CIM-10 Bomarc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Bomarc Missile Program)
Phóng tên lửa Bomarc

Chương trình tên lửa Bomarc (Bomarc Missile Program) là kết quả của sự liên kết giữa Hoa KỳCanada từ năm 1957 đến năm 1971 để bảo vệ chống lại mối nguy cơ từ các máy bay ném bom của Liên Xô. Nó bao gồm việc phát triển của các trạm chiến thuật có trang bị các tên lửa Bomarc dọc theo biên giới phía đông và phía tây của Bắc Mỹ và các vùng trung tâm của lục địa. BOMARC và hệ thống dẫn hướng SAGE đã bị mất dần vào cuối những năm sáu mươi khi chúng không có hiệu quả và tốn kém.

Các tên lửa siêu thanh Bomarc là các tên lửa chống máy bay tầm dài đầu tiên trên thế giới. Chúng có khả năng mang các đầu đạn thường hoặc các đầu đạn hạt nhân. Vai trò của chúng trong phòng vệ là để ngăn ngừa sự thâm nhập của đối phương. các tên lửa Bomarcs được bố trí dọc theo biên giới phía đông và phía tây của Bắc Mỹ về mặt lý thuyết sẽ được phóng để phá hủy các máy bay ném bom của đối phương trước khi các máy bay ném bom có thể thả bom, đạnvào trong các vùng công nghiệp.

Sự thiết kế và phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Bomarc khi đang phóng.

Tên "Bomarc" được tạo ra bởi sự hợp nhất các tên của hai tổ chức: BoeingMichigan Aeronautical Research Center (MARC). Chương trình đã được cho phép từ năm 1949 và thiết kế ban đầu là F-99, một loại máy bay chiến đấu nhưng nhanh chóng bị thay bởi "IM" Tên lửa đánh chặn, giữ lại dãy số -99.

"Bomarc IM-99A" là sản phẩm đầu tiên của tên lửa Bomarc, đã được kiểm tra vào tháng 2 năm 1955. Nó có bán kính hoạt động là 200 dặm và có thể bay ở vận tốc 2,5 đến 2,8 Mach theo một hành trình ở độ cao 60.000 feet. Nó dài 14,2 m (46.6 ft), nặng 7.020 kg (15.500 lb). Nó được trang bị bằng các đầu đạn thường loại 1000 pound (khoảng 450 kg) hoặc các đầu đạn hạt nhân W40. "Super Bomarc IM-99B" là sản phẩm kế tiếp của IM-99A. Nó có khả năng tấn công mục tiêu trong bán kính 400 dặm và có khả năng bay với vận tốc 4 Mach ở độ cao 100.000 feet. Nó dài 13,7 m, nặng 7.250 kg với đầu đạn hạt nhân W40.

Bomarc nhờ vào hệ thống SAGE, một hệ thống điều khiển tự dọngđược sử dụng bởi Bộ Chỉ huy Phòng không Bắc Mỹ (North American Aerospace Defense Command: viết tắt NORAD) để phát hiện, bám theo mục tiêu và chặn đứng các máy bay ném bom. SAGE cũng cho phép điều khiển việc phóng các tên lửa Bomarc từ xa.

Canada và Bomarc[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình tên lửa Bomarcđã gây ra sự tranh cãi lớn ở Canada. Đảng cấp tiến trong chính phủ Canda của thủ tướng John George Diefenbaker ban đầu đồng ý để triển khai tên lửa, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó đã có một cuộc tranh luận để loại bỏ tên lửa đánh chặn.

Sự ngừng của chương trình[sửa | sửa mã nguồn]

Các tên lửa có thể được xem ở địa chỉ [1]

Hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Các tên lửa còn lại[sửa | sửa mã nguồn]

Một dàn tên lửa Bomarc.

Dưới đây là danh sách các bảo tàng hoặc các nơi có tên lửa Bomarc được trưng bày:

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Clearwater, John. Canadian Nuclear Weapons. Toronto: Dundern Press, 1999. ISBN 1-55002-299-7.
  • Nicks, Don, Bradley, John and Charland, Chris. A History of the Air Defence of Canada 1948-1997. Ottawa: Commander Fighter Group, 1997. ISBN 0-9681973-0-2.
  • Pedigree of Champions: Boeing Since 1916, Third Edition. Seattle, WA: The Boeing Company, 1969.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:USAF missiles

Bản mẫu:Missile types