Bộ Cá chép răng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bộ Cá chép răng
Thời điểm hóa thạch: 75.14–0 triệu năm trước đây
Creta - nay[1]
Mummichog
(Fundulus heteroclitus heteroclitus)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
(không phân hạng)Ovalentaria
Bộ (ordo)Cyprinodontiformes
L. S. Berg, 1940[2]
Các phân bộ
Danh pháp đồng nghĩa
Microcyprini Regan, 1909

Bộ Cá chép răng hay bộ Cá bạc đầu (danh pháp khoa học: Cyprinodontiformes)[3] là một bộ cá vây tia, bao gồm chủ yếu là cá nhỏ, nước ngọt. Nhiều loài cá cảnh, chẳng hạn như killifish và họ Cá ăn muỗi (Poeciliidae). Chúng có quan hệ họ hàng gần với bộ Cá suốt (Atheriniformes) và đôi khi được gộp chung với chúng. Trong tiếng Anh chúng được gọi là toothcarps (cá chép răng), mặc dù chúng không thực sự gần gũi với Bộ Cá chép thật sự. Bộ Cá chép thuộc về nhánh Ostariophysi, trong khi Cá chép răng thuộc nhóm Acanthopterygii.

Tên gọi Cá sóc[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây bộ này được sách báo, tài liệu Việt Nam gọi là bộ Cá sóc, vì chi Cá sóc (Oryzias) được xếp vào họ Cyprinodontidae, thuộc bộ này theo hệ thống phân loại của Lindberg (Nga). Nhưng tại Wikipedia, chúng được xếp theo hệ thống phân loại của Anh Mỹ và thuộc họ Cá sóc (Adrianichthyidae), bộ Cá nhói. Do đó, để tránh trùng lặp và sai tên (vì lúc đó họ Cyprinodontidae và bộ Cyprinodontiformes không còn chứa cá sóc nữa và họ Cyprinodontidae cũng không có loài nào khác ở Việt Nam), nên bộ này phải mang tên mới là bộ Cá chép răng hay bộ Cá bạc đầu.

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Các thành viên của bộ này đáng chú ý bởi sự cư ngụ ở môi trường khắc nghiệt, chẳng hạn như nước muối hoặc nước rất ấm áp, nước chất lượng kém, hoặc các tình huống bị cô lập khi không có các loại cá khác xảy ra. Chúng thường là động vật ăn tạp, và thường sống gần bề mặt, nơi mà nước giàu oxy đền bù cho bất lợi về môi trường.

Chúng có miệng nhỏ, mắt to, một vây lưng đơn, và vây đuôi tròn. Loài lớn nhất là cá bốn mắt Thái Bình Dương (Anableps dowei), đo được 34 cm (13 inch)[4] trong khi loài nhỏ nhất Heterandria formosa), chỉ dài 8 mm (0,31 inch) ở cá trưởng thành.[5]

Hệ thống học[sửa | sửa mã nguồn]

Cá bảy màu.

Bộ Cá chép răng hay Cá bạc đầu Cyprinodontiformes

  • Phân bộ Cá bạc đầu Aplocheiloidei (tất cả đều đẻ trứng - noãn sinh)
  • Phân bộ Cá chép răng Cyprinodontoidei
    • Liên họ Cá killi Bắc Mỹ Funduloidea (noãn sinh)
      • Họ Cá killi Trung Mỹ Profundulidae – cá killi Trung Mỹ (noãn sinh)
      • Họ Goodeidae – splitfins (thai sinh)
      • Họ Cá killi Bắc Mỹ Fundulidae – cá killi Bắc Mỹ (noãn sinh)
    • Liên họ Cá killi Địa Trung Hải Valencioidea (noãn sinh)
      • Họ Cá killi Địa Trung Hải Valenciidae – cá killi Địa Trung Hải
    • Liên họ Cá chép răng Cyprinodontoidea (noãn sinh)
    • Liên họ Cá ăn muỗi hay Cá khổng tước Poecilioidea
      • Họ Cá bốn mắt Anablepidae – cá bốn mắt và họ hàng (noãn thai sinh)
      • Họ Cá ăn muỗi hay Cá khổng tước Poeciliidae – cá khổng tước, cá bảy màu và họ hàng (một số noãn sinh, một số noãn thai sinh)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Andrew J. Helmstetter, Alexander S. T. Papadopulos, Javier Igea, Tom J. M. Van Dooren, Armand M. Leroi & Vincent Savolainen, 2016. Viviparity stimulates diversification in an order of fish. Nature Communications 7: 11271, doi:10.1038/ncomms11271.
  2. ^ Лев Семёнович Берг (Lev Semenovich Berg), 1940. Система рыбообразных и рыб, ныне живущих и ископаемых (The classification of fishes, both recent and fossil). Trudy Zoologicheskogo Instituta Akademiia Nauk SSSR 5: 87–517, fig. 1-190.
  3. ^ "Cyprinodontiformes". FishBase. Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Phiên bản {{{month}}} năm 2021. N.p.: FishBase, 2021.
  4. ^ “Anableps dowi”. Truy cập 5 tháng 10 năm 2015.
  5. ^ Parenti, Lynne R. (1998). Paxton, J.R. & Eschmeyer, W.N. (biên tập). Encyclopedia of Fishes. San Diego: Academic Press. tr. 148–151. ISBN 0-12-547665-5.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)