Âm Lệ Hoa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quang Liệt Âm Hoàng hậu
光烈陰皇后
Hán Quang Vũ Đế Hoàng hậu
Hoàng hậu nhà Hán
Tại vị41 - 57
Tiền nhiệmPhế hậu Quách thị
Kế nhiệmMinh Đức Mã hoàng hậu
Hoàng thái hậu nhà Hán
Tại vị57 - 64
Tiền nhiệmHiếu Bình Vương Thái hậu
Kế nhiệmMinh Đức Mã Thái hậu
Thông tin chung
Sinh5
Tân Dã, Nam Dương
Mất1 tháng 3, 64 (58–59 tuổi)
Lạc Dương
An táng8 tháng 2, năm 64
Nguyên lăng (原陵)
Phu quânHán Quang Vũ Đế
Lưu Tú
Hậu duệ
Tên đầy đủ
Âm Lệ Hoa
(陰麗華)
Thụy hiệu
Quang Liệt hoàng hậu
(光烈皇后)
Thân phụÂm Lục
Thân mẫuĐặng phu nhân

Âm Lệ Hoa (Phồn thể: 陰麗華; giản thể: 阴丽华; 5 - 1 tháng 3, 64), còn gọi là Quang Liệt Âm hoàng hậu (光烈陰皇后), nguyên phối nhưng là Hoàng hậu thứ hai của Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú. Bà kết hôn với Lưu Tú trước cả Quách Thánh Thông, Hoàng hậu đầu tiên của ông.

Bà nổi tiếng với giai thoại là hồng nhan tri kỉ của Quang Vũ Đế Lưu Tú, với câu nói nổi tiếng lưu danh thiên cổ:「"Nếu được làm quan, ta muốn trở thành Chấp kim ngô; nếu ta thành thân, ta muốn lấy Âm Lệ Hoa"」. Thụy hiệu của bà khởi đầu cho một xu hướng trong thời gian còn lại của triều Đông Hán và tiếp đến tận thời nhà Tùy, đó là thụy hiệu của một Hoàng hậu không phải đặt hoàn toàn theo thụy hiệu của phu quân họ như thời Tây Hán, mà đặt một phần theo thụy hiệu của phu quân và thêm một chữ mang tính diễn tả[1][2].

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Quang Liệt hoàng hậu Âm Lệ Hoa sinh năm Nguyên Trị thứ 5 (5) thời Hán Bình Đế, quê quán tại huyện Tân Dã, quận Nam Dương (gần tương ứng với Nam Dương, Hà Nam ngày nay). Theo Hậu Hán thư, nhà họ Âm có nguồn gốc từ hạ khanh Quản Trọng trứ danh của nước Tề trong thời Xuân Thu. Đến đời thứ 7 là Quản Tu (管修), gia đình từ nước Tề sang cư ngụ nước Sở, được phong làm Âm đại phu (陰大夫), từ đấy lấy "Âm" làm họ. Vào thời đầu nhà Hán, nhà họ Âm mới chuyển đến Tân Dã, là một danh gia vọng tộc lâu đời, được ban chức Bang quân (邦君) như đối với một chư hầu vương, cho thấy vị thế rất lớn của nhà họ Âm tại địa phương[3][4]. Dẫu vậy, nhà họ Âm suốt các đời Tần và Tây Hán cũng không có ai ra làm quan, nên ảnh hưởng chính tri của họ Âm khi đó là không có, chỉ có phú quý vinh hiển tại quê nhà mà thôi.

Cha của Âm Lệ Hoa là Âm Lục (陰陸), mẹ của bà là Đặng phu nhân (鄧夫人)[5], cũng là dòng họ quyền thế ở Nam Dương. Bà có ít nhất bốn người anh em: Âm Hưng (陰興), Âm Tựu (陰就), Âm Thức (陰識) và Âm Hân (陰訢), trong đó Âm Hưng và Âm Hân là bào đệ đồng mẫu với bà, còn Âm Thức do vị phu nhân trước của cha bà sinh ra. Gia đình bà có mối giao hảo rất tốt với dòng họ Đặng của Đặng Vũ, về sau cũng là gia thần có công của chồng bà Lưu Tú. Chị của bà Âm thị là vợ Đặng Nhượng[6], còn mẹ bà Đặng phu nhân xuất thân trong gia tộc họ Đặng. Hòa Hi hoàng hậu Đặng Tuy, vợ của cháu cố bà là Hán Hòa Đế có mẹ là Âm thị, là con gái của đường đệ của Âm Lệ Hoa.

Cùng quê với Âm Lệ Hoa là Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú, mất cha khi 9 tuổi, được bá phụ Lưu Lương nuôi dưỡng. Tuổi trẻ, Lưu Tú hay chăm việc đồng áng, anh cả Lưu Diễn thường giễu cợt ông chỉ chăm chăm cày ruộng. Đời Thiên Mệnh của nhà Tân, Lưu Tú đến Trường An du học[7]. Khi họ còn trẻ, Lưu Tú đã say mê, thán phục trước sắc đẹp, tài năng và nhân phẩm của bà và có tình cảm đặc biệt sâu nặng với bà. Theo Hậu Hán thư, khi Lưu Tú viếng thăm kinh thành Trường An, ông đã trở nên ấn tượng với chấp kim ngô (執金吾, quan viên lãnh đạo cấm quân bảo vệ kinh thành và cung thành), lập lời thề rằng:

