Khu vực Bộ lạc trực thuộc Liên bang

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khu vực bộ lạc trực thuộc liên bang
tiếng Urdu: وفاق کے زیر انتظام قبائلی علاقہ جات
tiếng Pashtun: فدرالي قبايلي سيمې
Đơn vị hành chính tự trị của Pakistan
Khu vực bộ lạc trực thuộc Anh|
1947–2018 Khyber Pakhtunkhwa|
Cờ Huy hiệu
Cờ Huy hiệu
Vị trí của FATA
Vị trí của FATA
Địa giới hành chính của Khu vực bộ lạc trực thuộc liên bang cũ
Lịch sử
 -  Thành lập ngày 14 tháng 8 1947
 -  Sáp nhập vào Khyber Pakthunkhwa ngày 31 tháng 5 2018
Diện tích
 -  2017 27,220 km2 (Lỗi biểu thức: Dấu phân cách “,” không rõ ràng sq mi)
Hiện nay là một phần của Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan

Khu vực bộ lạc trực thuộc liên bang (FATA; فدرالي قبايلي سيمې ;وفاق کے زیر انتظام قبائلی علاقہ جات) là một đơn vị hành chính bán tự trị ở phía tây bắc Pakistan, được thành lập từ năm 1947. FATA bao gồm bảy huyện và sáu vùng biên cảnh, trực thuộc chính quyền liên bang dưới Pháp lệnh về tội phạm tại biên cảnh. Năm 2018, FATA được sáp nhập vào tỉnh Khyber Pakhtunkhwa căn cứ Tu chính án 25 Hiến pháp Pakistan.

Ngày 24 tháng 5 năm 2018, quốc hội Pakistan thông qua Tu chính án 25 Hiến pháp Pakistan quy định sáp nhập FATA vào tỉnh Khyber Pakhtunkha.[1] Hội đồng tỉnh thông qua tu chính án vào ngày 27 tháng 5. Ngày 28 tháng 5, tổng thống Pakistan công bố quy định lâm thời về FATA trong thời kỳ chuyển tiếp với thời hạn hai năm.[2] Ngày 31 tháng 5, Tổng thống Mamnoon Hussain công bố Tu chính án 25 Hiến pháp Pakistan, FATA chính thức sáp nhập vào Khyber Pakhtunkhwa.[3]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thực dân Anh sáp nhập FATA để ngăn cách Ấn Độ và bất ổn ở Afghanistan[4] nhưng không hoàn toàn bình định được khu vực.[5] Nhằm kiểm soát dân số bộ lạc, chính quyền thuộc địa ban hành Pháp lệnh về tội phạm tại biên cảnh, trao quyền cho những lãnh đạo địa phương dưới chính sách cai trị gián tiếp.[6][7] Pháp lệnh có nhiều điều khoản "vô cùng hà khắc, vô nhân đạo và phân biệt đối xử" nên bị gọi là "pháp lệnh đen".

Thời kỳ độc lập[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khi Pakistan trở thành lãnh thổ tự trị vào năm 1947 đến khi trở thành nước độc lập vào năm 1956, v về tội phạm tại biên cảnh tiếp tục có hiệu lực tại FATA.[8]

Từ năm 2001, phiến quân Taliban Pakistan bắt đầu xuất hiện trên địa bàn FATA.[9] Năm 2003. lực lượng Taliban trú ẩn ở FATA bắt đầu vượt biên xâm nhập vào Afghanistan tấn công quân đội, cảnh sát Afghanistan.[10] Thành phố Shkin là một trong những địa điểm giao tranh thường xuyên do là nơi đóng quân của hầu hết đặc công Mỹ từ năm 2002 và chỉ cách biên giới Pakistan 6 km.[11][12]

Sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 ở Hoa Kỳ, FATA trở thành một ổ phiến quân và khủng bố. Từ năm 2001, Quân đội Pakistan mở 10 chiến dịch trấn áp Taliban Pakistan, đáng chú ý là Chiến dịch Zarb-e-Azb ở Bắc Waziristan. Khoảng hai triệu người phải di tản khỏi khu vực do thiệt hại vật chất về trường học, bệnh viện và nhà cửa.[13]

