Cào cào lúa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Oxya
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Lớp (class)Insecta
Bộ (ordo)Orthoptera
Phân bộ (subordo)Caelifera
Họ (familia)Acrididae
Phân họ (subfamilia)Oxyinae
Chi (genus)Oxya
Serville, 1831
Danh pháp đồng nghĩa

Oxyoides Zheng & Fu, 1994

Zulua Ramme, 1929

Cào cào lúa (Oxya)[1][2] là một chi châu chấu thuộc họ Acrididae được tìm thấy ở châu Phi và châu Á.

Đặc điểm hình thái[sửa | sửa mã nguồn]

Cào cào lúa trưởng thành dài 40 – 45mm (con đực nhỏ hơn con cái) có màu xanh vàng hoặc nâu, râu hình sợi chỉ, hai bên đỉnh đầu về phía mắt kép có hai vệt sọc màu nâu kéo dài suốt ba đốt ngực. Mảnh lưng của đốt bụng đặc biệt con cái có dạng gai.

Trứng được đẻ dưới đất thành từng khối vài chục quả kết dính với nhau, bên ngoài được bao phủ bởi một lớp bọt dính để khỏi bị khô. Trứng hơi cong ở giữa, đầu to., luôn ở dạng túi. Cào cào lúa non mới nở không có cánh, màu xanh, có hai sọc đen chạy dọc theo thân.

Vòng đời 4- 5 tháng, tuỳ từng điều kiện sinh thái từng vùng vòng đời thay đổi. Trong đó, giai đoạn trứng: 15-30 ngày; sâu non: 50-60 ngày; cào cào trưởng thành có thể sống 2-3 tháng. Một cào cào lúa cái trưởng thành có thể đẻ trên 100 trứng, trứng được đẻ trong đất, trên đồng cỏ hoặc trên bẹ lá lúa.

Tập tính và đặc điểm gây hại[sửa | sửa mã nguồn]

Cào cào lúa là loài đa thực, phá hoại nhiều loại cây trồng. Ký chủ chính là cây lương thực (lúa, bắp, mía). Chúng phát sinh nhiều ở vùng đất cao có nhiều bãi cỏ hoang, từ đó di chuyển vào ruộng lúa phá hại. Gặp điều kiện thích hợp, trời mưa cây cỏ xanh tốt cào cào lúa có thể tích luỹ mật số thành đàn di chuyển phá hại.

Hoạt động phá hại chủ yếu vào ban đêm, chúng ăn khuyết lá, lủng thành màng chừa gân chính, cắn đứt bông lúa, gây ra lép. Mật độ cao phá hại làm ruộng lúa xơ xác. Có thể ăn cả cỏ trong ruộng và trên bờ.

Xuất hiện nhiều ở lúa đông xuân. Trên lúa đông xuân – lứa 1. Lúa hè thu – lứa 2. Lúa mùa và kết thúc lứa 2 vào tháng 9 – 10. Cuối mùa mưa mật số cào cào thường là thấp. Sau khi đẻ trứng vào cuối tháng 10 – 11 cào cào lúa trưởng thành và chết.

Gây hại ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, PakistanViệt Nam.

Các loài[sửa | sửa mã nguồn]

Orthoptera Species File liệt kê những loài sau:[3]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Serville JGA (1831) Revue méthodique des Insectes de l’ordre des Orthoptères. (suite et fin) Annales des Sciences naturelles, Zoologie (& Biologie animale) (Paris), vol. 22: 262-292.
  2. ^ Roskov Y.; Kunze T.; Orrell T.; Abucay L.; Paglinawan L.; Culham A.; Bailly N.; Kirk P.; Bourgoin T.; Baillargeon G.; Decock W.; De Wever A. (2011). Didžiulis V. (biên tập). “Species 2000 & ITIS Catalogue of Life: 2011 Annual Checklist”. Species 2000: Reading, UK. Truy cập 24 tháng 9 năm 2012.
  3. ^ * Orthoptera Species File (retrieved ngày 28 tháng 1 năm 2018)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]