Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 10

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 10
Tên khácOlympia 10
O10
Thể loạiTrò chơi truyền hình
Sáng lậpĐài Truyền hình Việt Nam
Đạo diễnNguyễn Tùng Chi
Dẫn chương trìnhNguyễn Tùng Chi
Nguyễn Hữu Việt Khuê
Nguyễn Khắc Cường (trừ chung kết năm)
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Sản xuất
Địa điểmTrường quay S9, Đài Truyền hình Việt Nam
Bố trí cameraBố trí nhiều máy quay
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV3
VTV4
Phát sóng31 tháng 5 năm 2009 – 13 tháng 6 năm 2010
Thông tin khác
Chương trình trướcNăm 9
Chương trình sauNăm 11
Liên kết ngoài
Trang mạng chính thức

Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 10, thường được gọi tắt là Olympia 10 hay O10 là năm thứ 10 của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia dành cho thí sinh trung học phổ thông do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Cuộc thi năm thứ 10 được phát sóng trên kênh VTV3 từ ngày 31 tháng 5 năm 2009 và kết thúc với trận chung kết được truyền hình trực tiếp vào ngày 13 tháng 6 năm 2010.

Nhà vô địch của năm thứ 10 là Phan Minh Đức đến từ Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam, Hà Nội.

Luật chơi[sửa | sửa mã nguồn]

Khởi động[sửa | sửa mã nguồn]

Trong vòng 1 phút, mỗi thí sinh khởi động với 10 câu hỏi thuộc các lĩnh vực: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Thể thao - nghệ thuật, Lĩnh vực khác, Tiếng Anh. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm.

Vượt chướng ngại vật[sửa | sửa mã nguồn]

Có 8 từ hàng ngang, cũng là 8 gợi ý liên quan đến một chướng ngại vật mà các thí sinh phải đi tìm. Mỗi thí sinh có 2 lượt lựa chọn một trong các từ hàng ngang này, bắt đầu từ thí sinh ở vị trí số 1 đến vị trí số 4 và ngược lại. Cả bốn thí sinh trả lời câu hỏi bằng máy tính trong thời gian 15 giây. Trả lời đúng mỗi từ hàng ngang, thí sinh được 10 điểm (cộng thệm 5 điểm nếu là người chọn từ hàng ngang).

Ngoài ra còn có một gợi ý bổ sung, gọi là gợi ý thứ 9; theo đó một số chữ cái trong từ hàng ngang nếu có trong chướng ngại vật sẽ được tô đỏ.

Thí sinh có thể bấm chuông trả lời chướng ngại vật bất cứ lúc nào. Trả lời đúng chướng ngại vật trong vòng 2 từ hàng ngang đầu tiên được 80 điểm, trong vòng 7 từ hàng ngang được 40 điểm. Sau khi hết cả 8 từ hàng ngang, các thí sinh có thêm 15 giây suy nghĩ để đưa ra đáp án cho chướng ngại vật (trả lời đúng vẫn được 40 điểm). Nếu không có thí sinh giải được chướng ngại vật, gợi ý cuối cùng sẽ được đưa ra; trả lời đúng chướng ngại vật sau gợi ý cuối cùng này sẽ được 20 điểm. Nếu trả lời sai chướng ngại vật, thí sinh sẽ bị loại khỏi phần chơi này.

Tăng tốc[sửa | sửa mã nguồn]

Có 4 câu hỏi được đưa ra trong đoạn băng, mỗi câu các thí sinh có 30 giây để trả lời bằng máy tính. Thí sinh trả lời đúng và nhanh nhất được 40 điểm, đúng và nhanh thứ 2 được 30 điểm, đúng và nhanh thứ 3 được 20 điểm, đúng và nhanh thứ 4 được 10 điểm.

Thử sức cùng khán giả[sửa | sửa mã nguồn]

Một câu hỏi của khán giả truyền hình sẽ được lựa chọn để thử thách cả 4 thí sinh tham dự chương trình. Các thí sinh sẽ tạo thành một nhóm và có 1 phút để đưa ra 1 câu trả lời duy nhất. Nếu 4 học sinh trả lời đúng thì sẽ nhận được phần thưởng từ chương trình, ngược lại khán giả đưa ra câu hỏi sẽ nhận phần thưởng.

Về đích[sửa | sửa mã nguồn]

Có 3 gói câu hỏi với các mức 40, 60, 80 điểm để thí sinh lựa chọn. Trong đó gói 40 điểm gồm 4 câu hỏi 10 điểm, gói 60 điểm gồm 2 câu hỏi 10 điểm và 2 câu hỏi 20 điểm, gói 80 điểm gồm 1 câu hỏi 10 điểm, 2 câu hỏi 20 điểm và 1 câu hỏi 30 điểm. Thời gian suy nghĩ và trả lời của câu 10 điểm là 10 giây, câu 20 điểm là 15 giây, câu 30 điểm là 20 giây.

