Bài ca ra trận

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài ca ra trận
Thể loạiTâm lý, chiến tranh, lãng mạn
Kịch bảnHồng Lực
Trần Đắc
Đạo diễnTrần Đắc
Diễn viênDũng Nhi, Như Quỳnh
Nhạc phimTô Hải
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Sản xuất
Địa điểmHà Nội
Bố trí cameraNguyễn Quang Tuấn[1]
Thời lượng96 phút
Đơn vị sản xuấtHãng phim truyện Việt Nam
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTC1
Quốc gia chiếu đầu tiên Việt Nam
Phát sóng1973 – 1975

Bài ca ra trận là một bộ phim mô tả cuộc chiến tranh Việt Nam dưới góc nhìn lãng mạn của đạo diễn Trần Đắc.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Nam (Dũng Nhi) - một chiến sĩ trẻ - bị thương nặng trong một trận đánh được đưa về quân y viện chữa trị, anh đối mặt với những ngày tháng đen tối nhất trong đời: Đôi mắt không còn nhìn thấy được ánh sáng, xung quanh là những thương binh nặng vật vã đau đớn suốt ngày đêm. Hoài bão, những hồi ức trong sáng và sự gần gũi chăm sóc của cô y tá xinh đẹp Mai (Như Quỳnh) dần dần đưa anh vượt qua cú sốc này.

Trên bước đường chiến đấu của Nam, những hồi ức tươi trẻ về cả một thế hệ hăng say lên đường ra tiền tuyến hiện lên và xuất hiện những con người đã bỏ lại sau lưng biết bao đam mê tuổi trẻ để cầm súng chiến đấu bảo vệ quê hương…

Diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

Ê-kíp[sửa | sửa mã nguồn]

Hậu trường[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù là một bộ phim về chiến tranh, nhưng tâm điểm của bộ phim lại không nằm ở những cuộc chiến đấu khốc liệt mà tập trung khắc họa nỗ lực sống đẹp, sống có ích của những người lính trở về không lành lặn.

Bộ phim thực sự là một câu chuyện đẹp như một bài thơ giữa bối cảnh chiến trường ác liệt. Bài ca ra trận cũng là bài ca về lòng yêu nước, lý tưởng sống cao thượng của những người trẻ tuổi. Bài ca ra trận đã sử dụng nhiều thủ pháp điện ảnh lần đầu tiên xuất hiện trong phim Việt Nam tới khi đó để kể một câu chuyện chiến tranh theo một cách khác thường, độc đáo và rất thơ.

Sự kiện thú vị[sửa | sửa mã nguồn]

Bài ca ra trận khắc họa chân dung một người anh hùng có thật, đó là anh hùng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thiếu tướng Lê Mã Lương, ông hiện là Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự (28A Điện Biên Phủ - Hà Nội), một người từng là biểu tượng của lớp lớp thanh niên Việt Nam trong những năm tháng đánh Mỹ, với câu nói nổi tiếng: "Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù !", và "Cuộc sống chỉ cao quý khi con người ta có lý tưởng !".

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Lễ trao giải Hạng mục Kết quả Nguồn
1975 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 3 Phim truyện điện ảnh Bông sen bạc [3][4]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tính chuyên nghiệp trong nghệ thuật tạo hình của Nguyễn Quang Tuấn 1 Lưu trữ 2010-12-19 tại Wayback Machine 2 Lưu trữ 2011-05-05 tại Wayback Machine 3 Lưu trữ 2011-05-05 tại Wayback Machine 4[liên kết hỏng]
  2. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 215.
  3. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 800.
  4. ^ Malo & Williams (1994), tr. 266.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

  • Malo, Jean-Jacques; Williams, Tony (1994). Vietnam War Films: Over 600 Feature, Made-for-TV, Pilot, and Short Movies, 1939-1992, from the United States, Vietnam, France, Belgium, Australia, Hong Kong, South Africa, Great Britain, and Other Countries (bằng tiếng Anh). McFarland. ISBN 9780899507811.
  • Nhiều tác giả (2007). Hành trình nghiên cứu điện ảnh Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. OCLC 989966481.
  • Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994). Diễn viên điện ảnh Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. OCLC 33133770.