Ứng dụng mạch khuếch đại thuật toán

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài này nêu lên một số ứng dụng tiêu biểu của các linh kiện tích hợp mạch rắn - Mạch khuếch đại thuật toán. Trong bài có sử dụng các sơ đồ đơn giản hóa, và người đọc nên lưu ý rằng nhiều chi tiết như tên của linh kiện, số thứ tự chân ra và nguồn cung cấp không được thể hiện trong hình.

Các điện trở sử dụng trong các sơ đồ thường được ghi nhận giá trị trên đơn vị là kΩ. Các điện trở có dải < 1 kΩ có thể gây ra dòng điện quá mức và có khả năng phá hỏng linh kiện. Các điện trở có dải >1 MΩ có thể gây ra các tạp âm nhiệt và làm cho mạch vận hành kém ổn định ứng với dòng định thiên đầu vào.

Ghi chú: Một điều quan trọng cần lưu ý là các công thức dưới đây giả định rằng chúng ta sử dụng các mạch khuếch đại thuật toán lý tưởng. Điều đó có nghĩa là khi thiết kế thực tế các mạch này cần phải tham khảo thêm một số tài liệu chi tiết khác.

Ứng dụng mạch thuật toán[sửa | sửa mã nguồn]

Mạch khuếch đại đơn[sửa | sửa mã nguồn]

Mạch khuếch đại vi sai

Mạch điện này dùng để tìm ra hiệu số, hoặc sai số giữa 2 điện áp mà mỗi điện áp có thể được nhân với một vài hằng số nào đó. Các hằng số này xác định nhờ các điện trở.

Thuật ngữ "Mạch khuếch đại vi sai" không được nhầm lẫn với thuật ngữ "Mạch vi phân" cũng trong bài này.

  • Tổng trở vi sai (giữa 2 chân đầu vào) =

Hệ số khuếch đại vi sai[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu ,

Mạch khuếch đại đảo[sửa | sửa mã nguồn]

Mạch khuếch đại đảo

Dùng để đổi dấu và khuếch đại một điện áp (nhân với một số âm)

  • (vì là một điểm đất ảo)
  • Một điện trở thứ ba, có trị số , được thêm vào giữa đầu vào không đảo và đất mặc dù đôi khi không cần thiết lắm, nhưng nó sẽ giảm thiểu sai số do dòng định thiên đầu vào.

Mạch khuếch đại không đảo[sửa | sửa mã nguồn]

Mạch khuếch đại không đảo

Dùng để khuếch đại một điện áp (nhân với một hằng số lớn hơn 1)

  • (thực ra, tổng trở bản thân của đầu vào op-amp có giá trị từ 1 MΩ đến 10 TΩ. Trong nhiều trường hợp tổng trở đầu vào có thể được xem như cao hơn, do ảnh hưởng của mạch hồi tiếp.)
  • Một điện trở thứ ba, có giá trị bằng , được thêm vào giữa nguồn tín hiệu vào và đầu vào không đảo trong khi thực ra không cần thiết, nhưng nó sẽ làm giảm thiểu những sai số do dòng điện định thiên đầu vào.

Mạch đệm điện áp[sửa | sửa mã nguồn]

Mạch theo điện áp

Được sử dụng như một bộ khuếch đại đệm, để giới hạn những ảnh hưởng của tải hay để phối hợp tổng trở (nối giữa một linh kiện có tổng trở nguồn lớn với một linh kiện khác có tổng trở vào thấp). Do có hồi tiếp âm sâu, mạch này có khuynh hướng không ổn định khi tải có tính dung cao. Điều này có thể ngăn ngừa bằng cách nối với tải qua 1 điện trở.

  • (thực ra, tổng trở bản thân của đầu vào op-amp có giá trị từ 1 MΩ đến 10 TΩ.)

Mạch khuếch đại cộng đảo[sửa | sửa mã nguồn]

Mạch khuếch đại tổng

Mach được sử dụng để làm phép cộng một số tín hiệu điện áp

  • nếu , và độc lập thì
  • Nếu
  • Ngõ ra sẽ đổi dấu
  • Tổng trở đầu vào , cho mỗi đầu vào ( xem như điểm đất ảo)

Mạch tích phân[sửa | sửa mã nguồn]

Mạch tích phân

Mạch này dùng để tích phân (có đảo dấu) một tín hiệu theo thời gian.

(Trong đó, là các hàm số theo thời gian, là điện áp ngõ ra của mạch tích phân tại thời điểm t = 0.)

  • Lưu ý rằng cấu trúc của mạch này cũng được xem là mạch lọc thông thấp, một dạng của mạch lọc tích cực.

Mạch vi phân[sửa | sửa mã nguồn]

Mạch vi phân

Mạch này để lấy vi phân (có đảo dấu) một tín hiệu theo thời gian.

Thuật ngữ "Mạch vi phân" tránh không nên nhầm lẫn với "mạch khuếch đại vi sai", cũng trong trang này.

(Trong đó, là các hàm số theo thời gian)

  • Lưu ý rằng cấu trúc của mạch này có thể xem như một mạch lọc thông thường, một dạng của mạch lọc tích cực.

Mạch so sánh[sửa | sửa mã nguồn]

Mạch so sánh

Mạch này để so sánh hai tín hiệu điện áp, và sẽ chuyển mạch ngõ ra để hiển thị mạch nào có điện áp cao hơn.

(Trong đó là điện áp nguồn, và mach sẽ được cấp nguồn từ .)

Mạch khuếch đại đo lường[sửa | sửa mã nguồn]

Mạch khuếch đại đo lường

Người ta kết hợp các đặc tính tổng trở vào rất cao, độ suy giảm tín hiệu đồng pha cao, điện áp bù đầu vào thấp và các đặc tính khác để thiết kế mạch đo lường chính xác, độ nhiễu thấp.

Mạch chuyển đổi kiểu Schmitt (Schmitt trigger)[sửa | sửa mã nguồn]

Mạch giả lập cuộn cảm[sửa | sửa mã nguồn]

Mạch phát hiện mức không[sửa | sửa mã nguồn]

Mạch biến đổi tổng trở âm[sửa | sửa mã nguồn]

Các ứng dụng phi tuyến[sửa | sửa mã nguồn]

Mạch chỉnh lưu chính xác[sửa | sửa mã nguồn]

Mach khuếch đại đầu ra Lô-ga[sửa | sửa mã nguồn]

Các ứng dụng khác[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]