Tháng 3 năm 2004, 80.000 binh lính Pakistan tiến vào FATA dưới sự khuyến khích của Hoa Kỳ nhằm truy quét các phần tử al-Qaeda nhưng phải đối mặt với sự phản kháng của Taliban Pakistan. Quân đội Pakistan buộc phải thỏa thuận đình chiến trực tiếp với Taliban Pakistan chứ không phải thông qua các bô lão địa phương. Từ năm 2004 đến năm 2006, quân đội tiến vào Nam Waziristan và Bắc Waziristan thêm tám lần nhưng tiếp tục bị Taliban Pakistan chống đối. Hai bên thỏa thuận rằng quân đội sẽ ngừng tiến vào FATA, thả tù nhân và cho phép dân bộ lạc sở hữu súng nếu dân bộ lạc ngừng tấn công Afghanistan.[10]

Sáp nhập vào tỉnh Khyber Pakhtunkhwa[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 2 tháng 3 năm 2017, chính quyền liên bang đề nghị sáp nhập FATA vào tỉnh Khyber Pakhtunkhwa và bãi bỏ Pháp lệnh về tội phạm tại biên cảnh.[14] Một số đảng phản đối đề nghị của chính quyền và yêu cầu thành lập một tỉnh mới trên cơ sở toàn bộ địa bàn của FATA.

Ngày 18 tháng 12 năm 2017, Ủy ban chấp hành quốc gia về cải cách FATA do Thủ tướng Shahid Khaqan Abbasi đứng đầu tán thành đề nghị sáp nhập FATA vào Khyber Pakhtunkhwa và cho phép người dân FATA bầu 23 đại biểu vào Hội đồng tỉnh Khyber Pakhtunkhwa trong cuộc tổng tuyển cử năm 2018. Ủy ban bãi bỏ những điều khoản hà khắc của Pháp lệnh về tội phạm tại biên cảnh và quyết định Pháp lệnh sẽ hết hiệu lực sau khi có chế độ mới.

Tu chính án hiến pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 24 tháng 5 năm 2018, Hạ viện Pakistan thông qua Tu chính án 25 Hiến pháp Pakistan, quy định sáp nhập FATA vào tỉnh Khyber Pakhtunkhwa. Trước cuộc biểu quyết, nghị sĩ thuộc hai đảng Jamiat Ulema-e-Islam và Đảng Pashtunkhwa Milli Awami rời khỏi nghị trường nhằm phản đối. 229 nghị sĩ biểu quyết tán thành, nghị sĩ biểu quyết không tán thành duy nhất là Dawar Kundi thuộc Phong trào Công lý Pakistan.

Ngày 25 tháng 5 năm 2018, Thượng viện Pakistan thông qua Tu chính án 25 với 71 nghị sĩ biểu quyết tán thành, 5 nghị sĩ biểu quyết không tán thành. Cần phải có ít nhất 69 nghị sĩ biểu quyết tán thành.[1]

Ngày 27 tháng 5 năm 2018, Hội đồng tỉnh Khyber Pakhtunkhwa thông qua Tu chính án 25 với 87 đại biểu biểu quyết tán thành, 7 đại biểu biểu quyết không tán thành. Cần phải có ít nhất 83 đại biểu biểu quyết tán thành.[1]

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Tari Mangal ở huyện Kurram

Khu vực bộ lạc trực thuộc liên bang, phía bắc và phía tây giáp Afghanistan, phía đông giáp tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, phía nam giáp tỉnh Balochistan.

FATA bao gồm bảy huyện và sáu vùng biên cảnh (VBC). Từ bắc vào nam, bảy huyện là: huyện Bajaur, huyện Mohmand, huyện Khyber, huyện Orakzai, huyện Bắc Waziristan, huyện Nam Waziristan. Từ bắc vào nam, sáu vùng biên cảnh là: VBC Peshawar, VBC Kohat, VBC Bannu, VBC Lakki Marwat, VBC Tank và VBC Dera Ismail Khan.

