Bãi Quảng Nghĩa

Thực thể địa lý tranh chấp
Bãi Quảng Nghĩa
Ảnh vệ tinh chụp bãi Quảng Nghĩa (tháng 8 năm 2023)
Địa lý
Vị trí của bãi Quảng Nghĩa
Vị trí của bãi Quảng Nghĩa
bãi Quảng Nghĩa
Vị tríBiển Đông
Tọa độ16°19′40″B 112°41′10″Đ / 16,32778°B 112,68611°Đ / 16.32778; 112.68611 (bãi Quảng Nghĩa)
Quốc gia quản lý Trung Quốc
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan
Thành phốCao Hùng

Quốc gia

 Trung Quốc
TỉnhHải Nam

Quốc gia

 Việt Nam
Thành phốĐà Nẵng
Vị trí của bãi Quảng Nghĩa trong quần đảo Hoàng Sa

Bãi Quảng Nghĩa (tiếng Anh: Jehangire Bank hoặc Jehangire Reefs; tiếng Trung: 湛涵灘; bính âm: Zhànhán tān) là một tập hợp ba bãi san hô ngầm riêng biệt thuộc nhóm đảo An Vĩnh của quần đảo Hoàng Sa. Bãi này nằm về phía nam của hòn Tháp và cách bãi Châu Nhai khoảng 5 hải lý (9,3 km) về hướng đông đông bắc.[1]

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Quảng Nghĩa là phiên âm Hán Việt tên gọi (廣義) của tỉnh Quảng Ngãi Nhà Nguyễn (廣義省).

Tên gọi nhóm đảo An Vĩnh được Việt Nam đặt theo tên gọi của một xã cổ thuộc phủ Quảng Nghĩa (Quảng Ngãi) sau này là thuộc tỉnh Quảng Ngãi.[2] Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn có viết: "Xã Phú Xuân thuộc huyện Bình Sơn và xã Phước Khương thuộc huyện Chương Nghĩa phủ Quảng Nghĩa đều ở gần sông,... Xã Yên Vĩnh (An Vĩnh) thuộc huyện Bình Sơn phủ Quảng Nghĩa ở gần bãi biển,..."[3].

Tình trạng[sửa | sửa mã nguồn]

Bãi Quảng Nghĩa là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài LoanTrung Quốc. Vì là bãi ngầm hoàn toàn chìm sâu trên 12,8 m dưới mực nước biển[1], nên không một quốc gia nào thực sự kiểm soát bãi Quảng Nghĩa, Trung Quốc kiểm soát vùng biển trên bãi ngầm này bằng các lệnh cấm biển hàng năm, nhưng Việt Nam liên tục phản đối[4], đồng thời ngư dân Việt Nam vẫn tham gia đánh bắt hải sản trên bãi ngầm và vùng biển xung quang đảo Linh Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa[5][6][7], và tàu hải quân Hoa Kỳ những năm gần đây vẫn thường xuyên thực hiện các hoạt động tuần tra tự do hành hải (FONOP-Freedom of Navigation Operation in the South China Sea) tại vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa[8] trong đó có vùng biển bãi Quảng Nghĩa.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Phillips, John; Hydrographic Department, Great Britain (1906). The China Sea Directory, Volume 2 (ấn bản 5). Hydrographic Office, Admiralty, by Eyre and Spottiswoode, printers to the King's Most Excellent Majesty. tr. 124.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa, Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đăng ngày 23 tháng 9 năm 2011.
  3. ^ Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục (bản dịch quốc ngữ), quyển 1, trang 208.
  4. ^ Vũ Anh, VnExpress, "Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc ở Biển Đông", đăng ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  5. ^ Hoàng Trọng, báo Thanh niên, "Tàu cá Việt Nam bị tàu nước ngoài đâm chìm ở Hoàng Sa", đăng ngày 9 tháng 1 năm 2016.
  6. ^ Chí Đại, báo Đại đoàn kết, "Mất liên lạc với tàu cá có 5 ngư dân bị tàu Trung Quốc đâm chìm", đăng ngày 12 tháng 7 năm 2016.
  7. ^ Quỳnh Trung, báo Tuổi trẻ, "Tàu cá Việt Nam bị đâm ở Hoàng Sa, chính phủ Trung Quốc không thể vô can", đăng ngày 15 tháng 6 năm 2020.
  8. ^ Kông Anh, VTC news, "Mỹ điều tàu chiến tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông", đăng ngày 10 tháng 4 năm 2023.