Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Protein thủy phân”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dịch bài từ wikipedia tiếng Anh
Thẻ: Người dùng thiếu kinh nghiệm thêm nội dung lớn
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 12:49, ngày 26 tháng 1 năm 2022


Protein thuỷ phân là một dung dịch được tạo ra bằng cách thuỷ phân một protein thành các axit amin và chuỗi peptide thành phần của nó. Có nhiều cách để tạo dung dịch này, cách phổ biến nhất vẫn là đun thật lâu với acid hydrochloric (HCl).[1] Đôi khi cũng sẽ dùng enzyme thủy phân như protease tuyến tụy để xúc tác phản ứng thuỷ phân tự nhiên.

Cách dùng

Thuỷ phân protein là một cách hữu dụng để tinh chế axit amin.[1] Một số ví dụ là cystine từ thuỷ phân tóc,[2] tryptophane từ casein,[3] histidine từ tế bào hồng cầu,[4]arginine từ gelatin[5]

Một số sản phẩm thuỷ phân phổ biến là protein rau củ thuỷ phân và chiết xuất nấm men, hai thứ này được dùng để làm hương liệu (chất điều vị) bởi vì phản ứng thuỷ phân protein tạo ra acid glutamic tự do. Một số bột protein thịt bò thuỷ phân được sử dụng cho các chế độ ăn đặc biệt. [6]

Thuỷ phân protein có thể được sử dụng để làm thay đổi hoạt tính gây dị ứng trong sữa công thức. Việc chia nhỏ protein như vậy có thể được sử dụng để tạo sữa công thức phù hợp với trẻ em bị dị ứng sữa. Vào năm 2017, FDA Hoa Kì đã chấp thuận một nhãn mác cho cách dùng này của protein thuỷ phân không hoàn toàn,[7] nhưng một phân tích tổng hợp vào cùng năm đã chỉ ra sự thiếu bằng chứng cho cách dùng này.[8]

Protein thuỷ phân cũng có thể được dùng trong một số thức ăn cho thú cưng, đặc biệt là thức ăn cho chó bị dị ứng một số loại protein trong thức ăn cho chó thông thường. Protein trong thức ăn sẽ được phân huỷ thành các chuỗi peptide giúp làm giảm khả năng xảy ra phản ứng dị ứng. Chế độ ăn gồm protein thuỷ phân cũng được khuyến nghị cho mèo bị dị ứng thức ăn hoặc vấn đề tiêu hoá.[9]

Xem thêm

References

  1. ^ a b Drauz, Karlheinz; Grayson, Ian; Kleemann, Axel; Krimmer, Hans-Peter; Leuchtenberger, Wolfgang; Weckbecker, Christoph (2005), “Amino Acids”, Bách khoa toàn thư Ullmann về Hóa chất công nghiệp, Weinheim: Wiley-VCH, doi:10.1002/14356007.a02_057.pub2
  2. ^ Gortner, R. A.; Hoffman, W. F. (1925). “l-Cystine”. Organic Syntheses. 5: 39. doi:10.15227/orgsyn.005.0039.
  3. ^ Cox, G.J.; King, H. (1930). “L-Tryptophane”. Org. Synth. 10: 100. doi:10.15227/orgsyn.010.0100.
  4. ^ Foster, G. L.; Shemin, D. (1938). “L-Histidine Monohydrochloride”. Organic Syntheses. 18: 43. doi:10.15227/orgsyn.018.0043.
  5. ^ Brand, E.; Sandberg, M. (1932). “d-Arginine Hydrochloride”. Org. Synth. 12: 4. doi:10.15227/orgsyn.012.0004.
  6. ^ Sharp, Matthew; Shields, Kevin; Lowery, Ryan; Lane, Jason; Partl, Jeremy; Holmer, Chase; Minevich, Julie; Souza, Eduardo De; Wilson, Jacob (21 tháng 9 năm 2015). “The effects of beef protein isolate and whey protein isolate supplementation on lean mass and strength in resistance trained individuals - a double blind, placebo controlled study”. Journal of the International Society of Sports Nutrition. 12 (Suppl 1): P11. doi:10.1186/1550-2783-12-S1-P11. PMC 4595383.
  7. ^ Labeling of Infant Formula: Guidance for Industry U.S. Food and Drug Administration (2016) Accessed 11 December 2017.
  8. ^ Boyle RJ, Ierodiakonou D, Khan T, Chivinge J, Robinson Z, Geoghegan N, Jarrold K, Afxentiou T, Reeves T, Cunha S, Trivella M, Garcia-Larsen V, Leonardi-Bee J (tháng 3 năm 2016). “Hydrolysed formula and risk of allergic or autoimmune disease: systematic review and meta-analysis”. BMJ. 352: i974. doi:10.1136/bmj.i974. PMC 4783517. PMID 26956579.
  9. ^ Cave, Nicholas J. (tháng 11 năm 2006). “Hydrolyzed Protein Diets for Dogs and Cats”. Veterinary Clinics of North America: Small Animal Practice. 36 (6): 1251–1268. doi:10.1016/j.cvsm.2006.08.008. PMID 17085233.