tham gia của nhà nước cũng giúp tăng cường ý nghĩa pháp luật và chứng minh sự hợp tác của các nhà nước và tham vọng cải thiện đất nước của họ.

Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà ở Trước hết (Housing First) là một sáng kiến để giúp những người vô gia cư tái hoà nhập vào xã hội, và thoát khỏi những khu cư trú cho người vô gia cư. Nó được đưa ra bởi Hội đồng Liên cơ quan về Vô gia cư của chính phủ liên bang. Sáng kiến yêu cầu các thành phố lập một kế hoạch để chấm dứt tình trạng vô gia cư kinh niên. Theo hướng này, có niềm tin rằng nếu người vô gia cư được trao cho một ngôi nhà độc lập để bắt đầu lại, với một số sự trợ giúp thích đáng của xã hội, thì sẽ không cần tới các khu cư trú cho người vô gia cư nữa, và sáng kiến cho rằng đó là một kết quả tốt. Tuy nhiên, đây là một lập trường gây tranh cãi.[48][49]

Hợp tác Cộng đồng vì Người vô gia cư của Miami, Florida đã tung ra một chiến dịch trên tầm cỡ quốc gia năm 2008 nhằm giúp các cộng đồng khác trên khắp Hoa Kỳ giải quyết tình trạng vô gia cư. Từ khởi đầu của nó năm 1993, CPH đã phục vụ gần 76,000 chỗ ở với một tỷ lệ sống ở bên ngoài thành công lên tới gần 62% tại Hạt Miami-Dade, Florida. Số người vô gia cư tại hạt đã giảm 83%. Chương trình quốc gia có cùng mô hình các Trung tâm Hỗ trợ Người vô gia cư, các chương trình dạy nghề, chăm sóc trẻ em tại chỗ, hỗ trợ nhà ở và hỗ trợ khác như của CPH. Tổ chức cũng cung cấp nền tảng trên cơ cấu gây quỹ duy nhất và sự tham gia bên trong cộng đồng.[50]

Tại Boston, Massachusetts, vào tháng 9 năm 2007, một chương trình dành cho người vô gia cư được tiến hành tại Boston Common, sau vài vụ bắt giữ và nổ súng, và đề phòng mùa đông lạnh giá đang đến. Chương trình này nhắm vào những người vô gia cư sẽ phải ngủ tại Boston Common, và tìm cách đưa họ vào nơi trú ngụ, tìm cách bỏ qua giai đoạn nơi cư trú khẩn cấp.

Những bản đăng ký với Boston Housing Authority được phát ra và điền và thu lại. Đây là một nỗ lực nhằm thực hiện Sáng kiến Nhà ở Đệ nhất, được liên bang giao phó. Thị trưởng Boston, Thomas Menino, được trích dẫn đã phát biểu "Giải pháp cho sự vô gia cư là nơi cư trú thường xuyên". Tuy nhiên, đây vẫn là một chiến lược vẫn gây nhiều tranh cãi, đặc biệt nếu mọi người không có khả năng duy trì một nơi cư trú với sự hỗ trợ thích đáng của cộng đồng, về y tế, hướng dẫn thường xuyên và các chương trình hỗ trợ sức khoẻ tâm thần.[51]

Tại Louisiana cựu Nghị sĩ bang B.G. Dyess của Rapides Parish, một bộ trưởng Baptist được phong chức, từng là người ủng hộ hàng đầu cho người vô gia cư thông qua Hội đồng Kết hợp Hành động Louisiana cho Người vô gia cư.[52]

Nơi trú ẩn cho người vô gia cư[sửa | sửa mã nguồn]

Có nhiều nơi để người vô gia cư có thể kiếm một chỗ trú ngụ.