Nhân khẩu[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử dân số
NămSố dân±% năm
190183.962—    
19111,622,094—    
19212,825,136—    
19312,259,288—    
19412,377,599—    
19511,332,005—    
19611,847,195—    
19722,491,230—    
19812,198,547—    
19982,746,490—    
20175,001,676—    
Nguồn: [15][16]:9

Dân số của FATA vào năm 2000 ước tính là 3.341.080 người tức 2% dân số Pakistan. Chỉ 3,1% dân số sinh sống tại các đơn vị thành thị.[17] Năm 2011, dân số FATA là 4.452.913 người, tăng 62,1% so với năm 1998, là mức tăng cao thứ tư trong các tỉnh, sau Balochistan, SindhGilgit-Baltistan.[18]

Ngôn ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Các ngôn ngữ được sử dụng ở Khu vực bộ lạc trực thuộc liên bang
(Điều tra dân số Pakistan năm 2017)[19]
Tiếng Pashto
  
98.4%
Tiếng Urdu
  
0.49%
Tiếng Punjab
  
0.28%
Tiếng Sindh
  
0.10%
Tiếng Baloch
  
0.08%

Theo cuộc điều tra dân số Pakistan năm 2017, 98,4% dân số của FATA nói tiếng Pashtun như tiếng mẹ đẻ, 0,49% nói tiếng Urdu, 0,28% nói tiếng Punjab, 0,10% nói tiếng Sindh và 0,08% nói tiếng Baloch.[20]

Tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]

Các tôn giáo ở Khu vực bộ lạc trực thuộc liên bang[21]
Tôn giáo Tỷ lệ phần trăm
Hồi giáo
  
99.6%
Tôn giáo khác†
  
0.4%
Thành phần tôn giáo
Bao gồm các tín đồ Sikh, Bái hỏa giáo, Ấn Độ giáo, Kitô giáo.

Hơn 99,6% dân số của FATA là tín đồ Hồi giáo Sunni.thuộc phái Hanafi.

Chính quyền Pakistan ước tính có khoảng 50.000 người thuộc các nhóm tôn giáo thiểu số ở FATA, bao gồm 20.000 tín đồ Sikh, 20.000 tín đồ Kitô giáo và 10.000 tín đồ Ấn Độ giáo.[22]

Chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

Dân chủ và đại biểu quốc hội[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1996, chính quyền liên bang Pakistan trao quyền bầu cử đại biểu quốc hội cho tất cả cư dân FATA trên 18 tuổi nhưng tiếp tục cấm thành lập chính đảng.[23][24] Vào năm 1997 và năm 2002, những ứng cử viên Hồi giáo chủ nghĩa trúng cử vào Hạ viện nhờ được vận động tranh cử ở những nhà thờ, trường học Hồi giáo.[25]

Quyền bầu cử phụ nữ[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1996, tất cả cư dân FATA trên 18 tuổi kể cả phụ nữ đều có quyền bầu cử.[26] Hàng nghìn phụ nữ đi bầu cử trong cuộc bầu cử năm 1997. Tuy nhiên, những bô lão và lãnh đạo tôn giáo địa phương tìm cách ngăn phụ nữ đi bầu cử bằng cách đe dọa chồng của họ, khiến cho số phụ nữ đăng ký đi bầu cử giảm mạnh.[27] Năm 2008, Taliban cảnh cáo phụ nữ ở huyện Bajaur, Kurram và Mohmand mà đi bầu cử thì sẽ bị "trừng phạt nghiêm trọng". Mangal Bagh, lãnh đạo của tổ chức khủng bố Lashkar-e-Islam cấm phụ nữ ở Jamrud và Bara thuộc huyện Khyber đi bầu cử.[28]

Chính quyền địa phương[sửa | sửa mã nguồn]

FATA chịu sự lãnh đạo trực tiếp của chính quyền liên bang trong hơn 70 năm cho đến khi được sáp nhập vào Khyber Pakhtunkhwa. Thống đốc Khyber Pakhtunkhwa thay mặt tổng thống thực hiện quản lý nhà nước đối với FATA.

Chế độ pháp lý của FATA dựa trên những quy định đặc biệt trong Hiến pháp Pakistan và Pháp lệnh về tội phạm ở biên cảnh từ thời thuộc địa. Tòa án tối cao Pakistan và các tòa án phúc thẩm không có thẩm quyền đối với FATA. Nghị quyết của Hội đồng tỉnh Khyber Pakhtunkhwa không được áp dụng ở FATA.

Các bộ lạc người Pashtun ở FATA được bán tự trị và có mối quan hệ tốt với chính quyền liên bang.[29]

Quan hệ với Quân đội Pakistan[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2001, Quân đội Pakistan tiến vào FATA lần đầu tiên. Theo một cuộc thăm dò ý kiến, đa số dân FATA ủng hộ Quân đội Pakistan trấn áp khủng bố trong khu vực. Gần 70% ủng hộ Quân đội Pakistan truy quét phiến quân al-Qaeda và Taliban. 79% ủng hộ quân đội trực tiếp quản lý FATA.[30]

Năm 2014, khoảng 929.859 người phải nội di tản khỏi Bắc Waziristan do Chiến dịch Zarb-e-Azb của Quân đội Pakistan dọc theo Đường Durand.[31][32]

Đơn vị hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực bộ lạc trực thuộc liên bang (FATA)

FATA bao gồm bảy huyện và sáu vùng biên cảnh.

