Đại Phước, Càng Long

Đại Phước
Xã Đại Phước
Cầu Cổ Chiên bắc qua sông Cổ Chiên nối huyện Mỏ Cày Nam của tỉnh Bến Tre với huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh trên tuyến Quốc lộ 60
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhTrà Vinh
HuyệnCàng Long
Trụ sở UBNDTỉnh lộ 915B, ấp Trà Gật
Thành lập2003[1]
Địa lý
Tọa độ: 10°0′1″B 106°17′32″Đ / 10,00028°B 106,29222°Đ / 10.00028; 106.29222
Đại Phước trên bản đồ Việt Nam
Đại Phước
Đại Phước
Vị trí xã Đại Phước trên bản đồ Việt Nam
Diện tích19,82 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng8.728 người
Mật độ440 người/km²
Khác
Mã hành chính29296[2]

Đại Phước là một thuộc huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Đại Phước nằm ở phía đông nam huyện Càng Long, cách trung tâm huyện Càng Long 18 km theo đường chim bay, về phía tây là 11,5 km; cách thành phố Trà Vinh 16 km theo đường chim bay, về phía đông nam là 6,4 km, có vị trí địa lý:

Xã Đại Phước có diện tích 19,82 km², dân số năm 2019 là 8.728 người[3], mật độ dân số đạt 440 người/km².

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Đại Phước được chia thành 8 ấp: Hạ, Long Hòa, Nhị Hòa, Rạch Dừa, Thượng, Trà Gút, Trại Luận, Trung.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1975, Đại Phước là một xã thuộc huyện Càng Long.

Ngày 10 tháng 12 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 157/2003/NĐ-CP[4] về việc thành lập xã Đại Phúc trên cơ sở 1.050,675 ha diện tích tự nhiên và 5.003 nhân khẩu của xã Đại Phước.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã Đại Phúc, xã Đại Phước còn lại 1.982,124 ha diện tích tự nhiện và 9.520 nhân khẩu.

Ngày 15 tháng 10 năm 2019, Hội đồng Nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Nghị quyết 157/NQ-HĐND[5] về việc:

  • Sáp nhập ấp Tân Trung vào ấp Trung
  • Sáp nhập ấp Rạch Sen vào ấp Rạch Dừa
  • Sáp nhập ấp Trà Gật vào ấp Trà Gút
  • Sáp nhập một phần ấp Hạ vào ấp Trại Luận.

Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Toàn xã hiện có 4 điểm trường:

  • Trường mẫu giáo Ban Mai
  • Trường Tiểu học Đại Phước A
  • Trường Tiểu học Đại Phước C
  • Trường Trung học cơ sở Đại Phước.

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Giao thông bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Trên địa bàn xã có 2 tuyến giao thông lớn là đường tỉnh lộ 915B mới xây dựng, và tuyến Quốc lộ 60, ngoài ra trên địa bàn toàn xã còn có các tuyến giao thông đường nhựa liên xã được phân bố khá hợp lý, các tuyến giao thông nông thôn 11/11 ấp đều được bê tông hóa và nhựa hóa đảm bảo xe 2 bánh lưu thông đến trung tâm xã dễ dàng trong cả hai mùa mưa nắng.

Hệ thống giao thông của xã thời gian qua tuy đã phát triển, nhưng trong tương lai cần đầu tư mạnh để phát triển hệ thống giao thông đảm bảo phục vụ cho nhân dân lưu thông và vận chuyển hàng hoá ngày càng tăng.

Đường trục xã, liên xã: Đường trục xã, liên xã tổng số 21,8km, số km nhựa hóa 21,8km, đạt 100%. (Đoạn QL 60 cầu Dừa Đỏ đến Bưu điện Đức Mỹ dài 2,8 km; Hương lộ 1 hương lộ 4 từ QL60 đến trường Bùi Hữu Nghĩa dài 19Km). Đạt cấp kỷ thuật của Bộ GTVT mặt đường rộng 6m, nền đương 8m.

Đường trục ấp, liên ấp: Tổng số 31km, số km cứng hóa đạt chuẩn, đạt 22,301km, chiếm tỷ lệ 72%. Gồm các tuyến: (mặt đường rộng 3m, nền đường 4m: đường nhựa Bờ bao 5 ấp Trà Gật- Trung dài 2 km; đường nhựa từ ấp Trại Luận- cua ấp Thượng 3Km; đường nhựa Trà Gút- Trại Luận dài 2.181m; đường nhựa ấp Rạch Sen- ấp Trung 2,4km; đường nhựa Tân Trung 1.220m); (mặt đường rộng 2m, nền đường 3m: Đường đan ấp Trung- Hạ- Rạch Dừa 2km; đường đan Trà Gút- Trà Gật 4Km; Đường đan Trại Luận- Trà Gật 2,5 Km; Đường đan Nhị Hòa- Nhị Long 3km).

Đường ngõ xóm: Tổng số 47km: tỷ lệ cứng hóa 24,9km đạt 53% mặt đường rộng 2m, nền đường 3m. Còn lại 22,1km chưa được cứng hóa nhưng sạch và không lầy lội vào mùa mưa đạt 100%.. Gồm các tuyến:

  • Đường đá dâm Quốc lộ 60 - Trường C - ấp Tân Trung 3,2km
  • Đường đal: Quốc lộ 60- Nhị Hòa 2,4km
  • Đường đal HL4 - Trà Gật 2,5Km
  • Đường đal HL4- Trà Gút 2km
  • Đường đal HL4 - Đường dẫn Cầu Cổ Chiên ấp Rạch Dừa 0,8Km
  • Đường đal ấp Long Hòa 1,8Km
  • Đường đal Bờ bao 5- Ấp Trung 4,5Km; Đường đan Trại Luận 1,1Km
  • Đường đal ấp Hạ (Khu tái định cư) 1,2Km
  • Đường mùa hè xanh Nhị Hòa 2km
  • Đường từ QL60 đến cầu Ngã tắc 2,2km
  • Đường đal Rạch sen 1: 1,2km.

Đường trục chính nội đồng: Tỷ lệ km 8/8km được cứng hóa đạt 100% mặt đường 2m, nền đường rộng 3m. Gồm các tuyến: Đường đan Trà Gật 2,5km; Trà Gút 2km; Nhị Hòa 2,4km; Đường đan Trại Luận 1,1Km,...

Giao thông thủy[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Đại Phước có hệ thống mạng lưới sông ngòi và kênh dày đặc thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, và nuôi trồng thủy sản.

Sông Cổ Chiên, sông Láng Thé là tuyến giao thông thủy quan trọng của xã trong vận chuyển hàng hoá và giao lưu hàng hoá với các huyện trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh.[6]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 157/2003/NĐ-CP
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Trà Vinh (Kết quả điều tra 53 dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Trà Vinh)”. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2020.
  4. ^ Nghị định số 157/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới Hành chính để thành lập xã thuộc các huyện Châu Thành, Cầu Ngang, Càng Long và Trà Cú tỉnh Trà Vinh
  5. ^ “Nghị quyết số 157/NQ-HĐND về việc sáp nhập ấp, khóm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” (PDF). TRANG THÔNG TIN TIN ĐIỆN TỬ VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH. 15 tháng 10 năm 2019.
  6. ^ “Thuyết minh: Quy hoạch chung xây dựng xã Đại Phước, huyện Càng Long đến năm 2030”. CỔNG THÔNG TIN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VIỆT NAM. 1 tháng 1 năm 2018.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]