「仕宦當作執金吾,娶妻當得陰麗華」.
"Nếu được làm quan, ta muốn trở thành Chấp kim ngô; nếu ta thành thân, ta muốn lấy Âm Lệ Hoa";

Năm Canh Thủy nguyên niên (23), tháng 6, anh trai cả của Lưu Tú là Lưu Diễn bị Hán Canh Thủy Đế giết chết[8]. Cũng trong tháng đó, Âm Lệ Hoa kết hôn với Lưu Tú. Lúc này, Lưu Tú đã 28 tuổi, còn Âm Lệ Hoa được 19 tuổi[9][10]. Tháng 9, Lưu Tú được Canh Thủy Đế phái đến khu vực phía bắc Hoàng Hà, Âm Lệ Hoa trở về nhà cũ[11][12][13].

Trở thành Quý nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Canh Thủy thứ 2 (24), để củng cố lực lượng quân đội trong chiến dịch tiêu diệt Vương Lang, Lưu Tú đã kết hôn với Quách Thánh Thông, chất nữ của quân phiệt Chân Định vương Lưu Dương (劉楊), sử sách gọi việc này là "Lưu Tú lấy vợ mượn quân". Quách Thánh Thông đã hạ sinh con trai trưởng cho Lưu Tú tên là Lưu Cương.

Năm Canh Thủy thứ 3 (25), tháng 6, Lưu Tú đã rời bỏ Canh Thủy Đế, tự tuyên bố mình là Hoàng đế triều Hán, cải nguyên Kiến Vũ, tức Hán Quang Vũ Đế[14]. Cuối năm đó, khi chiếm được Lạc Dương làm kinh đô, Lưu Tú đã cử các thuộc hạ 300 người đến hộ tống Âm Lệ Hoa đến kinh thành, phong làm Quý nhân[15]. Quách Thánh Thông khi đó cũng được phong làm Quý nhân, ngang phẩm bậc với Âm Lệ Hoa[16] nhưng Quang Vũ Đế vẫn cố ý phong cho Âm Thức, huynh trưởng của Âm Lệ Hoa làm "Âm Hương hầu" (陰鄉侯), để địa vị của họ Âm cao hơn họ Quách[17].

Năm Kiến Vũ thứ 2 (26), Quang Vũ Đế chuẩn bị sách lập Hoàng hậu. Âm Lệ Hoa là nguyên phối thể tử, được Quang Vũ Đế sủng ái hơn cả, bản thân Quang Vũ Đế tán dương bà là "Nhã tính khoan nhân, có đức độ mẫu nghi", xứng với Hậu vị[18][19], thế nhưng khi đó Âm quý nhân chưa sinh cho Quang Vũ Đế người con nào nên đã khước từ vị trí Hoàng hậu và ủng lập Quách quý nhân[20][21]. Trước tình thế đó, Quang Vũ Đế lập Quách Thánh Thông làm Hoàng hậu, và lập con trai cả Lưu Cương làm Hoàng thái tử. Cũng trong năm này, Chân Định vương Lưu Dương dường như bất bình trước sự trì hoãn lập Hậu của Quang Vũ Đế, quyết định nổi loạn, sau đó bị giết. Theo lẽ thường, Quách hoàng hậu và gia tộc họ Quách sẽ bị liên lụy, thế nhưng khi này nhà Đông Hán chưa ổn định, Quang Vũ Đế không thể tùy tiện ra quyết định tận diệt nên vẫn hết sức thiện đãi Quách hậu[22][23].

Năm Kiến Vũ thứ 4 (28), tháng 5, ngày Giáp Thân, Âm quý nhân hạ sinh hoàng tử đầu tiên của mình là Lưu Dương tại huyện Nguyên Thị[24][25]. Đây là một lần sinh nở khó hiểu, vì Âm Lệ Hoa khi đó đã mang thai, thế mà Quang Vũ Đế vẫn kiên quyết đem bà đi theo hành quân, lại ở huyện thôn hẻo lánh hạ sinh Hoàng tử. Khi Lưu Dương vừa sinh, Quang Vũ Đế vui lắm, đánh giá ngũ quan sáng ngời như Đế Nghiêu thời thượng cổ, lại lấy biểu tượng màu đỏ của ánh dương đặt tên Hoàng tử là "Dương", biểu thị sự xem trọng và yêu thích của ông đối với người con này[26][27]. Sau khi sinh Lưu Dương, Âm Lệ Hoa ngày càng đắc sủng[28], liên tiếp hoài thai và sinh thêm 4 người con khác là Đông Bình Hiến vương Lưu Thương, Quảng Lăng Tư vương Lưu Kinh, Lâm Hoài Hoài công Lưu Hành và Lang Tà Hiếu vương Lưu Kinh[29].