  • Ngoài trời: Trên mặt đất hay trong một chiếc túi ngủ, lều, hay nơi cư trú tạm thời, như các hộp các tông, trong một công viên hay ở một chỗ trống.
  • Các khu ổ chuột: Đặc biệt những nơi cư trú tạm thời và lán, thường gần ga tàu, giữa các tiểu bang và các tuyến đường cao tốc.
  • Công trình vô chủ: các toà nhà bị bỏ đi hay không còn được sử dụng
  • Nhà chiếm dụng bất hợp pháp trong một ngôi nhà không có người ở nơi người vô gia cư có thể sống mà không phải trả tiền và không được người chủ cho phép hay biết tới.
  • Xe cộ: xe hơi hay xe tải dùng làm nơi ở tạm thời hay thỉnh thoảng là dâu dài, ví dụ bởi những người mới bị đuổi khỏi một ngôi nhà. Một số người sống trong những chiếc xe bán tải, SUV, xe tải nhỏ, station wagon, sedan, hay hatchback.
  • Các địa điểm công cộng: Công viên, bến xe buýt hay bến tàu, sân bay, phương tiện vận tải công cộng (bằng cách liên tục ở trên đó khi việc di chuyển là không giới hạn), hành lang bệnh viện, hay những nơi chờ đợi, sân bãi trường đại học, và các địa điểm thương mại hoạt động 24h như quán cà phê. Nhiều địa điểm công cộng có nhân viên an ninh hay cảnh sát để ngăn người lảng vảng hay ngủ tại các nơi đó vì nhiều lý do, gồm hình ảnh, an ninh và tiện nghi.[53][54]
  • Nơi cư trú cho người vô gia cư: như những nơi cư trú khẩn cấp khi trở lạnh do các nhà thờ hay các cơ quan cộng đồng mở, có thể gồm chi phí nếu là nơi ở có sưởi ấm, hay Nơi ở tạm thời trong mùa Giáng sinh.
  • Nhà trọ rẻ tiền: Cũng được gọi là quán trọ rẻ tiền, họ cung cấp nơi ở tạm thời giá rẻ và chất lượng thấp.
  • Khách sạn cư trú, nơi chỉ một giường chứ không phải cả một phòng được thuê trong không gian kiểu phòng ngủ tập thể.
  • Motels rẻ tiềncũng cung cấp nơi cư trú giá rẻ, chất lượng thấp và tạm thời. Tuy nhiên một số người có thể trả tiền cho một nơi cư ngụ theo nhu cầu. Ví dụ David và Jean Davidson đã sống 22 năm trong một Travelodge ở Anh.[55]
  • Quán cà phê Internet hoạt động 24h hiện được sử dụng bởi hơn 5,000 người Nhật "Người tị nạn cà phê Net". Ước tính 75% trong số 3,200 quán cà phê internet hoạt động suốt ngày đêm ở Nhật phục vụ cho những vị khách qua đêm thường xuyên, trong một số trường hợp khách hàng này là nguồn thu chính của họ.[56]
  • Bạn bè hay gia đình: Tạm thời sống trong nhà bạn bè hay các thành viên gia đình ("lướt sôpha"). Những người lướt sôpha có thể khó bị nhận ra hơn những người vô gia cư trên đường phố[57]
  • Đường hầm ngầm như các đường tàu điện ngầm đã không còn sử dụng, đường hầm bảo dưỡng, hay các đường hầm tàu hoả là nơi thường có người vô gia cư sống thường xuyên.[58][59] Những người sống tại các nơi đó, ở một số nơi, như Thành phố New York, được gọi là "Người Chuột". Các hang tự nhiên bên dưới các trung tâm đô thị cũng là nơi người vô gia cư có thể tụ tập. Các đường ống nước bị vỡ, các đường điện bị rò, và các ống dẫn hơi cho phép họ có được một số nhu cầu căn bản của cuộc sống.

Chăm sóc y tế[sửa | sửa mã nguồn]

Chăm sóc y tế cho người vô gia cư là một thách thức lớn cho y tế cộng đồng.[60][61][62][63][64][65][66][67][68][69][70]

Người vô gia cư có nhiều nguy cơ bị thương tích và các vấn đề y tế bởi cuộc sống trên đường phố của họ, gồm tình trạng dinh dưỡng kém, dễ bị lạm dụng, phải gánh chịu những yếu tố cực đoan của thời tiết, nguy cơ hứng chịu bạo lực cao (cướp bóc, đánh đập, và tương tự). Trong lúc ấy, họ ít có cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế hay bệnh viện công cộng.

Đây là một vấn đề đặc biệt ở Hoa Kỳ nơi nhiều người không có bảo hiểm y tế: "Mỗi năm, hàng triệu người ở Hoa Kỳ phải trải qua tình trạng vô gia cư và trong tình trạng cần thiết đến tuyệt vọng dịch vụ chăm sóc y tế." [71][72]

Người vô gia cư thường gặp khó khăn trong việc chứng minh ngày tháng năm sinh hay địa chỉ. Bởi người vô gia cư thường không có nơi cất giữ đồ đạc, họ thường mất đồ đạc, gồm cả chứng minh thư và các tài liệu khác, hay giấy tờ của họ bị cảnh sát hay những người khác phá hoại. Không có giấy chứng minh có ảnh, người vô gia cư không thể có việc làm hay tiếp cận nhiều dịch vụ xã hội. Họ có thể bị khước từ tiếp cận thậm chí sự trợ giúp căn bản nhất: nơi để quần áo, nơi để thức ăn, một số lợi ích xã hội, và trong một số trường hợp, cả nơi cư ngụ khẩn cấp.

Việc có được giấy tờ thay thế là khó khăn. Không có địa chỉ, chứng minh thư không thể được gửi đi. Phí có thể là một rào cản về chi phí cho những người nghèo. Và một số bang không cấp giấy khai sinh trừ khi người đó có chứng minh thư có ảnh, tạo ra một Catch-22.[73]

Vấn đề này không quá nghiêm trọng tại các quốc gia cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế miễn phí khi sử dụng (free-at-use), như Anh Quốc, nơi các bệnh viện mở cửa cả ngày lẫn đêm, và không thu phí điều trị. Tại Hoa Kỳ, các bệnh viện miễn phí, đặc biệt cho người vô gia cư có tồn tại ở một số thành phố lớn, nhưng chúng thường quá tải bệnh nhân.[74]

