Đặng Chánh Kỷ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đặng Chánh Kỷ hay Đặng Chính Kỷ (các tên khác: Đặng Đức Chêm, Đặng Tùng Mậu), (1890 - 1931), là một nhà cách mạng Việt Nam thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám. Sau này ông trở thành bí thư huyện ủy đầu tiên của huyện Nam Đàn.

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Ông quê làng Hoành Sơn (nay là xã Khánh Sơn), tổng Nam Kim, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông nội của Đặng Chính Kỷ là Đặng Đức Uẩn, cử nhân khoa Mậu Thìn (1868). Ông Đặng Đức Uẩn làm quan dưới triều Tự Đức có tiếng là thanh liêm. Thân sinh của Đặng Chính Kỷ là Đặng Đức Hoà, học giỏi nhưng chỉ thích ở quê làm nghề thầy thuốc. Người cha qua đời lúc Đặng Chính Kỷ mới lên 3 tuổi, đến 14 tuổi thì ông nội và mẹ lần lượt qua đời.[1]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Đặng Chánh Kỷ đã sáng tác "Bài ca cách mạng" để tuyên truyền, cổ động, nhằm thúc đẩy phong trào cách mạng ở các huyện chưa có những cuộc đấu tranh quyết liệt như các huyện khác:

"..Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước, 
Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên. 
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, 
Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi. 
Không có lẽ ta ngồi chịu chết? 
Phải cùng nhau cương quyết một phen. 
Tổng này, xã nọ kết liên, 
Ta hò, ta hét, thét lên mau nào ! 
Trên gió cả cờ đào phất thẳng, 
Dưới đất bằng giấy trắng tung ra 
Giữa thành một trận xông pha, 
Bên kia đạn sắt bên ta gan vàng.."

Tưởng nhớ[sửa | sửa mã nguồn]

Tên ông được đặt cho một trường Trung học cơ sở tại huyện Nam Đàn Nghệ An[2]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Đặng Chánh Kỷ (1890 - 1931), đọc thêm ở đây”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2011.
  2. ^ Ghi nhận từ một hội thi

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]