Cà cưỡng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cà cưỡng
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Passeriformes
Họ (familia)Sturnidae
Phân họ (subfamilia)Sturninae
Tông (tribus)Sturnini
Chi (genus)Gracupica
Loài (species)G. nigricollis
Danh pháp hai phần
Gracupica nigricollis
(Paykull, 1807)
Danh pháp đồng nghĩa
Sturnus nigricollis

Sáo sậu, sáo cổ đen, cà cưỡng, cưỡng, cà cưởng[1] hay cà cượng[2] (Gracupica nigricollis) là một loài chim trong họ Sáo.[3]

Bộ lông của cà cưỡng là màu đen và trắng, với một lông cổ màu đen. Loài này được tìm thấy ở miền nam Trung Quốc và phần lớn lục địa Đông Nam Á, và đã được giới thiệu đến Đài Loan, Malaysia và Singapore. Môi trường sống của nó bao gồm đồng cỏ, rừng khô và các khu định cư của con người. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã đánh giá nó là loài ít quan tâm.

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này được mô tả là Gracula nigricollis bởi Gustaf von Paykull năm 1807.[4] Trước đó được đặt trong chi Sturnus, loài này là pied myna (Gracupica contra) được tách từ chi Gracupica khi Sturnus được chia tách, sau khi nghiên cứu phát sinh loài năm 2008.[5][6][7] Trong quá khứ cà cưỡng cũng đã được đặt trong Sturnopastor, AcridotheresGraculipica.[8]

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này được tìm thấy ở miền nam Trung Quốc từ Phúc Kiến đến Vân Nam, và phía nam đến Miến Điện, Lào, Campuchia, Việt Nam và Thái Lan..[9] Một cá thể được ghi lại ở Brunei có thể là cá thể nuôi nhốt hoặc một loài lang thang.[10] Cà cưỡng đã được du nhập vào Đài Loan, Malaysia và Singapore.[11] Cà cưỡng sinh sống ở đồng cỏ, rừng khô, khu vực canh tác và khu định cư của con người, hầu hết xảy ra ở độ cao thấp, nhưng cũng lên đến 2.000 m (6.600 ft).[9]

Cách nuôi, thức ăn, và đặc tính[sửa | sửa mã nguồn]

Về cơ bản việc chăm sóc và nuôi dưỡng chim cưỡng không mất quá nhiều thời gian. Loài chim này rất dễ nuôi và nghe lời nếu bạn chuyên tâm chăm sóc chúng trong thời gian đầu mới đưa về

Con cưỡng ăn gì

Trong môi trường thiên nhiên thì món ăn khoái khẩu nhất của chim cưỡng chính là các loại côn trùng như cào cào, châu chấu, giun, dế, bọ ngựa, trùn đất…

Ngoài ra chúng cũng có thể ăn các loại lương thực như lúa, cơm trắng, các loại hoa quả chín...

Cà cưỡng thích đậu và kiếm ăn ở những nơi có nhiều cây cối, đồng cỏ, các ruộng lúa, ngô cũng như các khu vực canh tác của bà con nông dân

Còn trong điều kiện nuôi nhốt thì bạn nên chuẩn bị một chế độ ăn khoa học cho chúng như 1 tuần nên có 4-5 bữa ăn châu chấu, bọ ngựa, kết hợp với 2 bữa ăn chuối, hạt cùng các loại hoa quả khác…

Lồng chim

Với hình dáng khổng lồ của chim cưỡng thì lồng nuôi cũng phải tương xứng. Bạn nên chọn mua những chiếc lồng bằng gỗ, to chắc, các thanh nan được xếp lại chắc chắn với nhau. Làm điểm tựa để chim cưỡng có thể dễ dàng bay nhảy thoải mái trong lồng

Tránh sử dụng các lồng chật hẹp sẽ khiến chim cưỡng gặp khó khăn trong quá trình vận động và di chuyển. Lâu ngày chúng sẽ không muốn bay nhảy nữa chỉ thích đứng lù rù trong lồng. Điều này vô tình sẽ khiến chân chim bị teo nhỏ lại cũng như mắc các bệnh về xương khớp

Trong lồng cũng không nên đặt các đồ vật sắc nhọt có thể gây sát thương cho chim. Các nhanh cây trong lồng nên được gia cố chắc chắn để chim có thể dễ dàng chạy nhảy

Đặc tính

Cà cưỡng có đặc tính bắt chước người nói chuyện hay bắt chước các âm thanh mà nó hay nghe. Cà cưỡng cũng được nhiều người nuôi và dạy nói. Với đặc tính này thì cà cưỡng được yêu thích nhiều hơn

Cà cưỡng rất nhanh quen với chủ của mình và có thể thả rong. Nên khi nuôi chúng sẽ rất ít khả năng chúng bay đi mất...

Cách phân biệt trống mái[sửa | sửa mã nguồn]

Để phân biệt chim trống mái ở chim trưởng thành, bạn có thể dựa vào lớp da vàng ở mắt và lông trắng ở cánh: chim trống có lớp da vàng ở mắt kéo dài và to hơn chim mái còn có nhiều sợi lông trắng ở cánh, trong khi chim mái chỗ lông này có màu xám đen nhiều hơn

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]


Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Phương ngữ miền Nam.
  2. ^ Phương ngữ miền Trung.
  3. ^ Clements, J. F.; Schulenberg, T. S.; Sullivan, B.L.; Wood, C. L.; Roberson, D. (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012.
  4. ^ Paykull, Gustaf von (1807). “Beskrifning pa en ny Fogel, Gracula nigricollis”. Kongl. Vetenskaps Academiens Nya Handlingar. 2 (bằng tiếng Thụy Điển). 28: 291.
  5. ^ Lovette, Irby J.; McCleery, Brynn V.; Talaba, Amanda L.; Rubinstein, Dustin R. (2008). “A complete species-level molecular phylogeny for the 'Eurasian' starlings” (PDF). Molecular Phylogenetics and Evolution. 47: 251–260. doi:10.1016/j.ympev.2008.01.020.
  6. ^ Zuccon, Dario; Pasquet, Eric; Ericson, Per G. P. (2008). “Phylogenetic relationships among Palearctic–Oriental starlings and mynas” (PDF). Zoologica Scripta. 37: 469–481. doi:10.1111/j.1463-6409.2008.00339.x.
  7. ^ Gill, F.; Donsker, D. (biên tập). “Nuthatches, Wallcreeper, treecreepers, mockingbirds, starlings, oxpeckers”. IOC World Bird List Version 8.2. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2018.
  8. ^ Catalogue of the Birds in the British Museum. 13. 1890. tr. 77.
  9. ^ a b Feare, Chris; Craig, Adrian (2010). Starlings and Mynas. A&C Black. tr. 166. ISBN 9781408135228.
  10. ^ Wells, David R. (2010). The Birds of the Thai-Malay Peninsula. 2. Bloomsbury. tr. 447. ISBN 9781408133132.
  11. ^ Craig, A.; Feare, C. “Black-collared Starling (Gracupica nigricollis)”. Trong del Hoyo, J.; Elliott, A.; Sargatal, J.; Christie, D. A.; de Juana, E. (biên tập). Handbook of the Birds of the World Alive. Lynx Edicions.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]