Năm Kiến Vũ thứ 9 (33), Đặng phu nhân và Âm Hân bị đạo phỉ sát hại. Quang Vũ Đế đã rất thương tiếc họ, phong tước hầu cho Âm Tựu và cố gắng phong tước hầu cho Âm Hưng, song Âm Hưng khiêm tốn từ chối, còn bảo Âm quý nhân phải luôn khiêm nhường, không được tìm kiếm danh vọng cho người thân của bà[30]. Để an ủi Âm Lệ Hoa, Quang Vũ Đế nói Đại tư không hạ chiếu thư rằng:

Âm quý nhân là phi tần, gia quyến bị giết, Hoàng đế viết chiếu thư an ủi cũng xem như hợp tình hợp lý. Tuy nhiên, trong chiếu thư lại trực tiếp nói Âm Lệ Hoa có khí độ mẫu nghi, việc Quách Thánh Thông được lập được khẳng định là do "Âm thị cố ý nhường lại", điều này không chỉ thể hiện tâm niệm luôn muốn lập Âm Lệ Hoa làm Hậu của Quang Vũ Đế, mà còn là cú bạt tai giáng thẳng vào ngôi vị Hoàng hậu của Quách thị. Văn học gia Hồng Mại (洪迈) thời Nam Tống ghi lại chuyện này trong "Dung trai tùy bút", đã đánh giá rằng từ khi Hán Quang Vũ Đế hạ đạo sắc chỉ này, Quách hậu đã vĩnh viễn không còn yên ổn trên Hậu vị được nữa[32].

Hơn nữa, lúc bấy giờ thiên hạ chưa ổn định, rất nhiều công thần còn không có đất phong (vào thời điểm Quang Vũ Đế đại phong là năm Kiến Vũ thứ 13), thế mà Hoàng đế lại lấy lý do Âm thị từ chối Hậu vị mà phong tước Hầu cho anh em trai của bà. Theo luật nhà Hán, chỉ có gia tộc Hoàng hậu mới được phong Liệt hầu, hơn nữa không thể phong nhiều, ví dụ Hiếu Nguyên hậu Vương Chính Quân khi còn là Thái hậu, phong Liệt hầu hơn 5 người đã nhận sự phản đối gay gắt[33]. Âm Lệ Hoa khi này chỉ là Quý nhân, Quang Vũ Đế lại truy phong cha và tấn phong cho anh em tước Liệt hầu, trong khi vô số tướng sĩ lập đại công còn phải chờ định đoạt ân phong, có thể nói đây là một đại ân sủng, vô tiền khoáng hậu trong lịch sử trước nay.

Năm Kiến Vũ thứ 13 (37), Lưu Dương được 10 tuổi, Quang Vũ Đế khen ngợi gọi là Ngô Quý Tử (吴季子), điều này càng làm triều đình chấn động. Ngô Quý Tử, còn gọi Ngô Quý Trát, là con trai thứ tư của Ngô vương Ngô Thọ Mộng, vốn không có tư cách kế thừa Vương vị, nhưng Thọ Mộng lại hi vọng lập đứa con này làm Trữ, nên con cả của Thọ Mộng là Ngô Chư Phàn quyết liệt nhường quyền kế vị cho Quý Tử, mặc dù Quý Tử kiên quyết từ chối[34]. Nhìn đây có thể suy ra, Quang Vũ Đế thực sự mong Lưu Dương kế vị, nhưng lại sợ gia tộc họ Âm sẽ là điều liên lụy Lưu Dương, khiến Lưu Dương không thể kế vị. Thế nhưng, Lưu Dương khi nghe xong lại nói:"Ngu dốt vô cùng!", cho thấy thái độ không chịu nhường ai của Lưu Dương[35].

Nhập chủ Trung cung[sửa | sửa mã nguồn]

Khoảng từ năm Kiến Vũ thứ 9 (33), Quách hậu được ghi nhận hoàn toàn thất sủng[36]. Có vị Thượng thư lệnh là Thân Đồ Cương (申屠刚) nhiều lần dâng sớ xin Quang Vũ Đế để Hoàng thái tử Lưu Cương đến Đông Cung tiếp thu trách nhiệm cùng sự dạy bảo, thì liền bị Quang Vũ Đế trách cứ, biếm truất đi chức vị[37].

Vào năm Kiến Vũ thứ 13 (37), đất Thục được bình định, Quang Vũ Đế đại phong công thần ngoại thích, nhưng trong đó không có ngoại thích họ Quách của Hoàng hậu. Em trai Quách hoàng hậu là Quách Huống mãi đến năm Kiến Vũ thứ 14 (38) mới thăng nhậm "Thành môn Giáo úy" (城门校尉). Năm Kiến Vũ thứ 15, ngoại thích họ Âm cùng họ Phàn (thân tộc của mẹ Quang Vũ Đế là Phàn Nhàn Đô) được sắc chỉ ân phong, lại tiếp tục gạt họ Quách ra một bên. Quang Vũ Đế phong con trưởng của Âm quý nhân là Lưu Dương làm Đông Hải công (东海公), nước Đông Hải gồm 23 huyện, là chư hầu quốc lớn nhất trong số các phiên quốc của chúng hoàng tử[38][39]. Trước sự kiện Quách hậu thất sủng, dòng họ Quách thị cũng bị gạt sang một bên một cách trắng trợn, luôn bị xếp sau ngoại thích họ Âm, khiến cho Quách hậu vô cùng bất mãn.

Năm Kiến Vũ thứ 17 (41), Quang Vũ Đế Lưu Tú lấy lý do: 「Hoài thế oán đỗi, sổ vi giáo lệnh, bất năng phủ tuần tha tử, huấn trường dị thất; 懷勢怨懟,數違教令,不能撫循他子,訓長異室」, ra chỉ phế truất Quách hậu và lập Âm quý nhân làm Hoàng hậu thay thế.

