AK-12

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
AK-12
Súng trường tấn công 5,45mm AK-12 6P70 tại diễn đàn kỹ thuật quân sự ARMY-2016
LoạiSúng trường tấn công
Nơi chế tạo Nga
Lược sử chế tạo
Người thiết kếMikhail Timofeyevich Kalashnikov
Vladimir Viktorovich Zlobin
Năm thiết kế2010
Nhà sản xuấtIzhmash
Giai đoạn sản xuất2012-nay
Các biến thểXem Biến thể
Thông số
Khối lượng3,3 kg[1]
Chiều dài945 mm (725 mm với báng gập)[2]
Độ dài nòng415 mm; có khả năng thay đổi[2]

Đạn
  • 5,45x39mm
  • 6,5mm Grendel[3]
  • 7,62x39mm
  • 7,62x51mm NATO
  • 5,56x45mm NATO
  • 9x39mm
  • Cơ cấu hoạt độngNạp đạn bằng khí nén, khóa nòng xoay
    Tốc độ bắn700/1000 phát/phút
    Sơ tốc đầu nòng900 m/s
    Tầm bắn hiệu quả725 m
    Chế độ nạpBăng 30 viên tiêu chuẩn
    Băng 60 viên mở rộng
    Băng đạn trống 100 viên
    Ngắm bắnĐầu ruồi; ống ngắm lắp thêm

    AK-12 hay 6P70 (tiếng Nga: 6П70) là mẫu thiết kế mới nhất của dòng súng trường tự động Kalashnikov, chính thức trở thành loại súng bộ binh chủ lực thay thế cho AK-74 của Quân đội Nga.[4]

    Thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

    Mẫu thử nghiệm bị hủy bỏ của AK-12
    Mẫu thử nghiệm ban đầu của AK-12 cùng với các phụ kiện dự kiến.

    Thiết kế của AK-12[5] sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén trích khí dài với khóa nòng xoay giống như hầu hết các khẩu thuộc dòng AK khác. Với 3 chế độ bắn: Bắn phát một, điểm xạ 3 phát một và bắn tự động. Thân trước của súng đã được thiết kế lại để có thể gắn được những ống phóng lựu đạn theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc các loại ống phóng lựu của Nga như GP-25GP30.

    Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi nhưng cũng được có các thanh răng trên thân súng để lắp ống ngắm quang học, ống ngắm ban đêm, đèn laser, chỉ thị mục tiêu và các thiết bị đặc biệt khác. Có thể sử dụng hộp đạn rời chung với các khẩu thuộc dòng AK khác nhưng cũng có thêm một loại hộp đạn mới có 2 rãnh 4 hàng dạn có thể chứa được 60 viên.

    Biến thể và Thông số kỹ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

    AK-12[sửa | sửa mã nguồn]

    Phiên bản sản xuất cuối cùng của súng trường tấn công AK-12 5,45×39mm được cho là đáng tin cậy hơn, chính xác hơn và phù hợp hơn với các yêu cầu mới nhất của quân đội Nga. Nó dựa trên AK-400 (Nguyên mẫu cơ bản) và nó vẫn sử dụng lại đạn 5,45x39mm. Nó có tốc độ bắn theo chu kỳ 700 viên / phút (RPM), chiều dài nòng dài 415 mm (16,3 in), tầm bắn tối đa 800 m (870 yd) và hộp tiếp đạn tiêu chuẩn là 30 viên. Nó cũng tương thích với việc sử dụng các hộp tiếp đạn từ AK-74, RPK-74 và hộp tiếp đạn hình trống 96 viên từ RPK-16.

    Điều khác biệt dễ nhận thấy nhất là đầu ruồi ngắm của dòng AK-12 được đặt lùi về sau, nằm trên ống trích khí. Ở nguyên mẫu thì đầu ruồi này nằm ở đầu nòng như các mẫu AK truyền thống.

    Hiện nay, trong thị trường dân sự, có 1 phiên bản dân sự của AK -12 nhưng thuộc súng trường bán tự động - AK-TR3.