Thí sinh đang trả lời gói câu hỏi của mình phải đưa ra câu trả lời trong thời gian quy định của chương trình. Nếu không trả lời được câu hỏi thì các thí sinh còn lại có 5 giây để bấm chuông giành quyền trả lời. Trả lời đúng được cộng thêm số điểm của câu hỏi từ thí sinh đang thi, trả lời sai sẽ bị trừ nửa số điểm của câu hỏi.

Thí sinh có quyền được đặt ngôi sao hy vọng một lần trước bất kỳ câu hỏi nào. Trả lời đúng được gấp đôi số điểm, trả lời sai bị trừ đi đúng số điểm của câu hỏi đặt ngôi sao hy vọng.

Câu hỏi cuối cùng trong mỗi gói 60 hoặc 80 điểm sẽ xuất hiện trong một đoạn băng ngắn do nhóm phóng viên Olympia thực hiện.

Các số phát sóng[sửa | sửa mã nguồn]

Chung kết năm Tổng kết
Quý 1 Nguyễn Hữu Phước Vô địch Phan Minh Đức

THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Hà Nội

Quý 2 Đỗ Đức Hiếu
Quý 3 Giang Thanh Tùng Kỷ lục Nguyễn Quí Hiển - 350 điểm

PT Năng khiếu, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh

Quý 4 Phan Minh Đức
Màu sắc sử dụng trong các bảng kết quả
Thí sinh đạt giải nhất và trực tiếp lọt vào vòng trong
Thí sinh lọt vào vòng trong nhờ có số điểm nhì cao nhất
Thí sinh Vô địch cuộc thi Chung kết Năm

Cầu truyền hình trực tiếp: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 10[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là lần đầu tiên có hai thí sinh trong cùng một địa phương giành quyền tham dự cuộc thi chung kết.

Họ và tên thí sinh Trường Khởi động VCNV Tăng tốc Về đích Tổng điểm
Nguyễn Hữu Phước THPT Chuyên Quang Trung, Bình Phước 80 10 80 -20 150
Đỗ Đức Hiếu THPT Lê Lợi, Thanh Hoá 40 10 120 80 250
Phan Minh Đức THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Hà Nội 50 55 90 100 295
Giang Thanh Tùng THPT Sầm Sơn, Thanh Hoá  40 20 90 -45 105
  • Dẫn chương trình tại các điểm cầu: Dương Hồng Phúc (điểm cầu Bình Phước), Vũ Thu Trang (điểm cầu THPT Lê Lợi, Thanh Hoá), Nguyễn Hồng Nhung (điểm cầu THPT Sầm Sơn, Thanh Hoá), Nguyễn Hữu Việt Khuê (điểm cầu Hà Nội).

Tranh cãi[sửa | sửa mã nguồn]

Phát âm sai vẫn vô địch[sửa | sửa mã nguồn]

Trong trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 10, trước câu hỏi cuối cùng của thí sinh Giang Thanh Tùng, người dẫn đầu là Phan Minh Đức đang hơn người đứng thứ hai Đỗ Đức Hiếu 15 điểm. Câu hỏi của Giang Thanh Tùng là câu hỏi tiếng Anh về thợ sửa ống nước ("plumber") nhưng Thanh Tùng đã trả lời sai và Minh Đức giành quyền trả lời là "pờ-lăm-bờ". Sau đó, MC Tùng Chi yêu cầu thí sinh đánh vần lại, và Đức đã đánh vần "p-l-u-m-p-e-r". Nếu trả lời đúng, Đức sẽ đạt 295 điểm và có vòng nguyệt quế còn nếu sai, thí sinh này sẽ bằng điểm với Đỗ Đức Hiếu (250 điểm). Người dẫn Tùng Chi chấp nhận đáp án của Đức. Tuy nhiên, cách phát âm của Đức có vấn đề (âm /b/ trong từ plumber là âm câm) cũng như Đức đánh vần sai, khiến nhiều khán giả không đồng ý với kết quả chung cuộc và cảm thấy thiệt thòi cho Đỗ Đức Hiếu. Cố vấn tiếng Anh đã khẳng định câu trả lời của Đức không có vấn đề gì vì "hầu hết người châu Á đều dễ bị nhầm lẫn như vậy, còn phần đánh vần trong câu hỏi không yêu cầu". Cuối cùng Đức vẫn giành suất học bổng 35.000 USD.[1]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “băn khoăn về kết quả Đường lên đỉnh Olympia”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2019.