Barrett M107

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
M107( M82 )
LoạiSúng bắn tỉa công phá
Nơi chế tạo Hoa Kỳ
Lược sử hoạt động
Sử dụng bởi
  •  Hoa Kỳ
  •  Israel
  •  Ukraina
  •  Đài Loan
  • Lược sử chế tạo
    Người thiết kếRonnie Barrett
    Nhà sản xuấtBarrett Firearms Manufacturing
    Thông số
    Khối lượng12,9 kg với đạn và ống nhắm
    Chiều dài1.448 mm báng mở / 965 mm báng đóng
    Độ dài nòng737 mm

    Đạn12,7×99mm NATO (.50 BMG)
    Cơ cấu hoạt độngNạp đạn bằng độ giật với hệ thống lùi nòng ngắn
    Sơ tốc đầu nòng853 m/s
    Tầm bắn hiệu quả1.829 m (chống phuơng tiện)
    1.000 - 1.500 mét (chống bộ binh)
    Tầm bắn xa nhất2458 m
    Chế độ nạpHộp đạn rời 8 hay 10 viên
    Ngắm bắnỐng nhắm hay thước ngắm

    Barrett M82 (hay được Quân đội Mỹ tiêu chuẩn hóa thành Barrett M107) là loại súng bắn tỉa công phá bán tự động do công ty Barrett Firearms Manufacturing của Hoa Kỳ chế tạo. Nó được thiết kế dựa trên khẩu Barrett M82A3 và có kế hoạch sẽ thay thế M82 trong tương lai.

    Tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]

    Barrett M107 được thiết kế để chống bộ binh, công phá các phương tiện hay khí tài. Tuy nhiên vì trọng lượng của nó mà phải cần một đội bắn tỉa để có thể tác chiến.

    Barrett M107 có thể nói là hiệu quả hơn khẩu M24 trong việc chống bộ binh với mức sát thương cao và tầm bắn xa cũng như tốc độ bắn, vấn đề duy nhất là trọng lượng khiến nó không được cơ động lắm (buộc phải có khí tài để vận chuyển, khi bắn phải có điểm tựa) cũng như tiếng động mà nó tạo ra khi bắn rất to. Vấn đề này cũng không ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả vì Barrett M107 tốc độ bắn nhanh hơn rất nhiều với súng Barrett M99 đời trước. M107 có thể bắn liên tiếp cả băng đạn 5 viên trong vòng 10s, sau khi bắn 2 giây thì có thể bắn ngay phát tiếp theo hoặc chuyển sang ngắm bắn mục tiêu mới, trong khi đó Barrett M99 có uy lực mạnh nhưng phải lên đạn từng viên, sau mỗi phát bắn thì xạ thủ phải mất khá nhiều thời gian để lên đạn rồi ngắm bắn lại từ đầu.

    Barrett M107 có nhiệm vụ chính là công phá các phương tiện cơ giới hay khí tài với cỡ đạn lớn trong tầm xa như máy bay đang đậu, trạm chỉ huy, trạm rada, trạm liện lạc, thiết giáp hạng nhẹ... nói cách khác là tất cả những gì được bọc giáp nhẹ đều có thể bị bắn hỏng trong phạm vi 2.000m. Nó sử dụng hệ thống nạp đạn bằng độ giật chứ không phải bằng khí nén.

    Nòng súng được gắn một cách tự do, bên ngoài có rãnh để tản nhiệt cũng như tích hợp bộ phận chống giật. Thân súng có gắn chân chống chữ V để tiện cho việc tác chiến. Hệ thống ngắm bắn của M107 là ống ngắm nhưng nó cũng có hệ thống thước ngắm.

    Độ chính xác của M107 vào khoảng 1,5 – 2 MOA, đủ để bắn trúng bộ binh một cách hiệu quả ở tầm bắn 1.000 - 1.500 mét[1]

    Biên chế[sửa | sửa mã nguồn]

    Norwegian M82 (foreground) in a long range fire fight in Afghanistan.

    Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

    1. ^ http://www.military-today.com/firearms/m107.htm
    2. ^ “50 JAHRE JAGDKOMMANDO - DOPPELADLER.COM”. www.doppeladler.com. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2013.
    3. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z aa ab ac ad ae af ag ah ai aj Gander, Terry (2006). Jane's Infantry Weapons 2006–2007. London: Jane's Information Group. tr. 22. ISBN 978-0-7106-2755-1.
    4. ^ Ruční Zbraně AČR Lưu trữ 2012-02-29 tại Wayback Machine (tiếng Séc). Ministerstvo obrany České republiky – AVIS, 2007. pp. 70–73. ISBN 978-80-7278-388-5. Accessed April 5, 2010.
    5. ^ Disarmament.un.org[liên kết hỏng]
    6. ^ “Georgian Army”. Georgian Army. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2007.
    7. ^ Redaktion Heer. Scharfschützengewehr G82 Lưu trữ tháng 2 17, 2010 tại Wayback Machine (tiếng Đức). Deutsches Heer, 30 July 2007. Accessed April 5, 2010.
    8. ^ Swami, Praveen (8 tháng 4 năm 2009). “Mumbai Police modernisation generates controversy”. The Hindu. tr. 1 ("front page"). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2010.
    9. ^ Sandeep Unnithan (20 tháng 7 năm 2020). “New tools for India's special forces”. India Today. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
    10. ^ http://www.indomiliter.com/barret-m82a1-kenyang-pengalaman-tempur-dipercaya-kopassus-sebagai-senapan-anti-material/ Lưu trữ 2016-01-30 tại Wayback Machine - indomiliter.com, 15 June 2015
    11. ^ The Engineering Corps Prepares for 2011 Lưu trữ tháng 1 28, 2011 tại Wayback Machine. IDF Spokesperson, 25 January 2011.
    12. ^ Shea, Dan (Spring 2009). "SOFEX 2008". Small Arms Defense Journal, p. 29.
    13. ^ “Stambaus kalibro snaiperio šautuvas BARRETT 82 A-1” (bằng tiếng Litva). Lithuanian Armed Forces. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2010.
    14. ^ Thompson, Leroy (tháng 12 năm 2008). “Malaysian Special Forces”. Special Weapons. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2010.
    15. ^ Force, New Zealand Defence (18 tháng 10 năm 2017). “Defence Force buying two new weapons”. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2017.
    16. ^ “EM LAMEGO COM AS OPERAÇÕES ESPECIAIS DO EXÉRCITO (I) | Operacional” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2021.
    17. ^ “Specijalne-jedinice.com - Antimaterijalne puške "Barrett". specijalne-jedinice.com. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2017.
    18. ^ http://www.special-ops.pl/artykul/id326,5-psu-gabcikowcy?print=1%7Ctitle= výbava členov 5 PŠU (in Polish)
    19. ^ 군사세계. “유용원군사세계 - bemil.com”. bemil.chosun.com. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2014.
    20. ^ Donald Trump approves deal for US to sell sniper rifles to Ukraine, angering Russia Lưu trữ 2018-04-20 tại Wayback Machine, telegraph.co.uk (21 December 2017)
    21. ^ “North American anti-materiel rifles with Houthi forces in Yemen”. The Hoplite. 19 tháng 11 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2018.

    Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

    http://www.inetres.com/gp/military/infantry/rifle/M107.html ==