Huyện[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện chia thành tiểu khu, tiểu khu chia thành tehsil.[33]

Huyện Tiểu khu Tehsil
Bajaur Khaar Khara Bajaur
Utman Khel
Salarzai
Nawagai Nawagai
Mamund
Barang
Bar Chamer Kand
Mohmand Hạ Mohmand Yake Ghund
Ambar Utman Khel
Pindiali
Prang Ghar Utmankhel
Thượng Mohmand Safi
Thượng Mohmand
Halim Zai
Khyber Jamrud Jamrud
Mula Gori
Landi Kotal Landi Kotal
Bara Bara
Orakzai Hạ Orakzai Hạ
Trung
Thượng Orakzai Ismail Zai
Thượng
Kurram Hạ Kurram Hạ Kurram
Trung Kurram Trung Kurram F.R.
Thượng Kurram Thượng Kurram
Bắc Waziristan Mirali Mir Ali
Spinwam
Shewa
Miramshah Miran Shah
Datta Khel
Ghulam Khan
Razmak Razmak
Dossali
Gharyum
Nam Waziristan Ladha Ladha
Makin
Sararogha
Sarwakai Serwekai
Tiarza
Wanna Wana
Birmil
Toi Khullah

Vùng biên cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Các vùng biên cảnh được đặt tên theo các huyện liền kề tại Khyber Pakhtunkhwa. Người đứng đầu huyện liền kề chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với vùng biên cảnh đó. Ban thư ký FATA giám sát các vùng biên cảnh dưới sự lãnh đạo của thống đốc Khyber Pakhtunkhwa. Có sáu vùng biên cảnh:

  • Bannu
  • Dera Ismail Khan
  • Kohat
  • Lakki Marwat
  • Peshawar
  • Tank

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

FATA từng là một trong những vùng nghèo khó nhất của Pakistan. Thu nhập bình quân đầu người là 663 đô-la Mỹ vào năm 2010,[34] 67% dân số dưới chuẩn nghèo.[35]

Nền kinh tế của FATA chủ yếu phụ thuộc vào chăn thả mục súc và một vài hoạt động nông nghiệp. Tổng diện tích đất đai thủy lợi là 1.000 km vuông. FATA là một trung tâm vận chuyển thuốc phiện và những hàng cấm khác.[36]

Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Y tế[sửa | sửa mã nguồn]

Cứ 2.179 người thì có một giường bệnh tại FATA so với một giường bệnh trên 1.341 người trên toàn quốc. Cứ 7.670[37] người thì có một bác sĩ so với một bác sĩ trên 1.226 người trên toàn quốc. 43% dân số FATA có nước sạch.[33] Phần lớn dân địa phương không tin tưởng Tây y và một vài thành phần xã hội công khai phản đối tiêm chủng.

Tháng 6 năm 2007, tờ báo The New York Times đưa tin một bác sĩ người Pakistan bị đánh bom trên xe do phản đối luận điệu chống vác-xin của một imam ở Bajaur.[38]

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

FATA tổng cộng có 6.050 cơ sở giáo dục nhà nước, trong đó 4.868 là công lập. 77% là cơ sở giáo dục tiểu học. Tổng số học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nhà nước là 612.556 người, trong đó 69% ở bậc tiểu học. Số lượng giáo viên là 22.610 người, trong đó 7.540 là cô giáo. 36% số học sinh nhập học mầm non tốt nghiệp bậc tiểu học, 64% số học sinh tốt nghiệp tiểu học vào trung học công lập (nam là 73%, nữ là 45%).[39]

Tỷ lệ biết chữ ở FATA (2007).[40]

Tỷ lệ biết chữ của FATA là 22%, thấp hơn tỷ lệ toàn quốc là 56%. Chỉ 35,8% và 7,5% phụ nữ đi học so với 44% phụ nữ trên toàn quốc.[41][42]