Các điều kiện ảnh hưởng đến người vô gia cư có tính riêng biệt và đã mở ra một lĩnh vực mới về y tế cho những người dân này. Người vô gia cư gặp nhiều chứng bệnh ngoài da và bệnh tật khác, bởi họ phải tiếp xúc với những điều kiện khí hậu rất lạnh trong mùa đông và ít có cơ hội vào những nơi có thể tắm giặt. Họ gặp những vấn đề về chăm sóc chân[75] và có nhiều vấn đề về răng miệng hơn những người khác.[76] Các cuốn sách y tế chuyên ngành đã được viết để giải quyết vấn đề này.[77]

Có nhiều tổ chức cung cấp chăm sóc y tế miễn phí cho người vô gia cư tại các quốc gia không cung cấp điều trị y tế miễn phí do nhà nước tổ chức, nhưng các dịch vụ này thường xuyên gặp quá tải vì số lượng hạn chế các bác sĩ tham gia. Ví dụ, cần mất hàng tháng để có thể được xếp lượt khám tại một cơ sở y tế miễn phí. Các bệnh dễ lây truyền cũng là một vấn đề lớn, đặc biệt là bệnh lao, lan truyền dễ dàng trong các khu cư trú chật chội của người vô gia cư tại các khu đô thị.[78]

Năm 1999, Tiến sĩ Susan Barrow tại Trung tâm Nghiên cứu và Hạn chế tình trạng Vô gia cư tại Đại học Columbia đã thông báo trong một cuộc nghiên cứu rằng "tỷ lệ tử theo tuổi của người vô gia cư nam và nữ cao gấp bốn lần mức chung của quốc gia và 2 đến 3 lần cao hơn mức chung của dân cư thành phố New York".[79]

Năm 2004, Trung tâm Chăm sóc Người vô gia cư Boston phối hợp với Hội đồng Chăm sóc Người Vô gia cư Quốc gia xuất bản một cuốn sách y tế tên là "Chăm sóc sức khoẻ cho người vô gia cư", biên tập bởi James J. O'Connell, M.D., chuyên về việc chăm sóc cho người vô gia cư.[80]

Tháng 6 năm 2008, tại Boston, Massachusetts, Jean Yawkey Place, một toà nhà bốn tầng, diện tích 77,653 foot vuông, đã được Chương trình Chăm sóc Y tế cho Người vô gia cư Boston mở cửa. Nó là một toà nhà có đầy đủ dịch vụ tại khu sân bãi của Trung tâm Y tế Boston để cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho người vô gia cư. Nó cũng có một cơ sở chăm sóc y tế thời hạn dài, Barbara McInnis House, với 104 giường, là chương trình chăm sóc y tế thường xuyên đầu tiên và lớn nhất tại Hoa Kỳ.[81][82]

Luật quốc tế và vô gia cư[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khi Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (Hiến chương Liên hiệp quốc—UN) được xuất bản năm 1948, nhận thức của công chúng đã dần thay đổi về quyền có nhà ở, đi lại và di cư của con người như một phần của việc tự quyết cá nhân chứ không phải là điều kiện của con người đã thay đổi. Tuyên ngôn, một sự thực thi pháp luật quốc tế của các lời phán xét toà án Nuremberg, xác nhận quyền của một quốc gia can thiệp vào công việc nội bộ của quốc quốc gia khác nếu quốc gia đó lạm dụng công dân của mình, và xuất hiện từ một môi trường phân cực mạnh giai đoạn Thế chiến II 1939-1945 Đại Tây Dương giữa "người sở hữu" và "người vô sản." Nghiên cứu hiện đại về hiện tượng vô gia cư thường được xem xét theo hoàn cảnh lịch sử này.

Tính số lượng người vô gia cư[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Hoa Kỳ, cơ quan HUD của chính phủ liên bang đã yêu cầu các tổ chức nhận tài chính từ liên bang sử dụng một hệ thống theo dõi bằng máy tính với những người vô gia cư và các tin tức thống kê của họ, được gọi là HMIS (Hệ thống Quản lý Thông tin Người Vô gia cư).[83][84][85] Đã có một số ý kiến phản đối cách làm này từ phía các tổ chức ủng hộ quyền riêng tư, như EPIC.[86] Tuy nhiên, HUD coi kỹ thuật thu thập thông tin của mình có độ chính xác thích hợp cho người vô gia cư tại các trung tâm cư trú và các trương chình trong Báo cáo Đánh giá Người vô gia cư Thường niên đã được chuyển cho Quốc hội.[87]

Hiện tại việc xác định và tính toán số người vô gia cư là rất khó bởi các thói quen trong cuộc sống của họ.[88][89] Cũng có cái gọi là "người vô gia cư ẩn" bên ngoài sự quan sát của cư dân bình thường, và có lẽ đang ở trong tài sản tư nhân.[90]

Nhiều quốc gia, nhà nước và các thành phố đã tiếp cận những cách thức và kỹ thuật khác nhau nhằm tính toán một số lượng gần đúng. Ví dụ, một cuộc "điều tra người vô gia cư" một đêm, thường được tổ chức vào đầu mùa đông, là một kỹ thuật được một số thành phố Mỹ sử dụng, đặc biệt là Boston, Massachusetts.[91][92] Los Angeles, California sử dụng một bộ kỹ thuật tổng thợp để tính toán, gồm cả kỹ thuật tính point-in-time trên đường phố.[90][93]

Thống kê cho những nước phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Người đàn ông vô gia cư, Tokyo.