Thay vì bị giam vào lãnh cung như các Hoàng hậu bị phế truất khác, Quang Vũ Đế đã lập con trai Lưu Phụ của Quách Thánh Thông làm Trung Sơn vương, do đó Quách hậu trở thành Trung Sơn Vương thái hậu. Quang Vũ Đế cũng phong em trai của Quách Thánh Thông là Quách Huống (郭況) một chức quan quan trọng và đã ban cho Quách Huống rất nhiều của cải. Không nỡ lòng nào phế truất cả mẹ lẫn con, Quang Vũ Đế ban đầu vẫn để Lưu Cương làm Hoàng thái tử. Tuy nhiên, Thái tử Lưu Cương nhận thấy địa vị của mình không vững, vì mẹ Lưu Cuơng bị phế, ông từ vị trí "Đích trưởng tử" bây giờ thành "Thứ trưởng tử", danh không chính ngôn không thuận, nên đã nghe thầy học Chất Uẩn (郅恽) khuyên can, nhiều lần chủ động xin Quang Vũ Đế cho từ bỏ ngôi vị[40][41]. Từ đây, Đông Hải vương Lưu Dương lấy thân phận Đích trưởng tử ở trong triều đình tham gia chính sự.

Năm Kiến Vũ thứ 19 (43), mùa xuân, Đông Hải vương Lưu Dương bình định Thiền vu Đan Thần (单臣), công lao hiển hách[42]. Tháng 6 năm đó, Quang Vũ Đế chấp thuận và phong cho Đông Hải vương Lưu Dương làm Hoàng thái tử thay thế. Ông cũng đổi tên húy của tân hoàng thái tử thành Trang (莊)[43]. Sau khi Lưu Trang trở thành Thái tử, lập tức vào Đông Cung tức vị[44], Quang Vũ Đế dùng hơn 10 vạn tiền mời danh Nho là Hoài Vinh (桓荣) làm "Đông cung Giáo thụ", phù trợ Thái tử[45]. Trước đây Lưu Cương làm Thái tử, Quang Vũ Đế vẫn không để Lưu Cương tức vị Đông Cung, nên nghi chế và quan viên cần thiết vẫn chưa được thiết lập, từ khi Lưu Trang trở thành Thái tử, Quang Vũ Đế mới quyết định quy chế triều nghi, cách thức Thái tử ngự triều ra sao, cũng từ đây mới được ghi chép rõ ràng[46]. Theo lệ, ngoại trừ Hoàng thái tử thì các hoàng tử sau khi được phong địa thì phải lập tức đến vùng đất phong để nhậm chức, thế nhưng mặc dù các con trai của Quách thái hậu và cả Sở vương Lưu Anh, con trai Hứa mỹ nhân đều đã đến phiên quốc, các con trai khác của Âm hậu vẫn được đặc cách giữ lại Lạc Dương[47].

Từ khi trở thành Kế hậu, Âm Lệ Hoa không còn được đề cập thường xuyên trong sử sách, đây là dấu hiệu cho thấy bà đã không cố gắng gây sức ảnh hưởng dưới cuơng vị Hoàng hậu. Tuy nhiên, ba em trai của bà đều trở thành các quan viên và Hầu tước quyền lực, mặc dù họ thường có các vị trí cấp thấp và không cố gắng giành chức vụ cao hơn cho mình.

Sau khi Âm hoàng hậu tại vị, huynh trưởng của bà là Âm Thức được tấn phong làm "Nguyên Lộc hầu" (原鹿侯), kiêm thêm "Chấp kim ngô" (执金吾) rồi "Phụ đạo Đông cung" (辅导东宫), mỗi khi Quang Vũ Đế đi tuần các quận quốc, Âm Thức đảm nhận vị trí trấn thủ kinh sư[48]. Em trai Âm hậu là Âm Hưng, từng đảm nhiệm "Hoàng môn Thị lang" (黄门侍郎), lãnh đạo đội Thân vệ của Quang Vũ Đế, sau sự kiện Đặng phu nhân và Âm Hân bị giết, Âm Hưng cố gắng từ chối đặc ân phong Liệt hầu của Quang Vũ Đế. Sau khi Lưu Trang được lập Thái tử, Âm Hưng được thăng làm "Vệ úy" (卫尉), dự trong hàng Cửu Khang, cũng lãnh vai trò Phụ đạo cho Thái tử[49]. Khi này, người được Âm Thức hay Âm Hưng tiến cử đều được bổ nhiệm chức vị rất cao[50][51], ngoài ra còn lần lượt giữ những chức vị chưởng quản Cấm vệ quân của nhà Hán, trong lịch sử Tây Hán thì chỉ khi Hoàng hậu tấn vị Thái hậu, ngoại thích mới có thể lên vị trí này, chưa kể lại vô cùng hiếm thấy. Trường hợp này đã diễn ra ở thời Vương Mãng, tuy vô cùng nhạy cảm nhưng Quang Vũ Đế không những không kiêng kỵ mà còn rất an tâm để họ Âm hưởng thụ đặc ân, cho thấy mức độ tin cậy của Quang Vũ Đế đối với Âm gia vô cùng lớn.

Hoàng thái hậu tôn quý[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Kiến Vũ trung nguyên thứ 2 (57), Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú băng hà. Thái tử Lưu Trang kế vị, tức Hán Minh Đế. Âm Hoàng hậu được tôn Hoàng thái hậu.

