Brachylophus fasciatus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Brachylophus fasciatus
Brachylophus fasciatus
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Reptilia
Bộ (ordo)Squamata
Phân bộ (subordo)Lacertilia
Họ (familia)Iguanidae
Chi (genus)Brachylophus
Loài (species)B. fasciatus
Danh pháp hai phần
Brachylophus fasciatus
(Brongniart, 1800)

Brachylophus fasciatus là một loài thằn lằn trong họ Họ Cự đà (Iguanidae). Loài này được Brongniart mô tả khoa học đầu tiên năm 1800.[2]. Nó là loài đặc hữu của một số đảo đông nam Fiji, nó cũng được tìm thấy tại Tonga,[3] có thể được con người du nhập đến đây.it was probably introduced by humans.[4] Quần thể cự đà đã giảm trong thế kỷ qua do phá hủy môi trường sống, và quan trọng hơn, sự xuất hiện của cầy và mèo đến các đảo.[3] Đây có thể là một trong số ít loài cự đà được tìm thấy ngoài Tân Thế giới và là một trong những loài phân bố biệt lập về mặt địa lý trong họ Iguanidae.[3]

Phân loại học[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này được nhà động vật học người Pháp Alexandre Brongniart mô tả năm 1800.[5] Tên chi Brachylophus có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: brachys (βραχύς) nghĩa là "ngắn" và lophos (λόφος) nghĩa là "mào" để chỉ các mào ngắng chạy dài trên sóng lưng của loài này. Tên khoa học fasciatus nghĩa là "có sọc".

Loài này có quan hệ gần với loài Fiji crested iguanaB. bulabula. Chi Brachylophus được đề xuất có nguồn gốc từ nhánh phổ biến hơn (hiện đã tuyệt chủng) của các loài kỳ nhông Cựu Thế giới phân nhánh từ các họ hàng trong Tân Thế giới của chúng trong Paleogene.[6] Tuy nhiên, không có thành viên nào khác của dòng giả định, còn sống hay hóa thạch, được tìm thấy bên ngoài Fiji và Tonga. Một giả thuyết khác là tổ tiên của loài Kỳ nhông này đã trôi dạt 9000 km về phía tây qua Thái Bình Dương từ châu Mỹ, nơi phát hiệt họ hàng gần nhất của chúng.[7][8]

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

Cự đà dải Fiji là loài đặc hữu của Fiji và được tìm thấy trên các đảo Wakaya, Moturiki, Beqa, Vatulele, Ono, Dravuni, Taveuni, Nggamea, Vanua, Balavu, Avea, Vatu Vara, Lakeba, Aiwa, Oneata, Vanua Levu, Totoya, Kabara, và Fulaga.[4] Nó đã được du nhập từ quần đảo Tonga, New Hebrides, và Wallis và Futuna 300 trước đây. Nó được du nhập đến Vanuatu là động vật hoang dã trong thập niên 1960.[9] Quần thể hoang dã hiện nay có ít hơn 10.000 các thể trong 29 tiểu quần thể riêng biệt.[3] Loài này sống trong hầu hết các khu vực chưa có người sinh sống trên các đảo nói trên, từ các rừng mây đến các đầm lầy đất thấp ven biển.[3]

Thức ăn[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng là các loài ăn cỏ, chúng ăn lá, trái cây, và hoa của các cây thân gỗ và cây bụi, đặc biệt là hoa của cây Hibiscus tiliaceus và quả như chuốiđu đủ.[9] Các con nuôi nhốt được quan sát thấy chúng ăn công trùng; tuy nhiên, con trưởng thành thì không.[9]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Australasian Reptile & Amphibian Specialist Group (1996) Brachylophus fasciatus Trong: IUCN 2010. IUCN Red List of Threatened Species. Ấn bản 2010.3. www.iucnredlist.org Truy cập 28 Sept. 2010.
  2. ^ Brachylophus fasciatus. The Reptile Database. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2013.
  3. ^ a b c d e Kinkaid, John (1997). “Iguanas of the South Pacific”. Reptiles. 5 (8): 54–57. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  4. ^ a b J. Scott Keogh; Edwards, Danielle L.; Fisher, Robert N.; Harlow, Peter S. (ngày 27 tháng 10 năm 2008). “Molecular and morphological analysis of the critically endangered Fijian iguanas reveals cryptic diversity and a complex biogeographic history”. Philosophical Transactions of the Royal Society B. Royal Society. 363 (1508): 3413–3426. doi:10.1098/rstb.2008.0120. PMC 2607380. PMID 18782726. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Brongniart,Alexandre. (1800). Essai d'une classification naturelle des reptiles. Bull. Soc. Philomath. 2 (36): 89–91
  6. ^ Noonan, B.P.; Sites, J.W. Jr. (2009). “Tracing the origins of iguanid lizards and boine snakes of the Pacific”. The American naturalist. American Naturalist. 175 (1): 61–72. doi:10.1086/648607. PMID 19929634. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ Cogger, Harold (1974). “Voyage of the Banded Iguana”. Australia Natural History. 18 (4): 144–149. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  8. ^ Gibbons, J. R. H. (31 tháng 7 năm 1981). “The Biogeography of Brachylophus (Iguanidae) including the Description of a New Species, B. vitiensis, from Fiji”. Journal of Herpetology. Society for the Study of Amphibians and Reptiles. 15 (3): 255–273. doi:10.2307/1563429. JSTOR 1563429. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  9. ^ a b c Robert George Sprackland (1992). Giant lizards. Neptune, NJ: T.F.H. Publications. ISBN 0-86622-634-6.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]