Đèo Cả

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đèo Cả
Đoạn Quốc lộ 1 đi qua Đèo Cả giữa Phú YênKhánh Hòa
Độ cao333 m (1.093 ft)
Vị trí Việt Nam
DãyDãy Trường Sơn
Đèo Cả trên bản đồ Việt Nam
Đèo Cả
Vị trí của Đèo Cả

Đèo Cả là một trong những ngọn đèo lớn và hiểm trở tại miền Trung Việt Nam [1]. Đèo cao 333 m, dài 12 km[2], cắt ngang qua dãy núi Đại Lãnh ở chỗ giáp ranh giữa hai tỉnh Phú Yên (thị xã Đông Hòa) và Khánh Hòa (huyện Vạn Ninh) trên Quốc lộ 1 [3][4].

Đỉnh đèo nằm ở thôn Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, thị xã Đông Hòa. Đèo còn có tên gọi khác là Đèo Cục Kịch, là tên dân gian trước đây khi đèo mới mở chỉ trải lớp đá, đi lại gập ghềnh và có đến 98 vòng cua rộng hẹp gấp khúc [5]. Trong văn bản tiếng Pháp ghi tên đèo là "Col Babonneau" [6].

Hiện nay đã có hầm đường bộ Đèo Cả thay thế cho đèo hiện hữu, toàn bộ đường dẫn và hai hầm chính dài 13,5 km.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Đường Cái Quan đoạn qua Đèo Cả năm 1898

Đây là ranh giới giữa Đại ViệtChiêm Thành từ năm 1471 đến 1653. Trong cuộc nam tiến của Đại Việt, địa thế hiểm trở của khu vực đã khiến vua Lê Thánh Tông dừng chân tại đây năm 1471. Sau đó, vua Lê Thánh Tông đã tạo một tiểu vương quốc tại Phú Yên làm vùng đệm tên là Hoa Anh. Vì là vị trí ranh giới, nhiều cuộc xung đột giữa Đại Việt và Chiêm Thành đã xảy ra tại đây

Vào những năm 1771-1802, nhiều cuộc giao chiến giữa chúa Nguyễn Ánh và anh em nhà Tây Sơn cũng đã xảy ra tại đây. Trong tháng 1 năm 1947, đèo Cả trở thành chiến trường giữa quân PhápViệt Minh.

Tên "Đèo Cả" có khi Pháp đang xây Quốc lộ 1. Trước đó đường Thiên Lý nằm phía tây của đường Đèo Cả.

Nơi đây, trên đèo Cả thời Pháp thuộc có một trạm Phú Hoà do Nam triều xây dựng như một trạm dịch để lưu chuyển văn thư, vận tải lương thực, cáng, võng các quan chức hành chánh địa phương mỗi khi có công vụ. Sau này Pháp cho xây một bót tên Poste Petitte (Bót Bê Tí) để kiểm soát về mặt quân sự. Năm 1997 ranh giới giữa hai tỉnh Phú Yên-Khánh Hoà được phân chia từ chân Đá Đen kéo dài theo đường phân thủy đến đỉnh Hòn Nưa. Và Vũng Rô thuộc địa phận Phú Yên.

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

Thời tiết ở đây nhiều mưa và nhiều mây, tạo ra nhiều thực vật đặc biệt. Trước kia, khu này là một nơi sản xuất trầm hươngkỳ nam nổi tiếng. Nay vẫn còn nhiều cây quý mọc tại đây như cẩm, thị, sao, chò, dầu, kiền kiền, và đát. Cây đát được dùng trong món chè trái cây nổi tiếng ở Nha Trang.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Việt Nam đất nước giàu đẹp (tập 2). Nhà xuất bản Sự thật, 1983, tr. 258.
  2. ^ “Đèo cả”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2015.
  3. ^ Nguyễn Dược-Trung Hải, Sổ tay địa danh Việt Nam. (Nhà xuất bản Giáo dục, 2008, tr. 81). Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam ghi độ cao và chiều dài đèo Cả cũng giống như thế.
  4. ^ Thông tư 34/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Danh mục địa danh dân cư... phục vụ công tác thành lập bản đồ phần đất liền tỉnh Khánh Hòa. Thuky Luat Online, 2017. Truy cập 30/12/2018.
  5. ^ Đèo Cả Lưu trữ 2020-04-12 tại Wayback Machine. Phú Yên Online, 12/06/2007.
  6. ^ Col Babonneau (Phong So) / Vietnam (general) getamap.net, 2015. Phong So là làng Phong Sổ xã Hòa Xuân Nam.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]