Boson Z

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Z Bosons
Cấu trúchạt cơ bản
Loại hạtBoson
NhómGauge boson
Tương tác cơ bảnYếu
Lý thuyếtGlashow, Weinberg, Salam (1968)
Thực nghiệmUA1UA2 collaborations, 1983
Khối lượngW: 80.398±0.025 GeV/c2 [1]
Z: 91.1876±0.0021 GeV/c2 [2]
Điện tíchW: ±1 e
Z: 0 e
Spin1

Boson Z, hay hạt Z, là một hạt cơ bản, có khối lượng khoảng 91 Ge·V/c2, tương tương với khối lượng của nguyên tử Zirconium.

Boson Z là hạt trung hòa và không có sự khác biệt trong số lượng tử. Vì thế phản hạt của boson Z chính là boson Z.

Boson Z là hạt trung gian trong tương tác yếu và không làm ảnh hưởng đến điện tíchhương. Do khối lượng của boson Z là rất lớn so với khối lượng của photon; trong lớp năng lượng thấp, các hiệu ứng trao đổi boson Z là bé nếu so sánh với sự trao đổi photon.

Boson Z được tạo ra bởi quá trình va chạm của electronpositron – phản hạt của electron. Năng lượng của vụ va chạm này vừa đủ để sinh ra một boson Z, và đã được nghiên cứu trong máy va chạm tuyến tínhSLAC.

Boson Z phân rã sang hoặc là quark hoặc là một phản quark với cùng hương hoặc là một lepton và một phản lepton của nó.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]