Khác với các Thái hậu nhà Tây Hán, Âm thị có ảnh hưởng ở mức trung bình đối với con trai bà, và bà cũng không không can dự nhiều vào chính sự. Lúc đó, nhà họ Âm, họ Phàn, họ Quách và Mã thị được xưng là Tứ tính Tiểu hầu (四姓小侯)[52].

Năm Vĩnh Bình thứ 2 (59), một tai họa đã giáng xuống gia đình của Âm thái hậu. Con gái của Quang Vũ Đế Lưu Tú là Lâm Ấp công chúa Lưu Thụ (劉綬) hạ giá lấy Âm Phong (陰豐) - con trai của Âm Tựu, em trai Hoàng thái hậu. Công chúa Lưu Thụ bản tính kiêu ngạo và hay đố kỵ, trong một lần Âm Phong giận dữ đã giết chết Công chúa, xong bị xử tử. Âm Tựu và phu nhân sau đó tự vẫn[53].

Năm Vĩnh Bình thứ 3 (60), trước sự tán thành của Âm thái hậu, Hán Minh Đế lập con gái của Mã ViệnMã quý nhân làm Hoàng hậu[54]. Mã hậu bản tính nhu mì, không ganh ghét, giống với Thái hậu khi còn trẻ nên được Thái hậu rất đỗi yêu quý. Cũng vào năm đó, Minh Đế và Âm thái hậu thực hiện một chuyến thăm hiếm hoi đến quê nhà ở Nam Dương quận, họ đã dành vài ngày để tổ chức yến tiệc, mời các họ hàng xa thuộc họ Đặng và họ Âm của Âm Thái hậu.

Năm Vĩnh Bình thứ 7 (64), ngày 22 tháng 1 (tức ngày 1 tháng 3 dương lịch), Thái hậu Âm Lệ Hoa băng thệ, hưởng thọ 60 tuổi, thụy hiệu Quang Liệt hoàng hậu (光烈皇后). Ngày 8 tháng 2 (âm lịch), bà được táng một cách long trọng với cương vị Hoàng thái hậu, và được hợp táng cùng với phu quân Quang Vũ Đế tại Nguyên lăng (原陵)[55].

Nhà thơ Lý Bạch thời Đường có nói về bà:"Lệ hoa tú ngọc sắc, Hán nữ kiều chu nhan" (Nguyên văn: 丽华秀玉色,汉女娇朱颜).

Hậu duệ[sửa | sửa mã nguồn]

Quang Liệt hoàng hậu Âm Lệ Hoa có tổng cộng 5 người con với Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú, tất cả đều là con trai. Bao gồm:

  1. Hán Minh Đế Lưu Trang [劉莊], hoàng tử thứ tư của Hán Quang Vũ Đế. Tên cũ Lưu Dương [劉暘].
  2. Lưu Thương [劉蒼], hoàng tử thứ sáu của Hán Quang Vũ Đế, thụy Đông Bình Hiến vương (東平憲王), mất năm Kiến Sơn thứ 8 (83) thời Hán Chương Đế. Năm Kiến Vũ thứ 15 (39), được phong "Đông Bình công" (東平公), Âm hậu trở thành Hoàng hậu (41) thì phong Vương. Trong lịch sử Đông Hán, ông nổi tiếng là một người hay văn thơ, phụ chính thời Hán Minh Đế và vị trí còn trên cả Tam công. Sau vì lo sợ mà quay về đất phong Đông Bình, rút khỏi chính trường.
  3. Lưu Kinh [劉荊], hoàng tử thứ 8 của Hán Quang Vũ Đế, thụy Quảng Lăng Tư vương (廣陵思王). Năm Kiến Vũ thứ 15 (39), sắc phong tước "Sơn Dương công" (山暘公), sau khi Âm hậu lên ngôi cải thành "Sơn Dương vương" (山暘王). Luôn đối đầu với anh trai Hán Minh Đế, ngay sau khi Quang Vũ Đế băng thì mật mưu với Quách Huống tính bề mưu phản, sau bị bại lộ và bị đày đi Hà Nam cung. Sau này Hán Minh Đế cải phong nước Quảng Lăng, tước "Quảng Lăng vương" (廣陵王), phái đến ở đấy nhưng Lưu Kinh vẫn chống đối tạo phản, việc bị lộ, cho tự sát. Mất năm Vĩnh Bình thứ 10 (67), thụy là (思).
  4. Lưu Hành [劉衡], hoàng tử thứ 9 của Hán Quang Vũ Đế, thụy Lâm Hoài Hoài công (临淮懷公), mất năm Kiến Vũ thứ 17 (41).
  5. Lưu Kinh [劉京], hoàng tử thứ 11 của Hán Quang Vũ Đế, thụy Lang Tà Hiếu vương (琅邪孝王), mất năm Kiến Sơ thứ 6 (81). Năm Kiến Vũ thứ 15, sắc phong "Lang Tà công" (琅邪公), sau khi Âm hậu lên ngôi vị mới cải phong tước Vương. Ông nổi tiếng có tính hiếu, lại ham học.

