Acid hydrobromic

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Axit bromhydric)
Acid bromhydric
Nhận dạng
Số CAS10035-10-6
Số EINECS233-113-0
Số RTECSMW3850000
Thuộc tính
Công thức phân tửHBr
Khối lượng mol80.91 g/mol
Bề ngoàichất lỏng không màu
Khối lượng riêng1.49 g/cm³ (48% w/w aq.)
Điểm nóng chảy-11 °C (47-49% w/w tinh khiết)
Điểm sôi122 °C at 700mmHg (47-49% w/w tinh khiết)
Độ hòa tan trong nướcdung dịch tan
Độ axit (pKa)−9
Các nguy hiểm
MSDSICSC 0282
Phân loại của EUChất ăn mòn (C)
Chỉ mục EU035-002-01-8
NFPA 704

0
3
1
 
Chỉ dẫn S(S1/2), S7/9, S26, S45
Điểm bắt lửaKhông bắt lửa
Các hợp chất liên quan
Anion khácAcid fluorhydric
Acid chlorhydric
Acid iodhydric
Acid astatinhydric
Hợp chất liên quanHydro bromide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Acid bromhydric là một acid mạnh, được tạo thành khi hòa tan phân tử khí hydro bromide trong nước. Acid này có hằng số điện li pKa là - 9. Acid bromhydric mạnh hơn acid chlorhydric nhưng yếu hơn acid iodhydric, và là một trong các acid vô cơ mạnh nhất được biết đến.

Ứng dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Acid bromhydric chủ yếu được sử dụng để điều chế các muối bromide, đặc biệt là kẽm bromide, calci bromide và natri bromide. Đây cũng là một chất hữu ích trong điều chế các hợp chất brom hữu cơ. Một số ête bị phân ly khi dùng HBr. Acid bromhydric cũng là chất xúc tác cho các phản ứng ankyl hóa và giúp tách chiết các quặng. Những hợp chất brom hữu cơ quan trọng trong công nghiệp được điều chế từ HBr là allyl bromide, tetrabromobis(phenol) và acid bromoaxetic.[1] doi:10.1002/14356007.a04_405.

Điều chế[sửa | sửa mã nguồn]

Acid bromhydric được điều chế trong phòng thí nghiệm qua phản ứng giữa Br2, SO2 với nước.[2]

Br2 + SO2 + 2 H2O → H2SO4 + 2 HBr

Một cách điều chế khác, điển hình hơn, là cho khí hydro bromide hòa tan trong nước.

Người ta thường điều chế acid bromhydric trong công nghiệp bằng cách cho bromin Br2 tác dụng với lưu huỳnh hoặc phosphor và nước. Điện phân dung dịch cũng tạo ra HBr.[2]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Michael J. Dagani, Henry J. Barda, Theodore J. Benya, David C. Sanders "Bromine Compounds" in Ullmann's Encychlorpedia of Industrial Chemistry" Wiley-VCH, Weinheim, 2000.
  2. ^ a b Scott, A. (1900). “Preparation of pure hydrobromic acid”. J. Chem. Soc., Trans. 77: 648–650. doi:10.1039/ct9007700648.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Hydrogen bromide tại Wikimedia Commons