Năm 2005, ước tính 100 triệu người trên khắp thế giới là người vô gia cư.[94]

Các thống kê sau cho thấy số lượng gần đúng của người vô gia cư tại bất kỳ thời điểm nào. Mỗi quốc gia có cách tính người vô gia cư khác nhau, và những con số ước tính bởi các tổ chức khác nhau cũng rất chênh lệch, vì thế việc so sánh cần được tiến hành thận trọng.

Liên minh châu Âu: 3,000,000 (UN-HABITAT 2004)
Anh Quốc: 10,459 người ngủ ngoài trời, 98,750 hộ gia đình ở nơi ở tạm thời (Sở Cộng đồng và Chính quyền Địa phương 2005)
Canada: 150,000 (Sáng kiến Vô gia cư Quốc gia - Chính phủ Canada)[95]
Australia: Tổng cộng total, 99,900 người vô gia cư năm 2001
14,200 ngủ ngoài trời (Ở những căn nhà tạm hay lều bạt, hay trên phố, công viên, xe hơi hơi những ngôi nhà vô chủ). 14,300 tại những nơi ở chuyển tiếp. 48,600 được định nghĩa là vô gia cư bởi họ ở với hộ gia đình khác và không có nơi cư trú thường xuyên. Cuối cùng, 22,900 người sống trong các ngôi nhà tạm trú cho người vô gia cư và cũng được tính là người vô gia cư. (ABS: Điều tra dân số năm 2001)[96]
United States[97]: Theo Báo cáo Thống kê Người Vô gia cư thứ ba của HUD vào tháng 7 năm 2008 gửi tới Quốc hội, chỉ trong một đêm vào tháng 1 năm 2007, phân tích chỉ tại một điểm cho thấy có 671,888 người ở nơi cư ngụ tạm thời và không ở nơi cư ngụ tạm thời trên toàn Hoa Kỳ.[87] Tương tự, HUD báo cáo số người vô gia cư kinh niên (với các giai đoạn vô gia cư nối tiếp nhau hay là người vô gia cư trong những giai đoạn dài, dữ liệu 2007) là 123,833.[87] 82% người vô gia cư không phải vô gia cư kinh niên, và 18% là (6% Người vô gia cư sống liên tục tại nơi cư trú hỗ trợ, 12% Người vô gia cư không sống tại nơi cư trú hỗ trợ). Ước tính của họ về những người vô gia cư sống trong nơi cư trú được hỗ trợ trong giai đoạn một năm, tháng 10 năm 2006 đến tháng 9 năm 2007, có khoảng 1,589,000 người đã sử dụng phòng cư trú hỗ trợ và/hay căn hộ chuyển tiếp trong thời gian 12 tháng, có nghĩa là khoảng 1 trên 200 người tại Hoa KỲ từng ở trong một cơ sở dành cho người vô gia cư trong một khoảng thời gian. Các cá nhân chiếm 1,115,054 hay 70.2% và gia đình chiếm 473,541 hay 29.8%. Số lượng người tại các phòng cư trú kiểu hộ gia đình với trẻ em khoảng 130,968.[87]
Nhật Bản: 20,000-100,000 (một số con số trong khoảng 200,000-400,000)[98] Các báo cáo cho thấy tình trạng vô gia cư đang gia tăng tại Nhật Bản từ giữa thập niên 1990.[99]
Có nhiều đàn ông vô gia cư hơn phụ nữ ở Nhật bởi phụ nữ có thể kiếm việc dễ dàng hơn (họ kiếm ít tiền hơn đàn ông). Tương tự các gia đình Nhật Bản thường cung cấp nhiều hỗ trợ hơn cho phụ nữ so với nam giới.[100]

Nước đang phát triển và chậm phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Số lượng người vô gia cư trên toàn thế giới tăng ổn định trong những năm gần đây.[101][102] Tại một số quốc gia thuộc Thế giới thứ ba như Ấn Độ, Nigeria, và Nam Phi, tình trạng vô gia cư tăng mạnh, với hàng triệu trẻ em sống và làm việc trên đường phố.[103][104] Tình trạng vô gia cư đã trở thành một vấn đề ở Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, và Philippines dù các quốc gia này dang giàu lên, chủ yếu bởi các công nhân nhập cư những người thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một nơi ở cố định.[105]

Với người dân Nga, đặc biệt là thanh niên, tình trạng nghiện rượu và lạm dụng các chất ma tuý là nguyên nhân chính khiến họ trở thành và tiếp tục là người vô gia cư.[106]

Chương trình Định cư Con người Liên hiệp quốc của Liên hiệp quốc (UN-Habitat) đã viết trong Báo cáo Toàn cầu về Định cư Con người của họ năm 1995: "Vô gia cư là một vấn đề tại các quốc gia phát triển cũng như tại các quốc gia đang phát triển. Ví dụ, tại London, tuổi thọ của những người vô gia cư thấp hơn mức trung bình quốc gia 25 năm.

