Bàng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bàng
Một cây bàng ở Bình Định
Phân loại khoa học edit
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Eudicots
nhánh: Rosids
Bộ: Myrtales
Họ: Combretaceae
Chi: Terminalia
Loài:
T. catappa
Danh pháp hai phần
Terminalia catappa
L., 1767[2]
Các đồng nghĩa[3]

Bàng (danh pháp hai phần: Terminalia catappa) là một loài cây thân gỗ lớn sinh sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới, thuộc họ Trâm bầu (Combretaceae). Nguồn gốc của loài này hiện vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi, nó có thể có nguồn gốc từ Ấn Độ, bán đảo Mã Lai hay New Guinea.

Loài cây này có thể mọc cao tới 35 m, với tán lá mọc thẳng, đối xứng và các cành nằm ngang. Khi cây già hơn thì tán lá của nó trở nên phẳng hơn để tạo thành hình dáng giống như cái bát trải rộng. Lá to, dài khoảng 15–25 cm và rộng 10–14 cm, hình trứng, xanh sẫm và bóng. Đây là loài cây có lá sớm rụng về mùa khô; trước khi rụng thì các lá chuyển màu thành màu đỏ ánh hồng hay nâu vàng, do các sắc tố như violaxanthin, lutein hay zeaxanthin.

Hoa nở vào mùa hè.Hoa đơn tính cùng gốc với các hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây. Cả hai loại hoa có đường kính khoảng 1 cm, có màu trắng hơi xanh, không lộ rõ, không có cánh hoa; chúng mọc trên các nách lá hoặc ở đầu cành. Quả thuộc loại quả hạch dài 5–7 cm và rộng 3-5,5 cm, khi non có màu xanh lục, sau đó ngả sang màu vàng và cuối cùng có màu đỏ khi chín, chứa một hạt.

Trồng và sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

quả bàng

Bàng được trồng trong khu vực nhiệt đới như là một loại cây cảnh hay để lấy bóng râm nhờ tán lá lớn và rậm. Quả ăn được và có vị hơi chua. Hạt bàng thì dùng làm nguyên liệu để chế biến thành đặc sản mứt. Gỗ có màu đỏ, rắn chắc và chống thấm nước khá tốt; tại Polynesia người ta dùng nó để đóng các loại canoe (xuồng gỗ).

Lá chứa một số flavonoid (chẳng hạn kamferol hay quercetin) cũng như các chất tanin (như punicalin, punicalagin, tercatin), các chất saponinphytosterol. Do chứa nhiều hóa chất nên lá và vỏ thân cây bàng còn được sử dụng trong nhiều nền y học cổ truyền khác nhau vào một số mục đích. Chẳng hạn, tại Đài Loan người ta dùng các lá rụng làm thuốc chữa một số bệnh liên quan tới gan. Tại Suriname, chè được làm từ lá bàng được dùng để chữa các bệnh như lỵtiêu chảy. Người ta cũng cho rằng lá bàng có chứa các chất ngăn cản ung thư (mặc dù không thấy chúng thể hiện khả năng chống ung thư) và các đặc trưng chống oxy hóa cũng như chống phá hủy bộ nhiễm sắc thể.

Bộ sưu tập[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Thomson, L.; Evans, B. (2019). Terminalia catappa. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2019: e.T61989853A61989855. doi:10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T61989853A61989855.en. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Carl Linnaeus, 1767. Terminalia catappa. Mantissa Plantarum. Generum Editionis vi et Specierum Editionis ii 128.
  3. ^ “Plant of the World Online”.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]