Anthoscopus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Anthoscopus
Phàn tước châu Phi (Anthoscopus caroli)
Phân loại khoa học e
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Aves
Bộ: Passeriformes
Họ: Remizidae
Chi: Anthoscopus
Cabanis, 1851
Loài điển hình
Sylvia minuta
Shaw, 1812

Anthoscopus là một chi chim trong Họ Phàn tước (Remizidae). Chi này phân bố giới hạn trong Châu Phi Hạ Sahara, từ Sahel đến Nam Phi. Không giống như các loài phân bố ở lục địa Á-Âu, những loài này thường không di cư. Thay vào đó, chúng sống gần nơi sinh sản của chúng quanh năm. Sáu loài trong chi phân bố ở một loạt môi trường sống, từ sa mạc, rừng rậm đến rừng nhiệt đới.

Tổ chim[sửa | sửa mã nguồn]

Những chiếc tổ rũ xuống và được xây dựng đầy cầu kỳ của chúng có những lối vào giả phía trên lối vào thật, và những lối vào này lần lượt dẫn vào một căn buồng giả. Buồng làm tổ thực sự được chim bố mẹ tiếp cận bằng cách mở một nắp ẩn, đi vào rồi đóng nắp lại. Hai bên lối vào được bịt kín bằng mạng nhện dính. Những lối vào giả này được sử dụng để gây nhầm lẫn cho những kẻ săn mồi tiềm tàng và bảo vệ trứng và chim con.[1]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Chi Anthoscopus được nhà điểu học người Đức Jean Cabanis giới thiệu vào năm 1851, với phàn tước phương nam (Anthoscopus minutus) là loài điển hình.[2][3] Tên chi là sự kết hợp của hai từ Hy Lạp cổ đại anthos (có nghĩa là "hoa") và skopos (nghĩa là "người tìm kiếm").[4]

Chi này bao gồm 6 loài:[5]

Hình ảnh Tên thông thường Tên khoa học Phân bố
Phàn tước Sennar Anthoscopus punctifrons Cameroon, Tchad, Eritrea, Ethiopia, Mali, Mauritania, Niger, Nigeria, Senegal và Sudan.
Phàn tước vàng Anthoscopus parvulus Bénin, Burkina Faso, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Tchad, Cộng hòa Dân chủ Congo, Bờ Biển Ngà, Gambia, Ghana, Guinea, Mali, Mauritania, Nigeria, Senegal, Nam Sudan và Togo.
Phàn tước màu chuột Anthoscopus musculus Ethiopia, Kenya, Somalia, Nam Sudan, Tanzania và Uganda.
Phàn tước rừng Anthoscopus flavifrons Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Bờ Biển Ngà, Gabon, Ghana, Liberia và Nigeria.
Phàn tước châu Phi Anthoscopus caroli Angola, Botswana, Burundi, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Kenya, Malawi, Mozambique, Namibia, Rwanda, Nam Phi, Swaziland, Tanzania, Uganda, Zambia và Zimbabwe.
Phàn tước phương nam Anthoscopus minutus Angola, Botswana, Namibia, Nam Phi và Zimbabwe.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Madge, Steve (2008). “Family Remizidae (Penduline-tits )”. Trong Josep, del Hoyo; Andrew, Elliott; David, Christie (biên tập). Handbook of the Birds of the World. Volume 13, Penduline- to Shrikes. Barcelona: Lynx Edicions. tr. 52–75. ISBN 978-84-96553-45-3.
  2. ^ Cabanis, Jean (1850–1851). Museum Heineanum : Verzeichniss der ornithologischen Sammlung des Oberamtmann Ferdinand Heine, auf Gut St. Burchard vor Halberstadt (bằng tiếng German và Latin). 1. Halberstadt: R. Frantz. tr. 89.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  3. ^ Paynter, Raymond A. Jr biên tập (1986). Check-List of Birds of the World. 12. Cambridge, Massachusetts: Museum of Comparative Zoology. tr. 64.
  4. ^ Jobling, James A. (2010). The Helm Dictionary of Scientific Bird Names. London: Christopher Helm. tr. 49. ISBN 978-1-4081-2501-4.
  5. ^ Gill, Frank; Donsker, David; Rasmussen, Pamela biên tập (tháng 1 năm 2022). “Waxwings and allies, tits, penduline tits”. IOC World Bird List Version 12.1. International Ornithologists' Union. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]