Bao giờ cho đến tháng Mười

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bao giờ cho đến tháng Mười
Đạo diễnĐặng Nhật Minh
Sản xuấtHãng phim truyện Việt Nam
Tác giảĐặng Nhật Minh
Diễn viên
Âm nhạcPhú Quang
Quay phim
Công chiếu
1984
Độ dài
82 phút
Ngôn ngữTiếng Việt

Bao giờ cho đến tháng Mười là một bộ phim tâm lý do Nghệ sĩ nhân dân Đặng Nhật Minh đạo diễn, ra mắt lần đầu năm 1984. Đây không chỉ là một bộ phim thành công và kinh điển của điện ảnh Việt Nam những năm đầu thập niên 1980,[2] mà còn là 1 trong 18 bộ phim châu Á xuất sắc nhất mọi thời đại do CNN bình chọn.[3]

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Bài thơ viết trên cánh diều

Bao giờ cho đến tháng mười
Lúa chín trên cánh đồng giông bão
Ta để lại sau lưng những ngày dài mong đợi
Những mất mát hi sinh, chịu đựng, khổ đau
Khi trời thu vẫn xanh mãi trên đầu

Đặng Nhật Minh

Trở về nhà sau chuyến đi thăm chồng ở biên giới Tây Nam, Duyên mang trong mình nỗi đau khôn tả: biết tin chồng chị đã hi sinh. Trên thuyền trở về, chị đã bị ngã xuống sông và được thầy giáo Khang cứu sống. Duyên giấu chuyện chồng hi sinh với mọi người trong gia đình đặc biệt là đối với người cha già đang có bệnh nặng.[4] Để an ủi cha, Duyên nhờ Khang viết hộ những bức thư hỏi thăm gia đình như khi chồng chị còn sống. Những bức thư này đã mang lại niềm vui cho gia đình, nhưng nỗi đau thì một mình cô phải chịu đựng, nước mắt nuốt vào trong. Thế rồi, có nhiều tiếng đồn dị nghị rằng Duyên và thầy giáo Khang hai người có tư tình. Đến khi cảm thấy mình yếu, không còn sống được bao lâu, người cha chồng bảo Duyên gọi điện cho con trai về để gặp lần cuối. Đến lúc này, tin chồng mất đã không giấu được nữa...

Diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

Kiểm duyệt[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng như nhiều bộ phim khác của mình, kịch bản Bao giờ cho đến tháng Mười do chính tay đạo diễn Đặng Nhật Minh soạn. Ngay sau khi trình kịch bản cho Cục Điện ảnh Việt Nam, ông đã được cảnh báo rằng, bộ phim có thể được phép quay nếu người góa phụ không yêu thầy giáo của làng. Mặc dù Đặng Nhật Minh đồng ý nhưng ông vẫn ám chỉ điều này trong các tình tiết phim. Mặc dù việc chiếu thử cho các cơ quan chức năng của Việt Nam diễn ra suôn sẻ, nhưng các quan chức tiếp tục đặt vấn đề với một số nội dung được cho là "mê tín dị đoan": phiên chợ âm dương và hình ảnh người chồng quá cố của cô Duyên xuất hiện trong các giấc mơ.[11]

Dù được một số nhà nghiên cứu nước ngoài đánh giá đây là một điều rất đúng và phù hợp với tính cách và văn hóa người Việt, nhưng những chi tiết này này đã khiến bộ phim bị xét duyệt 13 lần trước khi được cố Tổng Bí thư Trường Chinh cho phép ra mắt khán giả.[12][13] Việc liên tục bị xét duyệt đã khiến đạo diễn Đặng Nhật Minh cảm thấy mình như "kẻ tội phạm bị các phiên tòa lôi ra xét xử liên tục".[14] Tâm linh vốn là một trong những đặc điểm không thể tách rời khỏi cuộc sống trong văn hóa người Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Văn hóa đương thời là ông Đình Quang cũng nhận định, khi nào người Việt Nam còn có bàn thờ thì phiên chợ âm dương trong bộ phim vẫn sẽ có chỗ đứng của nó.[15]