Các điều kiện nhà ở kém tại đô thị là một vấn đề toàn cầu, nhưng các điều kiện là tồi tệ tại các nước đang phát triển. Habitat nói hiện nay có 600 triêun người sống trong điều kiện bị đe doạ về cuộc sống và nhà ở tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latin. Mối đe doạ vô gia cư hàng loạt là lớn nhất tại các vùng đó bởi đó cũng là vùng có mức độ tăng dân số lớn nhất.

Tới năm 2015, 10 thành phố lớn nhất thế giới sẽ tại châu Á, Mỹ Latinh và châu Phi. Chín trong số chúng ở tại các nước đang phát triển: Bombay, Ấn Độ - 27.4 triệu; Lagos, Nigeria - 24.4; Thượng Hải, Trung Quốc - 23.4; Jakarta, Indonesia - 21.2; Sao Paulo, Brazil - 20.8; Karachi, Pakistan - 20.6; Bắc Kinh, Trung Quốc - 19.4; Dhaka, Bangladesh - 19; Mexico City, Mexico - 18.8. Thành phố duy nhất ở quốc gia phát triển thuộc top ten là Tokyo, Nhật Bản - 28.7 triệu."[107]

Năm 2008, Tiến sĩ Anna Tibaijuka, Giám đốc điều hành UN-HABITAT, dẫn ra báo cáo gần đó "Báo cáo Tình trạng các Thành phố trên Thế giới 2008/2009"[108], để nói rằng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới chúng ta đang đương đầu hiện nay cần phải được xem là một cuộc "khủng hoảng tài chính nhà ở" trong đó người nghèo nhất trong số những người nghèo phải tự lo cho mình.[109]

Vô gia cư theo quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

Một người vô gia cư tại Thượng Hải

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Những người vô gia cư hay không cố định khác hay các thuật ngữ cho điều kiện này

