Đá Núi Thị

Thực thể địa lý tranh chấp
Đá Núi Thị
Đá Núi Thị
Địa lý
Vị trí của đá Núi Thị
Vị trí của đá Núi Thị
đá
Núi Thị
Vị tríBiển Đông
Tọa độ10°24′37″B 114°35′14″Đ / 10,41028°B 114,58722°Đ / 10.41028; 114.58722 (đá Núi Thị)
Quản lý
Quốc gia quản lý Việt Nam
TỉnhKhánh Hòa
HuyệnTrường Sa
Sinh Tồn
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan

Quốc gia

 Philippines

Quốc gia

 Trung Quốc

Quốc gia

 Việt Nam

Đá Núi Thị hay Đá Thị (tiếng Anh: Petley Reef; tiếng Filipino: Juan Luna; tiếng Trung: 舶兰礁; bính âm: Bólán jiāo, Hán-Việt: Bạc Lan tiêu) là một rạn san hô thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm cách đảo Sơn Ca khoảng 7 hải lý (13 km) về phía đông-đông bắc và cách bán đảo Cam Ranh 322 hải lý,.[1]

Ảnh vệ tinh của bãi san hô Tizard do NASA chụp
đảo Ba Bình
bãi Bàn Than
đảo Sơn Ca
đá Núi Thị
đá Én Đất
đảo Nam Yết
đá Lạc
đá Ga Ven

Đá Núi Thị và các thực thể địa lý lân cận trong cụm Nam Yết.

Đá Núi Thị là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, PhilippinesTrung Quốc. Hiện Việt Nam đưa hải quân lên đóng đá này từ năm 1988 và thực thể này địa lý này là một phần của xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.

Bản đồ hành chính[2][3] đều thể hiện danh từ riêng là Núi Thị còn danh từ chung để mô tả thực thể là đá. Về bản chất địa lý, đá Núi Thị không phải là một đảo mà là rạn san hô. Bia chủ quyền tại điểm đóng quân của Hải quân Việt Nam cũng ghi tên của thực thể địa lí là Đảo Đá Thị.[4]

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Bãi đá Núi Thị hơi tròn và dẹt về hai đầu, nằm theo trục đông bắc-tây nam với chiều dài khoảng 1,5–2,1 km và chiều rộng khoảng 1-1,4 km. Đá này sâu không đều và dốc dần về hướng đông nam; khi thủy triều cao khoảng 1,2 m thì toàn bộ đá chìm dưới nước khoảng 0,6 m; ngay cả khi nhô lên khỏi mặt nước 0,3 m thì ở giữa đá vẫn còn chỗ có nước.[1] Tổng diện tích nền san hô của bãi đá Núi Thị là 1,72 km².[5]

Công trình nhân tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Hải quân Việt Nam đóng quân trên một tổ hợp kiến trúc gọi Đảo Đá Thị, có tọa độ địa lí ghi trên bia chủ quyền là 10°24′40″B 114°34′48″Đ / 10,41111°B 114,58°Đ / 10.41111; 114.58000.[4] Điểm đóng quân này nối bằng cầu với một nhà văn hóa đa năng được hoàn thành vào tháng 12 năm 2018[6].

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 3 năm 1988, thực hiện chiến dịch CQ88, tàu Hải quân 709 đến và thả neo ở đá Đá Núi Thị; tàu 16, 11 và tàu 05 (Quân khu 5) đưa lực lượng và vật liệu xây dựng nhà ở.[7]

Ngày 3 tháng 4 năm 1988, công bình hoàn thành công trình trên đảo và bàn giao lực lượng hải quân đóng giữ đảo.[7]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực thềm lục địa phía nam (DK1). Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Hải quân (Việt Nam). 2011.
  2. ^ Bản đồ Hành chính Việt Nam (tỉ lệ xích 1:2.200.000). Nhà Xuất bản Bản đồ (2008).
  3. ^ “Bản đồ hành chính. Phần bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa, huyện Trường Sa”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
  4. ^ a b “Hiên ngang Đá Thị”. Phú Yên Online. 26 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2022.
  5. ^ Hancox, David; Prescott, Victor (1995). A Geographical Description of the Spratly Islands and an Account of Hydrographic Surveys amongst Those Islands. Maritime Briefings. 1. University of Durham, International Boundaries Research Unit. tr. 8. ISBN 978-1897643181.
  6. ^ Hạ, Hồ (18 tháng 5 năm 2019). “Hiên ngang Trường Sa - Bài 5: Nghĩa tình Hà Nội - Trường Sa”. Báo Kinh tế đô thị. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2022.
  7. ^ a b “Biển Đông: Đến đảo Đá Thị, giáp mặt tàu Trung Quốc”. Infonet News. 9 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2023.