Đoàn Tùng

(Đổi hướng từ Đoàn Tùng, Thanh Miện)
Đoàn Tùng
Xã Đoàn Tùng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhHải Dương
HuyệnThanh Miện
Địa lý
Tọa độ: 20°49′21″B 106°12′51″Đ / 20,8225°B 106,21417°Đ / 20.82250; 106.21417
Đoàn Tùng trên bản đồ Việt Nam
Đoàn Tùng
Đoàn Tùng
Vị trí xã Đoàn Tùng trên bản đồ Việt Nam
Diện tích5,77 km²[1]
Dân số (2019)
Tổng cộng8659 người[1]
Mật độ1500 người/km²
Khác
Mã hành chính11251[2]

Đoàn Tùng là một thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Xã Đoàn Tùng công nhận là đô thị loại V. Xã đang phấn đấu thành lập thị trấn Đoàn Tùng. Xã gồm 3 thôn

- Thôn Đầu Lâm (Hay Gọi là Đào Lâm hay Làng Đầu)

- Thôn Phạm Lâm (Hay gọi Làng Thông)

- Thôn Thúy Lâm (Hay gọi là Làng Gừng)

Xã Đoàn Tùng có diện tích 5,77 km², dân số năm 2019 là 8659 người,[1] mật độ dân số đạt 1500 người/km².

  • Lịch sử Trước năm 1945, địa bàn xã Đoàn Tùng hiện nay tương ứng với 7 làng xã: Đào Lâm, Thuý Lâm, Phạm Lâm, Đoàn Lâm, La Xá, Cốc, Đông thuộc tổng Đoàn Lâm, huyện Thanh Miện, phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Đầu năm 1946, các thôn Đào Lâm, Phạm Lâm, Thuý Lâm tách ra thành xã Đoàn Tùng; các thôn Đoàn Lâm, La Xá, Cốc, Đông tách ra thành xã Thanh Tùng. * Vị trí xã Đoàn Tùng hiện nay:

- Phía Nam giáp với xã Lam Sơn

- Phía Bắc Giáp xã Thanh Tùng

- Phía Đông giáp xã Phạm Kha

-Phía Tây giáp xã Hồng Quang

  • Tôn giáo: Phật giáo và thiên chúa giáo

- Thôn Đầu Lâm có:[3]

+ Một nhà thờ (Giáo sứ Đầu Lâm) nằm trên địa bàn xóm Trại

+ Một đình (Đình Đầu) Nằm trên địa bàn xóm Trúc

+ Hai chùa là chùa Mai Trung[4] (giáp với đình Đầu) và chùa Lê Trung (Xóm Lầy) - Di tích lịch sử Quốc gia Đình và Chùa Đào Lâm được công nhận năm 1990. Lễ hội hằng năm từ ngày 07-12 tháng giêng.

- Thôn Phạm Lâm có một chùa và một miếu.

- Thôn Thúy Lâm có 1 nhà thờ (Giáo sứ Thúy Lâm)

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Thôn Đầu Lâm”.
  4. ^ “Chùa Mai Trung”.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]