Trong văn hóa đại chúng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Phim truyền hình Diễn viên
1990 Đông Hán diễn nghĩa Liệu Lệ Quân
2003 Quang Vũ đế Lưu Tú Hoàng Lệ Na
2016 Tú Lệ giang sơn chi Trường ca hành Triệu Xu Đình (tuổi nhỏ)
Dương Chí Văn (tuổi thiếu niên)
Lâm Tâm Như (tuổi trưởng thành và lão niên)

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 唐代的李贤在为《后汉书》作注时,在《皇后纪》的结尾处引用了东汉末年大儒蔡邕的《和熹邓后谥议》一文:“汉世母氏无谥,至于明帝始建光烈之称,是后转因帝号加之以德,上下优劣,混而为一,违礼‘大行受大名,小行受小名’之制。谥法‘有功安人曰熹’。帝后一体,礼亦宜同。大行皇太后谥宜为和熹。”
  2. ^ 《春明退朝录》皇后之谥,始于东汉”。
  3. ^ 《后汉书·樊宏阴识列传第二十二 》初,阴氏世奉管仲之祀,谓为“相君”。
  4. ^ 《后汉书·樊宏阴识列传第二十二 》自是已后,暴至巨富,田有七百余顷,舆马仆隶,比于邦君。
  5. ^ 《後漢書·皇后紀上·光烈陰皇后》:「九年,有盜劫殺後母鄧氏及弟」。
  6. ^ 《東觀記》曰:「讓夫人,光烈皇后姊也」。
  7. ^ 《后汉书·光武帝纪》光武年九岁而孤,养于叔父良。身长七尺三寸,美须眉,大口,隆准,日角。而兄伯升好侠养士,常非笑光武事田业,比之高祖兄仲。王莽天凤中,乃之长安,受《尚书》,略通大义。
  8. ^ 《後漢書·劉玄劉盆子列傳》:「是時,光武及兄伯升亦起舂陵,與諸部合兵而進...五月,伯升拔宛。六月,更始入都宛城,盡封宗室及諸將,為列侯者百餘人。更始忌伯升威名,遂誅之,以光祿勳劉賜為大司徒。」
  9. ^ 《后汉书·光武帝纪》(地节三年)十月,与李通从弟轶等起于宛,时年二十八
  10. ^ 《后汉书·皇后纪》更始元年六月,遂纳后于宛当成里,时年十九。
  11. ^ 《后汉书·光武帝纪》会伯升为更始所害,光武自父城驰诣宛谢。司徒官属迎吊光武,光武难交私语,深引过而已。未尝自伐昆阳之功,又不敢为伯升服丧,饮食言笑如平常。更始以是惭,拜光武为破虏大将军,封武信侯。
  12. ^ 《后汉书·光武帝纪》(更始元年九月)更始将北都洛阳,以光武行司隶校尉,使前整修宫府。
  13. ^ 《后汉书·皇后纪》及光武为司隶校尉,方西之洛阳,令后归新野。
  14. ^ 《后汉书·光武帝纪》(建武元年)六月己未,即皇帝位。燔燎告天,禋于六宗,望于群神。
  15. ^ 郦元《水经注》曰:鲁阳关水历衡山西,南经皇后城。建武元年光武遣,侍中傅俊持节迎光烈皇后於济阳,后发兵三百馀人,宿卫皇后道路归京师,盖税舍所在,故得其名矣。
  16. ^ 《后汉书·皇后纪》光武即位,令侍中傅俊迎后,与胡阳、宁平主诸宫人俱到洛阳,以后为贵人。
  17. ^ 《后汉书·皇后纪》及光武为司隶校尉,方西之洛阳,令后归新野。及邓奉起兵,后兄识为之将,后随家属徙淯阳,止于奉舍。
  18. ^ 《后汉书·皇后纪》帝以后雅性宽仁,欲崇以尊位
  19. ^ 《东观汉记·卷六·传一》上以后性贤仁,宜母天下,欲授以尊位。
  20. ^ 《后汉书·皇后纪》后固辞,以郭氏有子,终不肯当,故遂立郭皇后。
  21. ^ 《东观汉纪·卷六·传一》后辄退让,自陈不足以当大位。
  22. ^ 《后汉书·耿纯传》时真定王刘扬复造作谶记云:“赤九之后,瘿扬为主。”扬病瘿,欲以惑众,与绵曼贼交通。建武二年春,遣骑都尉陈副、游击将军邓隆征扬,扬闭城门,不内副等。乃复遣纯持节,行赦令于幽、冀,所过并使劳慰王侯。密来纯曰:“刘扬若见,因而收之。”纯从吏士百余骑与副、隆会元氏,俱至真定,止传舍。扬称病不谒,以纯真定宗室之出,遣使与纯书,欲相见。纯报曰:“奉使见王侯牧守,不得先诣,如欲面会,宜出传舍。”时扬弟临邑侯让及从兄细各拥兵万余人,扬自恃众强而纯意安静,即从官属诣之,兄弟并将轻兵在门外。扬入见纯,纯接以礼敬,因延请其兄弟,皆入,乃闭郃悉诛之,因勒兵而出。真定震怖,无敢动者。