Các vấn đề kinh tế xã hội hay các mặt của đời sống vô gia cư

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ United States Department of Housing and Urban Development, "Federal Definition of Homeless" Lưu trữ 2009-09-04 tại Wayback Machine
  2. ^ "Glossary defining homelessness"
  3. ^ Office of Applied Studies, United States Department of Health and Human Services,"Terminology" Lưu trữ 2017-12-23 tại Wayback Machine
  4. ^ United States Code, Title 42, Chapter 119, Subchapter I, § 11302. United States Code: General definition of a homeless individual.
  5. ^ “[[Human Rights]]: More Than 100 Million Homeless Worldwide”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2009.
  6. ^ “HUD working definition of Chronically homeless”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2009.
  7. ^ a b Marjorie Keniston McIntosh (1998). Controlling Misbehavior in England, 1370-1600. Cambridge University Press. ISBN 0521894042.
  8. ^ Convict Voyages (1): Overview Lưu trữ 2019-11-15 tại Wayback Machine, by Anthony Vaver, Early American Crime, ngày 6 tháng 1 năm 2009
  9. ^ Laura Del Col, West Virginia University, The Life of the Industrial Worker in Ninteenth-Century England
  10. ^ New York City Rescue Mission [1] For a history see [2]
  11. ^ Depastino, Todd, Citizen Hobo: How a Century of Homelessness Shaped America
  12. ^ Overproduction of Goods, Unequal Distribution of Wealth, High Unemployment, and Massive Poverty Lưu trữ 2009-02-05 tại Wayback Machine, From: President’s Economic Council
  13. ^ Scherl D.J., Macht L.B., "Deinstitutionalization in the absence of consensus", Hospital and Community Psychiatry, 1979 Sep;30(9):599-604 [3]
  14. ^ Rochefort, D.A., "Origins of the 'Third psychiatric revolution': the Community Mental Health Centers Act of 1963", Journal of Health Politics, Policy and Law, 1984 Spring;9(1):1-30. [4]
  15. ^ Feldman, S., "Out of the hospital, onto the streets: the overselling of benevolence", Hastings Center Report, 1983 Jun;13(3):5-7. [5]
  16. ^ Borus J.F., "Sounding Board. Deinstitutionalization of the chronically mentally ill", New England Journal of Medicine, 1981 6 August;305(6):339-42. [6]
  17. ^ Keane, Thomas, Jr., "Greiff's activism isn't just a good act" Lưu trữ 2008-04-24 tại Wayback Machine, Friday, ngày 4 tháng 7 năm 2003
  18. ^ Harman, Dana, "Read all about it: street papers flourish across the US", The Christian Science Monitor, ngày 17 tháng 11 năm 2003. [7]
  19. ^ The Big Issue
  20. ^ FACS, "Homeless Children, Poverty, Faith and Community: Understanding and Reporting the Local Story", ngày 26 tháng 3 năm 2002 Akron, Ohio. [8]
  21. ^ National Coalition for the Homeless, "Homeless Youth" 2005 [9]PDF (164 KB)
  22. ^ Schreiber Cindy, "Sandwich men bring in the bread and butter", Columbia (University) News Service, ngày 8 tháng 5 năm 2002. 8 tháng 5 năm 2002/syndication/[liên kết hỏng]
  23. ^ Associated PressCNN, "Pizza company hires homeless to hold ads", Tuesday, ngày 17 tháng 6 năm 2003. [10]
  24. ^ Victorian London site, "Sandwich Men"
  25. ^ a b Abel, David, "For the homeless, keys to a home: Large-scale effort to keep many off street faces hurdles", Boston Globe, ngày 24 tháng 2 năm 2008.
  26. ^ a b PBS, "Home at Last? -- A radical new approach to helping the homeless", NOW TV program, ngày 21 tháng 12 năm 2007.
  27. ^ Solutions at Work, "Formerly Homeless Boston Man Donates Significant Portion of Social Security Retro-Check to the Organizations and People Who Gave Him a 'Hand Up'" Lưu trữ 2008-05-17 tại Wayback Machine, 2002.
  28. ^ And Now My Soul Is Hardened: Abandoned Children in Soviet Russia, 1918-1930, By Thomas J. Hegarty, Canadian Slavonic Papers
  29. ^ “Бездомность вчера, сегодня... Завтра?”. Truy cập 14 tháng 2 năm 2015.
  30. ^ United States Conference of Mayors, "A Status Report on Hunger and Homelessness in America's Cities: a 27-city survey", December 2001.
  31. ^ United States Conference of Mayors, "US Conference of Mayors/Sodexho Hunger and Homelessness Survey: 2005"PDF (1.19 MB), December 2005, "Main Causes of Homelessness", p.63-64. [11]PDF (62.3 KB) [12] Lưu trữ 2006-11-12 tại Wayback Machine
  32. ^ Vanneman, Reeve, "Main Causes of Homelessness", University of Maryland
  33. ^ a b Cf. Levinson, Encyclopedia of Homelessness, article entry on Causes of Homelessness: Overview by Paul Koegel, pp.50-58.
  34. ^ A Tale of Two Town Houses, Atlantic Monthly, November 2007
  35. ^ Elder, James, "Helping homeless victims of forced evictions in Zimbabwe" Lưu trữ 2009-09-03 tại Wayback Machine, UNICEF, ngày 20 tháng 6 năm 2005
  36. ^ Coalition on Homelessness and Housing in Ohio (ngày 17 tháng 9 năm 2006). Homelessness: The Causes and Facts Lưu trữ 2006-06-18 tại Wayback Machine. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2006.
  37. ^ For example, cf. "News Release: Personal Income for Metropolitan Areas, 2006" Lưu trữ 2009-08-26 tại Wayback Machine, Bureau of Economic Analysis.
  38. ^ Michael E. Arth, "A National Solution to Homelessness That Begins Here", Orlando Sentinel, ngày 20 tháng 1 năm 2007
  39. ^ Tom Leonard, "Daytona may give vagrants their own resort." Telegraph.co.uk, ngày 24 tháng 1 năm 2007 link to article
  40. ^ Etan Horowitz, "Developer defends homeless-village concept", Orlando Sentinel, ngày 27 tháng 1 năm 2007
  41. ^ Rebbecca Mahoney, "Homeless village or leper colony?" Orlando Sentinel, ngày 20 tháng 1 năm 2007
