Amatsukaze (tàu khu trục Nhật)

Tàu khu trục Amatsukaze trên đường đi, 17 tháng 10 năm 1940
Lịch sử
Nhật Bản
Tên gọi Amatsukaze
Đặt hàng 1937
Đặt lườn 14 tháng 2 năm 1939
Hạ thủy 19 tháng 10 năm 1939
Nhập biên chế 26 tháng 10 năm 1940
Xóa đăng bạ 10 tháng 8 năm 1945
Số phận Bị máy bay Không lực Mỹ đánh chìm phía Đông Amoy, 6 tháng 4 năm 1945
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu khu trục Kagerō
Trọng tải choán nước
  • 2.000 tấn Anh (2.032 t) (tiêu chuẩn)
  • 2.500 tấn Anh (2.540 t) (đầy tải)
Chiều dài
  • 116,20 m (381 ft 3 in) (mực nước)
  • 118,50 m (388 ft 9 in) (chung)
Sườn ngang 10,80 m (35 ft 5 in)
Mớn nước 3,76 m (12 ft 4 in)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước Kanpon
  • 3 × nồi hơi ống nước Kampon
  • 2 × trục
  • công suất 52.000 mã lực (38,8 MW)
Tốc độ 35,5 hải lý trên giờ (40,9 mph; 65,7 km/h)
Tầm xa 5.000 nmi (9.300 km) ở tốc độ 18 kn (21 mph; 33 km/h)
Thủy thủ đoàn tối đa 239
Vũ khí

Amatsukaze (tiếng Nhật: 天津風) là một tàu khu trục hạng nhất của Hải quân Đế quốc Nhật Bản thuộc lớp Kagerō đã phục vụ tại Mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Trong năm đầu tiên của chiến tranh, Amatsukaze dưới quyền chỉ huy của Tameichi Hara đã tham gia Trận chiến biển Java, Trận chiến Đông Solomons, Trận chiến quần đảo Santa Cruz và trận Hải chiến Guadalcanal, trong đó nó bị hư hại nặng sau khi đánh chìm tàu khu trục Mỹ Barton bằng một quả ngư lôi. Ngày 16 tháng 1 năm 1944, nó bị hư hại bởi một cuộc tấn công của tàu ngầm Redfin.

Vào ngày 6 tháng 4 năm 1945, Amatsukaze bị máy bay ném bom B-25 Mitchell của Không lực Mỹ tấn công ở cách 10 km (6 hải lý) về phía Đông Amoy, ở tọa độ (24°30′B 118°10′Đ / 24,5°B 118,167°Đ / 24.500; 118.167). Thủy thủ đoàn tìm cách làm mắc cạn con tàu để tránh bị đắm, nhưng mọi nỗ lực giải cứu con tàu bị đình chỉ vào ngày 8 tháng 4. Đến ngày 10 tháng 4, con tàu bị phá hủy bằng chất nổ.

Amatsukaze được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 10 tháng 8 năm 1945.

Amatsukaze (ở giữa bên dưới) đang cơ động tốc độ cao né tránh cuộc ném bom tầm cao của máy bay B-17 Flying Fortress nhắm vào tàu sân bay Ryūjō (ở giữa bên phải) đã bị hư hại trong Trận chiến Đông Solomons.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]