  23. ^ 《后汉书·光武帝纪》:(建武二年正月)真定王杨、临邑侯让谋反,遣前将军耿纯诛之。
  24. ^ 《东观汉纪·显宗孝明皇帝》建武四年五月甲申,皇子阳生
  25. ^ 《后汉书·孝明帝纪》常山三老言于帝曰:“上生于元氏,愿蒙优复。”
  26. ^ 《后汉书·光武帝纪》壬子,起高庙,建社稷于洛阳,立郊兆于城南,始正火德,色尚赤。
  27. ^ 《东观汉记·卷二·纪二·显宗孝明皇帝》丰下锐上,颜赤色,有似于尧,上以赤色名之曰阳。
  28. ^ 《后汉纪》及后生东海王阳,而宠益盛。
  29. ^ 《后汉书·光武十王列传》光烈皇后生显宗、东平宪王苍、广陵思王荆、临淮怀公衡、琅邪孝王京
  30. ^ 《三国志·魏书·夏侯惇传》孙盛曰:案光武纪,建武九年,盗劫阴贵人母弟,吏以不得拘质迫盗,盗遂杀之也。然则合击者,乃古制也。自安、顺已降,政教陵迟,势质不避王公,而有司莫能遵奉国宪者,浩始复斩之,故魏武嘉焉。
  31. ^ 後漢書 - 光烈陰皇后: 九年,有盜劫殺后母鄧氏及弟訢,帝甚傷之,乃詔大司空曰:『吾微賤之時,娶於陰氏,因將兵征伐,遂各別離。幸得安全,俱脫虎口。以貴人有母儀之美,宜立為后,而固辭弗敢當,列於媵妾。朕嘉其義讓,許封諸弟。未及爵土,而遭患逢禍,母子同命,愍傷於懷。《小雅》曰:「將恐將懼,惟予與汝。將安將樂。汝轉弃予。」風人之戒,可不慎乎?其追爵謚貴人父陸為宣恩哀侯,弟訢為宣義恭侯,以弟就嗣哀侯後。及尸柩在堂,使太中大夫拜授印綬,如在國列侯禮。魂而有靈,嘉其寵榮!』
  32. ^ 洪迈《容斋随笔》:诏令不可轻出,人君一话一言不宜轻发,况于诏令形播告者哉!汉光武初即位,既立郭氏为皇后矣,时阴丽华为贵人,帝欲崇以尊位,后固辞,以郭氏有子,终不肯当。建武九年,遂下诏曰:“吾以贵人有母仪之美,宜立为后,而固辞不敢当,列于媵妾。朕嘉其义让,许封诸弟。”乃追爵其父及弟为侯,皆前世妃嫔所未有。至十七年,竟废郭后及太子强,而立贵人为后。盖九年之诏既行,主意移夺,已见之矣。郭后岂得安其位乎?
  33. ^ 《后汉书·皇后纪》(明得皇后马氏)太后诏曰:“凡言事者皆欲媚朕以要福耳。昔王氏五侯同日俱封,(李贤注:成帝封太后弟王谭、王商、王立、王根、王逢时等,同时为关内侯。)其时黄雾四塞,不闻澍雨之应。又田蚡、窦婴,宠贵横恣,倾覆之祸,为世所传。
  34. ^ 《史记·五帝本纪》季札贤,而寿梦欲立之,季札让不可,于是乃立长子诸樊,摄行事当国。
  35. ^ 《东观汉记》年十岁通春秋,上循其头曰“吴季子”。阳对曰:“愚戆无比。”阳对曰:“愚戆无比。”及阿乳母以问师傅,曰:“少推诚对。”师傅无以易其辞。
  36. ^ 《后汉书·天文志》建武九年七月乙丑,金犯轩辕大星。十一月乙丑,金又犯轩辕。轩辕者,后宫之官,大星为皇后,金犯之为失势。是时郭后已失势见疏,后废为中山太后,阴贵人立为皇后。
  37. ^ 《后汉书·申屠刚传》建武七年,诏书征刚……刚到,拜侍御史,迁尚书令。……刚每辄极谏,又数言皇太子宜时就东宫,简任贤保,以成其德,帝并不纳。以数切谏失旨,数年,出为平阴令。
  38. ^ 《廿二史考异》卷十一:钱大昕云:“《郡国志》东海十三城,赣榆本属琅邪,实十二城。鲁国六城并之,止十八县。而琅邪郡之开阳、临沂、即丘、缯,下邳国之下邳、曲阳、司吾、良成,广陵郡之海西,泰山郡之南城、费,皆故属东海,故运二十九县。”
  39. ^ 《后汉书·光武帝纪》二十八年春正月己巳,徙鲁王兴为北海王,以鲁国益东海。
  40. ^ 《后汉书·郅恽传》后既废,而太子意不自安,恽乃说太子曰:“久处疑位,上违孝道,下近危殆。昔高宗明君,吉甫贤臣,及有纤介,放逐孝子。
  41. ^ 《家语》曰:“曾参妻为梨蒸不熟,因出之,终身不娶。其子请焉。曾参曰:‘高宗以后妻杀孝子,尹吉甫以后妻放伯奇,吾上不及高宗,中不比吉甫,知其得免于非乎!’遂不娶。”
