Điền Thượng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Điền Thượng
Xã Điền Thượng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
HuyệnBá Thước
Thành lập1964
Địa lý
Diện tích42,35 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng3.175 người[2]
Khác
Mã hành chính14926[3]

Điền Thượng là một thuộc huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Địa giới hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Điền Thượng nằm ở phía nam của huyện Bá Thước.

Lịch sử hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Điền Thượng còn được gọi là Mường Tiền[4], thời -Nguyễn là vùng đất thuộc huyện Cẩm Thủy, phủ Thiệu Thiên, Thanh Hóa[5]. Đến năm Thành Thái thứ 16 (1904), thuộc tổng Điền Lư, châu Quan Hóa. Vào năm Khải Định thứ 10 (1925), tổng Điền Lư chuyển về châu Tân Hóa mới thành lập[6]. Năm 1943, tổng Điền Lư trở lại thuộc huyện Cẩm Thủy. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), tổng Điền Lư thuộc châu Tân Hóa mới tái lập, đến tháng 11 năm 1945, châu Tân Hóa đổi thành châu Bá Thước theo tên của thủ lĩnh Cầm Bá Thước trong phong trào Cần Vương[7].

Tháng 3 năm 1948, xã Điền Thượng lúc này là vùng đất thuộc xã Hồ Điền, huyện Bá Thước[7]. Năm 1964, xã Hồ Điền được chia thành 4 xã là Điền Lư, Điền Quang, Điền Hạ, Điền Thượng[8], tên gọi Điền Thượng chính thức xuất hiện từ đây.

Khi mới thành lập, xã Điền Thượng có 5 chòm, làng: Chiềng Điền, Lâu, Bít, Bả và làng Xay Luồi[4]. Hiện nay, xã gồm có 6 làng: Bít Bả, Lau, Chiềng Mưng, Chiềng Má, Xay, Nông.

làng Bít là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của xã. Về giáo duc, Làng Bít luôn là đầu tầu trong các thành tựu về giáo dục của xã; nơi này cũng đã sản sinh ra nhiều Tiến sỹ, Thạc sỹ, Cử nhân...cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.Làng Bít dựa lưng vào núi Rồng, với gần 100 hộ dân. Năm 2019, sắp nhập Thành làng Bít Bả với khoảng 150 hộ dân và khoảng 350 nhân khẩu. Bít Bả đang phấn đấu để trở thành làng đầu tiên được công nhận là Làng nông thôi mới theo chương trình của Chính phủ Việt Nam [6][cần dẫn nguồn].

Địa hình[sửa | sửa mã nguồn]

Địa hình của xã tương đối bằng phẳng, vùng giáp ranh dược bao quanh bởi các dãy núi. Xã có một con sông nhỏ chảy qua, người dân thường gọi là sông Cái. Ven hai bờ sông và các thung lũng thấp là những cách đồng rộng theo kiểu bậc thang thấp.

Dân cư[sửa | sửa mã nguồn]

Dân cư chủ yếu là người Mường, sống chủ yếu bằng canh tác đất nông nghiệp, trình độ thâm canh lúa nước ở mức khá cao. Dân sống quần cư thành làng theo kiểu người Kinh, đời sống tinh thần khá phong phú.

Tài nguyên thiên nhiên[sửa | sửa mã nguồn]

Tài nguyên rừng khá phong phú, trữ lượng lớn. Ngoài ra còn có quặng sắt, vàng, đá vôi[cần dẫn nguồn]...

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá. Tên làng xã Thanh Hoá, tập II. Nhà xuất bản Thanh Hoá, 2001.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ.
  2. ^ Kết quả Tổng điều tra dân số năm 1999, dẫn theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ a b Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá, sách đã dẫn, tập II, tr 14.
  5. ^ Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá, sách đã dẫn, tập II, tr 9.
  6. ^ Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá, sách đã dẫn, tập II, tr 24.
  7. ^ a b Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá, sách đã dẫn, tập II, tr 10.
  8. ^ Quyết định số 107-NV ngày 02-4-1964 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.