Huyện Tỷ lệ biết chữ vào năm 2007[43]
Nam Nữ Tổng cộng
Khyber 57.2% 10.1% 34.2%
Kurram 37.9% 14.4% 26.5%
Nam Waziristan 32.3% 4.3% 20%
Orakzai 29.5% 3.4% 17%
Mohmand 28.5% 3.5% 16.6%
Bajaur 27.9% 3.1% 16.5%
Bắc Waziristan (1998)[44] 26.77% 1.47% 15.88%

Thể thao[sửa | sửa mã nguồn]

Bóng gậy là môn thể thao phổ biến ở FATA.[45]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Senate approves FATA, K-P merger bill”. The Express Tribune. Tribune. 25 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2018.
  2. ^ “Tribespeople freed of FCR as president signs FATA governance regulation”. geo.tv. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2018.
  3. ^ “President signs 'Constitutional Amendment' to merge FATA with KP”. The Nation. 31 tháng 5 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2018.
  4. ^ Bjørgo, Tore; Horgan, John (2009). Leaving Terrorism Behind: Individual and Collective Disengagement. Abingdon-on-Thames, England: Routledge. tr. 227. ISBN 978-0-203-88475-1.
  5. ^ Rabasa, Angel; Boraz, Steven; Chalk, Peter (2007). Ungoverned territories: understanding and reducing terrorism of terrorists groups risks. Santa Monica, California: RAND. tr. 49. ISBN 978-0-8330-4152-4. The British annexed the area during the nineteenth century but never fully pacified the area.
  6. ^ “Analysis: Pakistan's tribal frontiers”. BBC. 14 tháng 12 năm 2001. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2009.
  7. ^ Ali, Shaheen Sardar; Rehman, Javaid (2001). Indigenous peoples and ethnic minorities of Pakistan: constitutional and legal perspectives. Abingdon-on-Thames, UK: Routledge. tr. 52. ISBN 0-7007-1159-7.
  8. ^ Tierney, Stephen (2000). Accommodating national identity: new approaches in international and domestic law (ấn bản 21). Leiden, Netherlands: Martinus Nijhoff Publishers. tr. 190–191. ISBN 90-411-1400-9.
  9. ^ Fair, C. Christine; Howenstein, Nicholas; Thier, J. Alexander (tháng 12 năm 2006). “Troubles on the Pakistan-Afghanistan Border”. Washington, DC, USA: United States Institute of Peace. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2009.
  10. ^ a b Crews, Robert D.; Tarzi, Amin (2008). The Taliban and the crisis of Afghanistan. Cambridge, MA, USA: Harvard University Press. tr. 231. ISBN 978-0-674-02690-2.
  11. ^ Pike, John. “Fire Base Shkin / Fire Base Checo”. Globalsecurity.org. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  12. ^ Scahill, Jeremy (27 tháng 5 năm 2008). Blackwater: the rise of the world's most powerful mercenary army. New York, NY, USA: PublicAffairs. tr. 110. ISBN 9781568584065. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  13. ^ Zahra-Malik, Mehreen (6 tháng 2 năm 2018). “In Pakistan, Long-Suffering Pashtuns Find Their Voice”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2018.
  14. ^ Sikander, Sardar (2 tháng 3 năm 2017). “Federal cabinet approves FATA's merger with K-P, repeal of FCR”. The Express Tribune (bằng tiếng Anh). Karachi, Pakistan. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2017.
  15. ^ “Preliminary 2017 census result” (PDF). Pakistan Bureau of Statistics. Bản gốc (PDF) lưu trữ 18 tháng Chín năm 2017. Truy cập 26 Tháng tám năm 2017.
  16. ^ “CENSUS OF INDIA, 1941 VOLUME X NORTH-WEST FRONTIER PROVINCE”. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2021.
  17. ^ Zaman, Arshad; Ara, Iffat (tháng 9 năm 2002). “Rising urbanization in Pakistan: Some facts and suggestions” (PDF). The Journal. NIPA Karachi. 7 (3). Bản gốc (PDF) lưu trữ 16 Tháng mười một năm 2004. Truy cập 9 Tháng tư năm 2018.
  18. ^ “Pak population increased by 46.9% between 1998 and 2011”. The Times of India. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2016.
  19. ^ Kiani, Khaleeq (28 tháng 5 năm 2018). “CCI defers approval of census results until elections”. DAWN.COM (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2022. In Fata, 98.4pc had Pushto as mother tongue, followed by 0.49pc Urdu, 0.28pc Punjabi, 0.10pc Sindhi and 0.08pc Balochi.
