Bạch cầu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bạch cầu
Máu người nhìn dưới kính hiển vi điện tử quét. Trong ảnh có hồng cầu (hình giống cái bánh rán), tiểu cầu (hình đĩa nhỏ) và các tế bào bạch cầu: bạch huyết bào, bạch cầu đơn nhân và bạch cầu trung tính
Bạch cầu (vàng) đang chống lại vi khuẩn bệnh than Bacillus anthracis (cam), quan sát dưới kính hiển vi điện tử quét
Tên Latinh leucocytus
Hệ Hệ tuần hoàn, hệ miễn dịch
MeSH Leukocytes
Code TH H2.00.04.1.02001

Bạch cầu, hay bạch huyết cầu (nghĩa là "tế bào máu trắng", còn được gọi là tế bào miễn dịch), là một thành phần của máu. Chúng giúp cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu. Chúng là một phần của hệ miễn dịch, số lượng bạch cầu các loại trong một lít máu người lớn khỏe mạnh dao động từ 4x109 tới 11x109.

Bạch cầu trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân. Ngoại trừ máu, chúng được tìm thấy với số lượng lớn trong các hạch, mạch bạch huyết, lách và các khác trong cơ thể.

Trong tổng số bạch cầu cơ thể các loài động vật có vú thì Bạch cầu hạt trung tính là loại chiếm số lượng nhiều nhất (40% đến 70%).

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Có năm loại tế bào bạch cầu: Bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu ưa axit, bạch cầu trung tính, bạch cầu mônôbạch cầu limphô.

Bạch cầu được phân thành ba loại chính.

Bạch cầu hạt[sửa | sửa mã nguồn]

Bạch cầu hạt (granulocyte) được đặc trưng bởi các hạt nhuộm màu khác nhau trong tế bào chất dưới kính hiển vi quang học. Có ba loại bạch cầu hạt: bạch cầu trung tính (neutrophil), bạch cầu ái kiềm (basophil) và bạch cầu ái toan (eosinophil) (được đặt tên theo các thuộc tính nhuộm màu của chúng). Trước đây, bạch cầu hạt còn được gọi (không chính xác) là "bạch cầu đa nhân" do đặc điểm phân thùy (múi) của nhân tế bào, tác giả Trần Phương Hạnh từng đề nghị thuật ngữ "bạch cầu nhân múi" thay cho "bạch cầu đa nhân". Ngoài ra chúng ta cũng có thể gọi những bạch cầu có hạt là bạch cầu có nhân đa hình (vì nhân của nó thường được phân thành nhiều múi khác nhau và thường có từ 1 - 5 múi). Người ta sử dụng yếu tố phân múi này để định công thức bạch cầu Arneth!

Tế bào lympho[sửa | sửa mã nguồn]

Là các tế bào chuyên biệt của hệ miễn dịch, các tế bào lympho (lymphocyte) rất phổ biến trong hệ bạch huyết. Trong máu có ba loại lymphocyte: tế bào B, tế bào T và các tế bào giết tự nhiên (natural killer (NK) cell). Các tế bào B sản xuất ra kháng thể liên kết với tác nhân gây bệnh nhằm tạo điều kiện để có thể phá hủy chúng. Các tế bào T CD4+ (T bổ trợ) phối hợp các phản ứng của hệ miễn dịch (loại tế bào này bị suy giảm khi cơ thể bị nhiễm virus HIV hoặc mắc các hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh). Các tế bào T CD8+ (T gây độc) và tế bào giết tự nhiên có khả năng giết các tế bào của cơ thể bị nhiễm các tác nhân gây bệnh nội bào.

Bạch cầu đơn nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Bạch cầu đơn nhân (monocyte) chia sẻ chức năng 'dọn dẹp chân không' của bạch cầu trung tính, nhưng chúng có đời sống dài hơn bởi chúng còn có vai trò bổ sung khác. Bạch cầu đơn nhân trong máu cũng như các bản sao của chúng ở các mô - thực bào rồi đưa các kháng nguyên của tác nhân gây bệnh tới trình diện cho tế bào T. Bạch cầu đơn nhân trưởng thành có thể biệt hóa thành đại thực bào tại các mô khác nhau của cơ thể.

Bệnh lý học[sửa | sửa mã nguồn]

Một dạng của ung thư mà các tế bào bạch cầu sinh trưởng không kiểm soát nổi gọi là ung thư máu. Trong các bệnh lý nhiễm trùng thì số lượng bạch cầu cũng tăng lên đáng kể. Từ trên 11x10^9

Các tế bào mô khác[sửa | sửa mã nguồn]

Có khoảng 50.000 bạch cầu trong một giọt máu.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]