Cán bộ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cán bộ trong tiếng Việt là thuật ngữ chỉ những người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước (cơ quan dân cử, cơ quan hành chính) và thuộc biên chế của một cơ quan, đơn vị và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.[1]

Thuật ngữ Cán bộ còn chỉ chung cho những người mang trọng trách, công vụ và có những quyền hạn nhất định. Trong quân sự, cán bộ được dùng như từ đồng nghĩa với sĩ quan. Thuật ngữ cán bộ cũng thường được những tù nhân trong trại giam gọi những người quản lý trại giam, cai tù, cai ngụcViệt Nam. Cán bộ cũng là danh xưng thường được những người dân chỉ về những người có quyền hành (cán bộ lãnh đạo, cán bộ cao cấp, cán bộ quản lý, cán bộ nguồn...), hay đang thụ lý giải quyết một vụ việc cho người dân (cán bộ thuộc dịch vụ công cộng).

Tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Quy định pháp luật[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam, theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019[2]) thì cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Và cán bộ, công chức, viên chức đều là những người đang thi hành công vụ hay dịch vụ công.[3]

Tư tưởng Hồ Chí Minh[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì thực chất cán bộ là đầy tớ của nhân dân,[4] cán bộ đóng vai trò quan trọng họ là cái gốc của mọi công việc và công việc thành hay bại đều do cán bộ tốt hay kém[5] và cán bộ nhất là cán bộ đảng viên của Việt Nam có nhiều người đang bị chủ nghĩa cá nhân đang ám ảnh, tha hóa. Họ xa rời quần chúng, không muốn học hỏi quần chúng, mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Kết quả là quần chúng không tin, không phục, càng không yêu họ. Chung quy là họ không làm nên trò trống gì.[4]

Thực trạng[sửa | sửa mã nguồn]

Thực tế cho thấy nhận định này đúng vì ở Việt Nam hiện nay, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức đang gặp nhiều vấn đề, hàng loạt cán bộ vi phạm pháp luật cho đến tư cách đạo đức được báo chí phanh phui như các cán bộ trong vụ án tranh chấp đất đai ở huyện Tiên Lãng,[6][7][8] vi phạm trong việc bảo vệ rừng,[9] cán bộ y tế vi phạm y đức,[10] cán bộ tư pháp vi phạm pháp luật,[11] cán bộ vi phạm quản lý đất đai, vi phạm luật hình sự, cán bộ vi phạm luật giao thông[12] vi phạm trong vụ Vinashin[13].....

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ http://www1.dongthap.gov.vn/wps/portal/snv/!ut/p/c0/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os_jQEDc3n1AXEwN_3yBTA09Dbz9PLycnQ38PY_2CbEdFAPjBHsI!/?WCM_PORTLET=PC_7_UTFFLUD40OMR50I1KNIJBB1O91_WCM&WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/SNV/sitsonoivu/sitathongtintuyentruyen/20111220+canbotrunguongcaptinhcaphuyen [liên kết hỏng]
  2. ^ Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019
  3. ^ “Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam > Trang chủ”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2012.
  4. ^ a b [https://web.archive.org/web/20111208085630/http://www.haugiang.gov.vn/Portal/DATA/sites/10/chuyende/HOCTAPGUONGDAODUCHOCHIMINH/PHAN3/TRONGDAN_MOTTUTUONG.HTML “TRỌNG D�N_MỘT TƯ TƯỞNG LỚN CỦA B�C”]. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2011. replacement character trong |tiêu đề= tại ký tự số 8 (trợ giúp)
  5. ^ “Phẩm chất cán bộ”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2012.
  6. ^ “Phẩm chất cán bộ nhìn từ "Sự kiện Tiên Lãng". Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2012.
  7. ^ “Vụ cưỡng chế trái luật ở Tiên Lãng (Hải Phòng): Đình chỉ công tác bí thư và chủ tịch xã”. Thanh Niên Online. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  8. ^ 'Cán bộ xét xử vụ Tiên Lãng đã nhận thức đơn giản' - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  9. ^ “Kiên quyết xử lý những cán bộ vi phạm”. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  10. ^ “Kiên quyết xử lý cán bộ vi phạm y đức - Thời sự - Báo Pháp luật Việt Nam điện tử”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2012.
  11. ^ “Khi cán bộ tư pháp vi phạm pháp luật”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2012.
  12. ^ “Hà Nội xử lý nghiêm cán bộ vi phạm giao thông”. Báo điện tử VTC News. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  13. ^ “Vi phạm của bốn cán bộ Vinashin: Mua tàu cũ, nhập nhà máy điện độc hại - Xã hội - Pháp Luật [[Thành phố Hồ Chí Minh]] Online”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2012.