  42. ^ Fantz, Ashley, "Teen 'sport killings' of homeless on the rise", CNN, ngày 20 tháng 2 năm 2007.
  43. ^ Lewan, Todd, 8 tháng 4 năm 2007-homelessattacks_N.htm "Unprovoked Beatings of Homeless Soaring", Associated Press, ngày 8 tháng 4 năm 2007.
  44. ^ National Coalition for the Homeless, Hate, "Violence, and Death on Main Street USA: A report on Hate Crimes and Violence Against People Experiencing Homelessness, 2008" Lưu trữ 2009-08-22 tại Wayback Machine, August 2009.
  45. ^ Schoeni, Robert F & Koegel, Paul, 1998. "Economic Resources of the Homeless: Evidence from Los Angeles," Contemporary Economic Policy, Oxford University Press, vol. 16(3), pages 295-308, July.
  46. ^ "Web-Entrepreneur Banks of Bum-Vertising: Homeless Advocates Say He's Exploiting the Poor." ABC News Original Report. [13]—accessed ngày 30 tháng 8 năm 2005.
  47. ^ Rowe, Claudia, "Bumvertising" stirs debate: Idea by young entrepreneur draws worldwide attention -- both positive and negative, Seattle Post-Intelligencer, Tuesday, ngày 13 tháng 9 năm 2005
  48. ^ Graves, Florence; Sayfan, Hadar, "First things first: 'Housing first,' a radical new approach to ending chronic homelessness, is gaining ground in Boston", Boston Globe, Sunday, ngày 24 tháng 6 năm 2007.
  49. ^ Roncarati, Jill, "Homeless, housed, and homeless again" Lưu trữ 2008-12-30 tại Wayback Machine, Journal of the American Academy of Physician's Assistants, June 2008.
  50. ^ Community Partnership for Homeless - webpage
  51. ^ St. Martin, Greg, "Seeking help for homeless on Common: Program hopes to offer housing" Lưu trữ 2007-11-04 tại Wayback Machine, Boston Metro newspaper, Monday, ngày 17 tháng 9 năm 2007.
  52. ^ "Blanco heads list for (2006) Hall of Fame induction". The Piney Woods Journal. Dodson, Louisiana: James Ronald Skains. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2009.
  53. ^ Kleinig, John, "Policing the Homeless: an ethical dilemma"[liên kết hỏng], Journal of Social Distress and the Homeless, Volume 2, Number 4, October 1993.
  54. ^ Brandt, David E., "Social Distress and the police"[liên kết hỏng], Journal of Social Distress and the Homeless, v.2, n.4, October 1993.
  55. ^ Paul Sims (ngày 11 tháng 9 năm 2007). “The couple who stopped off at a Travelodge - and stayed 22 years”. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2008.
  56. ^ Justin McCurry (ngày 28 tháng 9 năm 2007). “Tokyo dreaming”. The Guardian.
  57. ^ O'Neill, Susan, "Homeless advocates urge council to remember 'couch surfers'", Inside Toronto, Canada, ngày 7 tháng 7 năm 2006
  58. ^ Morton, Margaret, "The Tunnel: The Underground Homeless of New York City (Architecture of Despair)", Yale University Press, 1995. ISBN 0-300-06559-0
  59. ^ Toth, Jennifer, "The Mole People: Life in the Tunnels Beneath New York City", Chicago Review Press, ngày 1 tháng 10 năm 1995. ISBN 1-55652-190-1
  60. ^ Aday, Lu Ann [14] Lưu trữ 2007-09-27 tại Wayback Machine, "Health status of vulnerable populations", Annual Review of Public Health, 1994;15:487-509. [15]
  61. ^ “Bibliography on Healthcare for the Homeless”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2009.
  62. ^ United States Department of Health and Human Services, "Healthcare for the Homeless". [16] Lưu trữ 2006-07-15 tại Wayback Machine
  63. ^ Ferguson, M., "Shelter for the Homeless", American Journal of Nursing, 1989, pp.1061-2.
  64. ^ Lenehan, G., McInnis, B., O'Donnell, and M. Hennessey, "A Nurses' Clinic for the Homeless", American Journal of Nursing, 1985, pp.1237-40.
  65. ^ Martin-Ashley, J., "In Celebration of Thirty Years of Caring: Pine Street Inn Nurses Clinic", Unpublished.
  66. ^ Homeless Health Concerns - National Library of Medicine
  67. ^ Wood, David, (editor), "Delivering Health Care to Homeless Persons: The Diagnosis and Management of Medical and Mental Health Conditions", Springer Publishing Company, March 1992, ISBN 0-8261-7780-8
  68. ^ Lee, Tony, "City launches homeless healthcare facility" Lưu trữ 2016-01-25 tại Wayback Machine, Boston Metro, ngày 29 tháng 5 năm 2008.
  69. ^ Zezima, Katie, "In Boston, House Calls for the Homeless", The New York Times, ngày 10 tháng 11 năm 2008
  70. ^ Gelberg, Lillian; Gallagher, Teresa C.; Andersen, Ronald M.; and Koegel, Paul, "Competing Priorities as a Barrier to Medical Care among Homeless Adults in Los Angeles", American Journal of Public Health, February 1997, Vol. 87, No. 2
  71. ^ “Basics of Homelessness”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2009.
  72. ^ "Homeless people's access to appropriate treatment and care is hindered dramatically by a lack of health insurance coverage". Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2009.
  73. ^ National Law Center on Homelessness and Poverty, "Photo Identification Barriers Faced by Homeless Persons" Lưu trữ 2009-08-22 tại Wayback Machine.
  74. ^ "No Angels Here: The Closing of the Pine Street Inn Nurses Clinic, 1972–2003"PDF, by Grace Elizabeth Moore, Harvard Divinity School, Center for the Study of World Religions
  75. ^ Beth Haysom (tháng 12 năm 2007). “Caring for the footweary homeless”. The Ring: The University of Victoria's community newspaper. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2009. Many of the homeless suffer from "street feet," which, Bell explains, are really sore feet, blistered and damaged from walking around all day with no means to change socks and shoes or care for their feet.