    AK-15[sửa | sửa mã nguồn]

    Mẫu sản xuất cuối cùng của AK-15 với nòng giảm thanh

    Mẫu sản xuất cuối cùng của súng trường tấn công AK-15 7.62×39mm đã được Tập đoàn Kalashnikov phát triển theo chương trình"Ratnik"và nó được lên kế hoạch thay thế súng trường tấn công AK-103. Nó dựa trên AK-400 (Nguyên mẫu cơ bản) và nó sử dụng đạn 7.62x39mm. Nó có trọng lượng 4,16 kg (9,17 lb), chiều dài đầy đủ 1.066 mm (42,0 in), chiều dài nòng súng là 415 mm (16,3 in), tốc độ bắn 700 viên / phút (RPM), sơ tốc đầu nòng 715 m/s, tầm bắn tối đa 800 m (870 yd) và sức chứa của hộp đạn tiêu chuẩn là 30 viên đạn.[6] Nó cũng tương thích với các hộp tiếp đạn từ AKM, AK-103RPK. Sự khác biệt duy nhất giữa AK-12 và AK-15 là cỡ nòng của chúng.[7]

    AK-12K[sửa | sửa mã nguồn]

    Trong ARMY-2017, Tập đoàn Kalashnikov đã giới thiệu các nguyên mẫu của AK-12K, phiên bản nòng ngắn của AK-12.[8][9][10]

    AK-15K[sửa | sửa mã nguồn]

    Trong ARMY-2017, Tập đoàn Kalashnikov cũng đã giới thiệu các nguyên mẫu của AK-15K, phiên bản nòng ngắn của AK-15.

    AK-19[sửa | sửa mã nguồn]

    Mẫu giới thiệu súng trường tấn công AK-19 5.56×45mm được Tập đoàn Kalashnikov cải tiến trên cơ sở của AK-12 sử dụng đạn NATO 5.56×45mm, được giới thiệu tại ARMY-2020 ở Moskva vào cuối tháng 8. Nó có cùng thiết kế và công thái học, cũng như các thông số kỹ thuật tương tự như AK-12, như trọng lượng 3,35 kg, chiều dài nòng súng là 415 mm, tốc độ bắn 700 viên / phút (RPM). Nó sử dụng loại hộp tiếp đạn 30 viên.[11]

    Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

    Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

    Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

    1. ^ “Новый"калашников"сделали для одноруких солдат (The new"Kalashnikov"...)”. Izvestia. ngày 25 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2011.
    2. ^ a b “Modern Firearms - Kalashnikov AK-12 assault rifle”. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2012.
    3. ^ “AK-12 Assault Rifle Information”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2012.
    4. ^ "Ижмаш"официально представил новый автомат АК”. Truy cập 17 tháng 2 năm 2015.
    5. ^ “AK-12”.
    6. ^ “Army 2016: Kalashnikov shows AK-15 assault rifle, MA PDW | IHS Jane's 360”. www.janes.com. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2017.
    7. ^ Sputnik. “Sniper Machinegun: Kalashnikov Unveils Universal Weapon for Special Forces”. sputniknews.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2017.
    8. ^ H., Hrachya. “[ARMY-2017] Other Kalashnikov Concern News: AK-12K and AK-15K, Airsoft Guns, Scopes, Boats and Bikes”. The Firearm Blog. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2017.
    9. ^ “[TMP]"Kalashnikov unveils AK-12K short version of AK-12"Topic”. theminiaturespage.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2017.
    10. ^ Administrator. “New AK-12K Kalashnikov assault rifle Russia Army 2017 13108172 | Army-2017 Show Daily News Coverage Report | Defence security military exhibition 2017 daily news category”. www.armyrecognition.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2017.
    11. ^ “The AK-19: Kalashnikov announces new lightweight assault rifle to be presented at military expo”. Bulgarian Military. ngày 18 tháng 8 năm 2020.[liên kết hỏng]

    Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]