  20. ^ Kiani, Khaleeq (28 tháng 5 năm 2018). “CCI defers approval of census results until elections”. DAWN.COM (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2022. In Fata, 98.4pc had Pushto as mother tongue, followed by 0.49pc Urdu, 0.28pc Punjabi, 0.10pc Sindhi and 0.08pc Balochi.
  21. ^ “Population by Religion” (PDF). Pakistan Bureau of Statistics. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2018.
  22. ^ “Tribal way: Lone church in South Waziristan continues services”. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2020.
  23. ^ Fair, C. Christine; Howenstein, Nicholas; Thier, J. Alexander (tháng 12 năm 2006). “Troubles on the Pakistan-Afghanistan Border”. Washington, DC, USA: United States Institute of Peace. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2009.
  24. ^ Tierney, 206.
  25. ^ Fair, C. Christine; Howenstein, Nicholas; Thier, J. Alexander (tháng 12 năm 2006). “Troubles on the Pakistan-Afghanistan Border”. Washington, DC, USA: United States Institute of Peace. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2009.
  26. ^ Fair, C. Christine; Howenstein, Nicholas; Thier, J. Alexander (tháng 12 năm 2006). “Troubles on the Pakistan-Afghanistan Border”. Washington, DC, USA: United States Institute of Peace. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2009.
  27. ^ Talbot, Ian (1998). Pakistan, a modern history . London, UK: Palgrave Macmillan. tr. 2–3. ISBN 0-312-21606-8.
  28. ^ “Poll doors closed on a third of FATA women”. Press Trust of India. 17 tháng 2 năm 2008. Bản gốc lưu trữ 31 tháng Năm năm 2009. Truy cập 9 Tháng tư năm 2018.
  29. ^ Baker, Aryn (22 tháng 3 năm 2007). “The Truth About Talibanistan”. Time. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2016.
  30. ^ Bergen, Peter; Doherty, Patrick C.; Ballen, Ken (28 tháng 9 năm 2010). “Public Opinion in Pakistan's Tribal Regions”. Washington, DC, USA: New America Foundation. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2018.
  31. ^ Sherazi, Zahir Shah (8 tháng 6 năm 2014). “North Waziristan IDPs figure reaches 800,000”. Dawn. Karachi, Pakistan: Pakistan Herald Publications.
  32. ^ “Air raids flatten 5 militant hideouts”. The Express Tribune. Karachi, Pakistan. 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2014.
  33. ^ a b “FATA – Official Web Portal”. fata.gov.pk. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2016.
  34. ^ Burki, Shahid Javed (8 tháng 1 năm 2010). “Economics and extremism”. Dawn. Karachi, Pakistan: Pakistan Herald Publications. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2018.
  35. ^ Markey, Daniel S. (2008). Securing Pakistan's Tribal Belt. New York, NY, USA: Council on Foreign Relations. tr. 5. ISBN 978-0-87609-414-3.
  36. ^ Perlez, Jane (16 tháng 7 năm 2007). “Aid to Pakistan in Tribal Areas Raises Concerns”. The New York Times. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2007.
  37. ^ Pakistan Smart Book (PDF) . Sierra Vista, AZ, USA: TRADOC Cultural Center. tháng 1 năm 2010.
  38. ^ Perlez, Jane (16 tháng 7 năm 2007). “Aid to Pakistan in Tribal Areas Raises Concerns”. The New York Times. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2007.
  39. ^ “Pakistan Education Atlas 2015” (PDF).[liên kết hỏng]
  40. ^ “Multiple Indicator Cluster Survey (MICS)” (PDF). 2009. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2010.
  41. ^ “Multiple Indicator Cluster Survey (MICS)” (PDF). 2009. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2010.
  42. ^ “Literacy Day: Education not on govt's priority list”. Dawn. Karachi, Pakistan: Pakistan Herald Publications. 8 tháng 9 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2018.
  43. ^ “Multiple Indicator Cluster Survey (MICS)” (PDF). 2009. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2010.
  44. ^ “Agency/FR wise Literacy Ratio of (Population 10 years and above) in FATA 1998 Census”. Khyber Pakhtunkhwa Bureau of Statistics. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2018.
  45. ^ Farooq, Umar. “FATA make it to Pakistan's first-class tournament”. ESPNcricinfo. Bengalaru, India. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2015.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]