  76. ^ An oral health survey of homeless people in Hong Kong (2005) - University of Hong Kong Libraries, Digital Initiatives, Community Health Projects [17]
  77. ^ O'Connell, James, J, M.D., editor, et al. "The Health Care of Homeless Persons: a Manual of Communicable Diseases & Common Problems in Shelters & On the Streets", Boston Health Care for the Homeless Program, 2004. [18] Lưu trữ 2009-08-29 tại Wayback Machine
  78. ^ Collet Marc, Menahem, Georges, Picard, Hervé, "Why patients attending free health centres seek care: Precalog Survey 1999-2000", Health Economics Letter, Issues in health economics, IRDES (Institute for Research and Information in Health Economics), Paris, France. n° 113- October 2006
  79. ^ Barrow, S.M. et al., "Mortality among homeless shelter residents in New York City", Am J Public Health. 1999 Apr;89(4):529-34.
  80. ^ O'Connell, James J., M.D. [editor], The Health Care of Homeless Persons Lưu trữ 2009-08-29 tại Wayback Machine, Boston Health Care for the Homeless & the National Health Care for the Homeless Council, 2004
  81. ^ Jean Yawkey Place Lưu trữ 2009-08-09 tại Wayback Machine - Boston Health Care for the Homeless
  82. ^ Cromer, Janet M., R.N., "Moving with Boston Health Care for the Homeless Program: The new home for BHCHP's Barbara McInnis House is a place of healing, trust, and hope", On Call magazine, ngày 7 tháng 8 năm 2008
  83. ^ Roman, Nan, "Tracking the Homeless: An Overview of HMIS", ShelterForce Magazine, Issue #132, November/December 2003, National Housing Institute.
  84. ^ “HUD information on HMIS”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2009.
  85. ^ Perl, Libby, "The Home Management Information System", Congressional Research Service, CRS Report RS22328, November 2005.
  86. ^ EPIC page on HMIS privacy
  87. ^ a b c d U.S. Department of Housing and Urban Development, "HUD Reports Drop in the Number of Chronically Homeless Persons: More resources and better reporting contribute to annual declines" Lưu trữ 2008-08-06 tại Wayback Machine, 2007 data
  88. ^ Hewitt, Christopher, "Estimating the Number of Homeless: Media Misrepresentation of an Urban Problem"[liên kết hỏng], Journal of Urban Affairs, Wiley InterScience publishing, Volume 18 Issue 4, Pages 431 - 447, ngày 28 tháng 6 năm 2008
  89. ^ Freeman, Richard B. and Brian Hall. "Permanent Homelessness in America?", Population Research and Policy Review, Vol. 6, (1987), pp. 3-27.
  90. ^ a b "Los Angeles County Homelessness Fact Sheet #1 Number of Homeless People Nightly" (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2009.
  91. ^ Emergency Shelter Commission, City of Boston Lưu trữ 2009-11-17 tại Wayback Machine - see annual census reports
  92. ^ “Annual Homeless Census. City of Boston”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2009.
  93. ^ "The Greater Los Angeles Homeless Count". Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2009.
  94. ^ Capdevila, Gustavo, "Human Rights: More Than 100 Million Homeless Worldwide" Lưu trữ 2009-04-22 tại Wayback Machine, IPS, Geneva.
  95. ^ Government of Canada, "National Homelessness Initiative: Working Together"
  96. ^ Australian Bureau of Statistics, "Housing Arrangements: Homelessness", 2004. [19]
  97. ^ Liên minh Quốc gia vì Người vô gia cư, Fact Sheet on "Who is Homeless", August 2007.
  98. ^ "In pictures: Japan's homeless", BBC News.
  99. ^ Ezawa, Aya, "Japan's New Homeless"[liên kết hỏng], Journal of Social Distress and the Homeless, Springer Netherlands, Volume 11, Number 4, October, 2002, pp. 279-291
  100. ^ “Asia: The Big Issue Japan”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2009.
  101. ^ Zarocostas, John, "Homelessness increasing all over the world", The Washington Times, ngày 11 tháng 4 năm 2005
  102. ^ Capdevila, Gustavo, "Human Rights: More Than 100 Million Homeless Worldwide" Lưu trữ 2009-04-22 tại Wayback Machine, IPS (Inter Press Service), ngày 30 tháng 3 năm 2005.
  103. ^ The Urban Poverty Group, "Urban Poverty Group submission to the Commission for Africa" Lưu trữ 2009-03-04 tại Wayback Machine, Homeless International, December 2004
  104. ^ UN-HABITAT, "The Challenge of Slums – UN-HABITAT’s new Global Report on Human Settlements" Lưu trữ 2008-12-21 tại Wayback Machine, ngày 10 tháng 1 năm 2003.
  105. ^ YXC Project, UNEP/UNESCO, "Homeless: Developing Countries" Lưu trữ 2010-03-04 tại Wayback Machine. "Homelessness has also become a problem in the cities of China, Thailand, Indonesia, and the Philippines despite their growing prosperity, mainly due to migrant workers who have trouble finding permanent homes and to rising income inequality between social classes."
  106. ^ Osborn, Andrew, "Russia's youth faces worst crisis of homelessness and substance misuse since second world war", British Medical Journal, 2005;330:1348 (11 June)
  107. ^ United Nations, "United Nations: Global Report on Human Settlements"
  108. ^ United Nations, UN-HABITAT, "State of the World’s Cities Report 2008/2009" Lưu trữ 2008-10-26 tại Wayback Machine, 2008. ISBN 978-92-1-132010-7
  109. ^ United Nations, "UN-HABITAT unveils State of the World’s Cities report" Lưu trữ 2008-10-26 tại Wayback Machine, ngày 23 tháng 10 năm 2008, London

Sách[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Các nguồn tài nguyên[sửa | sửa mã nguồn]