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi được cấp phép, Đặng Nhật Minh bắt tay vào thực hiện bộ phim. Lúc bấy giờ, Việt Nam vẫn trong thời bao cấp, mọi việc đều phụ thuộc vào nhà nước, và đoàn làm phim được phân cho một máy quay phim cũ của Liên Xô. Vì chất lượng máy quay phim quá kém nên rất nhiều thước phim đã bị hỏng. Điều này khiến cho đạo diễn Đặng Nhật Minh mất kiên nhẫn và quyết định đến mượn máy quay phim tại Viện Sốt rét ký sinh trùng và côn trùng, nơi cha ông từng là viện trưởng. Đây vốn là chiếc máy quay do Liên Xô viện trợ cho Viện để quay các bộ phim giáo khoa về phòng chống sốt rét.[16]

Ban đầu, người đảm nhận quay chính là Nguyễn Mạnh Lân, vốn là giảng viên quay phim của Trường Điện ảnh Việt Nam. Tuy nhiên, khi bộ phim đang thực hiện thì Nguyễn Lân nhận được thông báo sang giảng dạy tại Campuchia trong vòng 1 tháng. Không muốn đoàn làm phim phải kéo dài thời gian, Đặng Nhật Minh quyết định để phó quay Phạm Tiến Đạt thay thế vị trí quay chính. Điều này đã khiến Nguyễn Mạnh Lân không vừa ý và tuyên bố sẽ không quay trở về đoàn làm phim nữa. Giám đốc hãng phim lúc bấy giờ là Hải Ninh vốn không chấp nhận việc để phó quay phim đảm nhận quay chính, nhưng sau đó đã cử thêm nhà quay phim Nguyễn Đăng Bảy đến hỗ trợ đoàn phim.[16]

Mặc dù thời điểm này đã là năm 1984, gần 1 thập kỷ sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, bộ phim cũng ra đời sau nhiều bộ phim khác cùng về đề tài sự mất trong chiến tranh, nhưng đạo diễn Đặng Nhật Minh vẫn e ngại rằng những điều mình thể hiện có thể bị hiểu lệch lạc. Trong bài báo "Lời tự sự của người làm phim" đăng trên Tạp chí Điện ảnh số 2 năm 1985, Đặng Nhật Minh đã dẫn lại một đoạn trích trong lời tựa của kịch bản:[17]

Công chiếu[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim chính thức được phát sóng trên truyền hình Việt Nam vào năm 1984.[19] Năm 1985, không chỉ xuất hiện tại Liên hoan phim quốc tế Moskva, Bao giờ cho đến tháng Mười còn được công chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Hawaii,[20] đánh đấu lần đầu tiên một bộ phim điện ảnh Việt Nam được trình chiếu tại một liên hoan phim của Hoa Kỳ.[21][22] Năm 1988, bộ phim tiếp tục xuất hiện tại Liên hoan phim quốc tế Hồng Kông (en).[22] Năm 1989, Liên hoan phim Hawaii đã công chiếu bộ phim này một lần nữa.[23] Về sau, bộ phim liên tục được công chiếu tại nhiều liên hoan phim quốc tế như Liên hoan phim Toronto,[24] Liên hoan phim BusanLiên hoan phim Bengaluru (en).[25]

Đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Không chỉ vướng mắc ở khâu kiểm duyệt kịch bản, sau khi bộ phim ra mắt cũng đã nhận được nhiều ý kiến khen chê trái chiều khác nhau. Trong đó có 1 ý kiến cho rằng:

Cũng từ những nhận xét như vậy mà tại buổi tổng kết nghệ thuật năm 1984 của Xí nghiệp Phim truyện Việt Nam, nhiều nhà sáng tác và phê bình đánh giá rằng mục đích của bộ phim chưa được làm rõ.[17] Mặc dù nhận nhiều ý kiến trái chiều, nhưng bộ phim không chỉ giành được 7 giải thưởng tại Liên hoan phim Việt Nam bao gồm Bông sen vàng, mà còn được chào đón ở nhiều liên hoan phim quốc tế và nhận được nhiều giải thưởng, đề cử. Bộ phim được dư luận đánh giá là đỉnh cao trong sáng tác của Đặng Nhật Minh.[26]

Ngay tại lần đầu tiên được công chiếu tại Liên hoan phim Hawaii, bộ phim đã rất được khán giả quốc tế đón nhận. Bộ phim đã mô tả lại cuộc chiến từ một góc nhìn mà hầu hết người Mỹ chưa bao giờ được nhìn thấy từ những tác phẩm của Hollywood.[27] Cùng 5 bộ phim quốc tế khác, Bao giờ cho đến tháng Mười đã được đề cử Giải thưởng Trung tâm Đông Tây cho bộ phim mang lại hiểu biết chuyên nghiệp tốt nhất giữa các dân tộc Châu Á, Thái Bình Dương và Hoa Kỳ.[28] Sự thành công rực rỡ với cả giới phê bình lẫn công chúng đã giúp bộ phim giành được giải đặc biệt từ ban giám khảo.[21] Ngoài ra, bộ phim còn nhận được bằng khen của Ủy ban Bảo vệ hòa bình tại Liên hoan phim quốc tế Moskva.[29]

Tính đến năm 2006, đây là một trong các 30 bộ phim được thư viện thành phố Fukuoka lưu giữ bảo quản tại phòng lưu trữ số 3.[30] Ngày 15 tháng 9 năm 2008, CNN đánh giá "Bao giờ cho đến tháng Mười" là một trong 18 bộ phim châu Á xuất sắc mọi thời đại.[31][32] Một số tài liệu nhận định rằng, bộ phim xứng đáng được xếp vào hàng những tác phẩm kinh điển của thế giới.[33]