  42. ^ 《后汉书·臧宫传》十九年,妖巫维汜弟子单臣、傅镇等,复妖言相聚,入原武城,劫吏人,自称将军。于是遣宫将北军及黎阳营数千人围之。贼谷食多,数攻不下,士卒死伤。帝召公卿诸侯王问方略,皆曰“宜重其购赏”。时显宗为东海王,独对曰:“妖巫相劫,埶无久立,其中必有悔欲亡者。但外围急,不得走耳。宜小挺缓。令得逃亡,逃亡则一亭长足以禽矣。”帝然之,即来宫彻围缓贼,贼众分散,遂斩臣、镇等。宫还,迁城门校尉,复转左中郎将。击武溪贼,至江陵,降之。
  43. ^ 《后汉书·光武帝纪》六月戊申,诏曰:“《春秋》之义,立子以贵。东海王阳,皇后之子,宜承大统。皇太子强,崇执谦退,愿备藩国。父子之情,重久违之。其以强为东海王,立阳为皇太子,改名庄。
  44. ^ 《后汉书·阴识传》及显宗立为皇太子,以识守执金吾,辅导东宫。
  45. ^ 《后汉书·桓荣传》时显宗始立为皇太子,选求明经,乃擢荣弟子豫章何汤为虎贲中郎将,以《尚书》授太子。世祖从容问汤本师为谁,汤对曰:“事沛国桓荣。”帝即召荣,令说《尚书》,甚善之。拜为议郎,赐钱十万,入使授太子。
  46. ^ 《后汉书·班彪传》又旧制,太子食汤沐十县,设周卫交戟,五日一朝,因坐东箱,省视膳食,其非朝日,使仆、中允旦旦请问而已,明不媟黩,广其敬也。
  47. ^ 《后汉书·光武帝纪》(建武二十八年)秋八月戊寅,东海王强、沛王辅、楚王英、济南王康、淮阳王延始就国。
  48. ^ 《后汉书·阴识传》建武元年,光武遣使迎阴贵人于新野,并征识。识随贵人至,以为骑都尉,更封阴乡侯。二年,以征伐军功增封,识叩头让曰:“天下初定,将帅有功者众,臣托属掖廷,仍加爵邑,不可以示天下。”帝甚美之,以为关都尉,镇函谷。迁侍中,以母忧辞归。十五年,定封原鹿侯。显宗立为皇太子,以识守执金吾,辅导东宫。帝每巡郡国,识常留镇守京师,委以禁兵。入虽极言正议,及与宾客语,未尝及国事。帝敬重之,常指识以来戒贵戚,激厉左右焉。
  49. ^ 《后汉书·阴兴传》建武二年,为黄门侍郎,守期门仆射,典将武骑,从征伐,平定郡国。兴每从出入,常操持小盖,障翳风雨,躬履涂泥,率先期门。光武所幸之处,辄先入清宫,甚见亲信。虽好施接宾,然门无侠客。与同郡张宗、上谷鲜于裒不相好,知其有用,犹称所长而达之;友人张汜、杜禽与兴厚善,以为华而少实,但私之以财,终不为言:是以世称其忠平。第宅苟完,裁蔽风雨。九年,迁侍中,赐爵关内侯。帝后召兴,欲封之,置印绶于前,兴固让曰:“臣未有先登陷阵之功,而一家数人并蒙爵土,令天下觖望,诚为盈溢。臣蒙陛下、贵人恩泽至厚,富贵已极,不可复加,至诚不愿。”帝嘉兴之让,不夺其志。贵人问其故,兴曰:“贵人不读书记邪?‘亢龙有悔。’夫外戚家苦不知谦退,嫁女欲配侯王,取妇眄睨公主,愚心实不安也。富贵有极,人当知足,夸奢益为观听所讥。”贵人感其言,深自降挹,卒不为宗亲求位。十九年,拜卫尉,亦辅导皇太子。明年夏,帝风眩疾甚,后以兴领侍中,受顾命于云台广室。会疾瘳,召见兴,欲以代吴汉为大司马。兴叩头流涕,固让曰:“臣不敢惜身,诚亏损圣德,不可苟冒。”至诚发中,感动左右,帝遂听之。
  50. ^ 《后汉书·阴识传》识所用掾史皆简贤者,如虞廷、傅宽、薛愔等,多至公卿校尉。
  51. ^ 《后汉书·阴兴传》二十三年,卒,时年三十九。兴素与从兄嵩不相能,然敬其威重。兴疾病,帝亲临,问以政事及群臣能不。兴顿首曰:“臣愚不足以知之。然伏见议郎席广、谒者阴嵩,并经行明深,逾于公卿。”兴没后,帝思其言,遂擢广为光禄勋;嵩为中郎将,监羽林十余年,以谨来见幸。显宗即位,拜长乐卫尉,迁执金吾。
  52. ^ 《后汉书·孝明帝纪》李贤注:袁宏《汉纪》曰,永平中崇尚儒学,自皇太子、诸王侯及功臣子弟,莫不受经。又为外戚樊氏、郭氏、阴氏、马氏诸子弟立学,号四姓小侯,置《五经》师。以非列侯,故曰小侯。礼记曰“庶方小侯”,亦其义也。
  53. ^ 《后汉书·樊宏阴识列传》:父母当坐,皆自杀,国除。帝以舅氏故,不极其刑。
  54. ^ 《后汉书·皇后纪》永平三年春,有司奏立长秋宫,帝未有所言。皇太后曰:“马贵人德冠后宫,即其人也。”遂立为皇后。
  55. ^ 《后汉书·礼仪志下》注引丁孚之《汉仪》记载:永平七年,阴太后崩,晏驾诏曰:“柩将发于殿,群臣百官陪位,黄门鼓吹三通,鸣钟鼓,天子举哀。女侍史官三百人皆着素,参以白素,引棺挽歌,下殿就车,黄门宦者引以出宫省。太后魂车,鸾路,青羽盖,驷马,龙旗九旒,前有方相,凤皇车,大将军妻参乘,太仆妻御悉道。公卿百官如天子郊卤簿仪。”