171 Ophelia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
171 Ophelia
Mô hình 3D dạng lồi của 171 Ophelia
Khám phá
Khám phá bởi Alphonse L. N. Borrelly
Ngày phát hiện13 tháng 1 năm 1877
Tên định danh
(171) Ophelia
Phiên âm/ˈfliə/[1]
A877 AB
Vành đai chính (Themis)
Tính từOphelian /ɒˈfliən/[2]
Đặc trưng quỹ đạo[3]
Kỷ nguyên 25 tháng 2 năm 2023
(JD 2.460.000,5)
Tham số bất định 0
Cung quan sát13.515 ngày (37,00 năm)
Điểm viễn nhật3,5476 AU (530,71 Gm)
Điểm cận nhật2,7175 AU (406,53 Gm)
3,1326 AU (468,63 Gm)
Độ lệch tâm0,13249
5,54 năm (2025,1 năm)
11,164°
0° 10m 39.972s / ngày
Độ nghiêng quỹ đạo2,5461°
100,52°
56,849°
Trái Đất MOID1,72829 AU (258,549 Gm)
Sao Mộc MOID1,44465 AU (216,117 Gm)
TJupiter3,198
Đặc trưng vật lý
Bán kính trung bình
58,345±1,8 km
6,66535 giờ (0,277723 ngày)
0,0615±0,004
8,31

Ophelia /ˈfliə/ (định danh hành tinh vi hình: 171 Ophelia) là một tiểu hành tinh lớn và tối ở vành đai chính. Nó thuộc nhóm tiểu hành tinh họ Themis. Thành phần cấu tạo của nó dường như bằng chondrite cacbonat nguyên thủy.

Ngày 13 tháng 1 năm 1877, nhà thiên văn học người Pháp Alphonse L. N. Borrelly phát hiện tiểu hành tinh Ophelia khi ông thực hiện quan sát tại Đài thiên văn Marseille và đặt tên nó theo tên Ophelia, một nhân vật nữ trong Hamlet của Shakespeare.[4]

Dựa trên các dữ liệu đường cong ánh sáng, năm 1979 người ta đã đoán là nó có thể có một vệ tinh, tuy nhiên điều này chưa được xác nhận.

Ophelia cũng là tên một vệ tinh của Sao Thiên Vương.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Benjamin Smith (1903) The Century Dictionary and Cyclopedia
  2. ^ “Ophelian”. Từ điển tiếng Anh Oxford . Nhà xuất bản Đại học Oxford. (Subscription or participating institution membership required.)
  3. ^ Yeomans, Donald K., “171 Ophelia”, JPL Small-Body Database Browser, Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2016.
  4. ^ Schmadel, Lutz (2003). Dictionary of Minor Planet Names (bằng tiếng Anh). Springer Science & Business Media. tr. 30. ISBN 9783540002383. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2019.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]