Giải thưởng và đề cử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Lễ trao giải Hạng mục Đối tượng đề cử Kết quả Nguồn
1985 Liên hoan phim quốc tế Hawaii Giải thưởng ban giám khảo Giải đặc biệt [34]
Liên hoan phim quốc tế Moskva lần thứ 14 Giải thưởng chính Đề cử [35]
Giải thưởng Ủy ban Bảo vệ hòa bình Đoạt giải [29]
Liên hoan phim ba châu lục Giải Khí cầu đốt lửa vàng Đề cử [36]
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7 Phim truyện điện ảnh Bông sen vàng [26][37]
Đạo diễn xuất sắc NSND Đặng Nhật Minh Đoạt giải [38]
Nam diễn viên xuất sắc NSƯT Hữu Mười [39]
Nữ diễn viên xuất sắc NSƯT Lê Vân [40]
Quay phim xuất sắc NSƯT Nguyễn Mạnh Lân [41]
Họa sĩ thiết kế xuất sắc Nguyễn Văn Vý
Âm nhạc xuất sắc Phú Quang
1989 Liên hoan phim châu Á-Thái Bình Dương Giải thưởng ban giám khảo Giải đặc biệt [42]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ T.H (4 tháng 9 năm 2008). “Xem miễn phí bộ phim Bao giờ cho đến tháng mười”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2022.
  2. ^ Dönmez-Colin (2014), tr. 3.
  3. ^ Mairi Mackay (23 tháng 9 năm 2008). “Pick the best Asian films of all time” [Bình chọn những bộ phim châu Á hay nhất mọi thời đại]. CNN (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2023.
  4. ^ Bradley (2020), tr. 184.
  5. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 409.
  6. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 237.
  7. ^ Di Ca (28 tháng 5 năm 2016). “Dàn sao phim 'Bao giờ cho đến tháng mười' ngày ấy - bây giờ”. VnExpress. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2022.
  8. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 31–32.
  9. ^ Tholas, Goldie & Ritzenhoff (2019), tr. 184.
  10. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 85.
  11. ^ Charlot (1991), tr. 40.
  12. ^ Lê Minh Huệ (20 tháng 10 năm 2014). “Tổng Bí thư duyệt 'Bao giờ cho đến tháng Mười'. Báo Nông nghiệp Việt Nam. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2022.
  13. ^ Vũ Văn Việt (14 tháng 12 năm 2016). “Những bộ phim Việt đình đám nhất thời bao cấp - VnExpress”. VnExpress. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2022.
  14. ^ Ngọc Diệp (15 tháng 3 năm 2018). “Đặng Nhật Minh và sự nghiệp điện ảnh chưa có người thay thế”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2022.
  15. ^ Hoàng Anh. “Gặp đạo diễn Đặng Nhật Minh ở tuổi 82”. Báo Nông nghiệp Việt Nam. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2022.
  16. ^ a b Trần Mỹ Hiền (20 tháng 5 năm 2016). “NSND Đặng Nhật Minh và "Bao giờ cho đến tháng Mười". Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2022.
  17. ^ a b Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 194.
  18. ^ Đặng Nhật Minh (2002), tr. 119.
  19. ^ Sơn Tùng; Linh Lan (9 tháng 4 năm 2014). “Phim 'Bao giờ cho đến tháng Mười': Lại xôn xao cáo buộc 'mượn ý tưởng'. Báo Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2022.
  20. ^ Le, Anderson (6 tháng 12 năm 2020). “HIFF Over 40 Years: When Strangers Meet”. Hawai'i International Film Festival (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2022.
  21. ^ a b Charlot (1989), tr. 442.
  22. ^ a b Charlot (1991), tr. 33.
  23. ^ Johnston (1989), tr. 5.
  24. ^ Viện Nghiên cứu Đông Á (1996), tr. 26.
  25. ^ Archive, UCLA Film and Television (1995). Archive: UCLA Film and Television Archive (bằng tiếng Anh). UCLA Film and Television Archive. OCLC 488792934.
  26. ^ a b Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 195.
  27. ^ Ngo, Thuc Uyen (2019). “Forgotten Memories: Re-Constructing the Vietnam War in Films” (PDF). California State University (bằng tiếng Anh). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2022.
  28. ^ Bryson (1985), tr. 2.
  29. ^ a b Liên hiệp các nhà quay phim Liên Xô (1985), tr. 35.
  30. ^ “Phim Việt Nam ở Nhật Bản”. Báo Nhân Dân. 11 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2022.
  31. ^ Tuyết Loan (19 tháng 9 năm 2008). “CNN vinh danh phim châu Á”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2022.
  32. ^ H.M (24 tháng 12 năm 2008). “Công bố kết quả bình chọn các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch tiểu biểu năm 2008”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2022.
  33. ^ Charlot (1991), tr. 54.
  34. ^ Ebert (1989), tr. 4.
  35. ^ Искусство (1987). “XIV Московский международный кинофестиваль”. Экран (bằng tiếng Nga): 160. OCLC 977077303.
  36. ^ Cinemaya: The Asian Film Magazine [Cinemaya: Tạp chí Điện ảnh Châu Á] (bằng tiếng Anh). 7–10. New Delhi: A. Vasudev. 1990. ISSN 0970-8782. OCLC 19234070. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2022.
  37. ^ Phan Bích Hà (2003), tr. 197.
  38. ^ Thanh Hằng (2 tháng 2 năm 2011). “Đạo diễn Đặng Nhật Minh và những bộ phim gắn liền số phận”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2022.
  39. ^ Trần Tuấn Hiệp (2002), tr. 233.
  40. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 412.
  41. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 810.
  42. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 162.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Việt
Ngoại ngữ

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]