Câu lạc bộ bóng đá Becamex Bình Dương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Becamex Bình Dương
Tên đầy đủCâu lạc bộ bóng đá Becamex Bình Dương
Biệt danhĐội bóng đất Thủ[1]
Cơn lốc miền Đông
Tên ngắn gọnBFC
Thành lập1976; 48 năm trước (1976) với tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Sông Bé
Sân vận độngGò Đậu
Sức chứa18.250
Chủ sở hữuTổng công ty Becamex IDC
Chủ tịch điều hànhHồ Hồng Thạch
Giám đốc kỹ thuậtĐặng Trần Chỉnh
Huấn luyện viênLê Huỳnh Đức
Giải đấuV.League 1
2023Thứ 12
Trang webTrang web của câu lạc bộ
Mùa giải hiện nay

Câu lạc bộ bóng đá Becamex Bình Dương là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam, có trụ sở tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, thuộc quyền sở hữu của Công ty Cổ phần Thể thao bóng đá Bình Dương. Câu lạc bộ từng 4 lần giành chức vô địch quốc gia vào các năm 2007, 2008, 20142015.[2]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Khởi đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 1 năm 1997, Đội bóng đá Cao su Bình Long, Bình Phước, sau khi thi đấu thành công ở giải hạng Nhì mùa bóng 1996 với suất thăng hạng, được chuyển giao từ Công ty Cao su Bình Long, Bình Phước về cho Sở Thể dục Thể thao (TDTT) Bình Dương quản lý. Đội bóng được đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Bình Dương. Tuy nhiên, tại Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam 1998, sau khi gây ấn tượng ở lượt đi, sự thiếu hụt lực lượng ở lượt về đã ảnh hưởng đến kết quả thi đấu của đội, dẫn tới việc phải xuống hạng sau khi kết thúc mùa bóng.[3]

Năm 2002, Công ty Becamex, Đài truyền hình Bình Dương và Sở TDTT Bình Dương cùng hợp tác thành lập công ty cổ phần bóng đá Bình Dương[4]. Đội chính thức mang tên Câu lạc bộ bóng đá Becamex Bình Dương, với nhà tài trợ chính là Công ty Becamex. Tại Giải bóng đá Hạng Nhất Quốc gia 2003, câu lạc bộ đạt hạng nhì chung cuộc, giành vé thăng hạng tham dự V-League, sau khi vượt qua đội Thanh Hóa.

Mùa bóng 2012-2013[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa bóng 2012, dù là một trong những câu lạc bộ nhiều ngôi sao nhất V.League, nhưng ở giai đoạn đầu mùa giải Bình Dương đã khiến cho cổ động viên thất vọng với những trận hòa và thua do sự thiếu tinh thần thi đấu của các cầu thủ, đặc biệt là thủ thành Đinh Hoàng La. Những vòng đấu cuối lượt đi đầu lượt về, Bình Dương đã có dấu hiệu khởi sắc và vươn lên vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng. Huấn luyện viên Đặng Trần Chỉnh đã nhận được danh hiệu huấn luyện viên xuất sắc nhất giai đoạn đó. Bình Dương cũng được chọn là đội có hàng thủ mạnh nhất giải.

Thế nhưng bi kịch đã xảy ra ở giai đoạn lượt về, khi Đinh Hoàng La bị kỉ luật và phải ngồi ngoài, tinh thần của đội càng ngày càng đi xuống khi liên tiếp gặp hòa hoặc thất bại. Thủ thành Đặng Đình Đức được chọn để thay thế Đinh Hoàng La, nhưng do ngồi dự bị quá lâu nên Đặng Đình Đức không tìm lại được cảm giác của mình khi phải liên tiếp vào lưới nhặt bóng. Những vòng cuối thủ thành Đặng Đình Đức cũng bị treo giò, và Dư Văn Bé được gọi lên đội một để thế chỗ. Dư Văn Bé chưa đủ kinh nghiệm nên cũng phải chịu chung số phận với những người tiền nhiệm. Trận đấu an ủi của Bình Dương là trận thắng Hải Phòng với tỉ số 5-3. Kết thúc mùa giải, Becamex Bình Dương đứng vị trí thứ 6.

Sang mùa bóng 2013, Bình Dương gây sốc khi hỏi mua lần lượt Huỳnh Kesley Alves, Timothy Anjembe, Âu Văn Hoàn rồi đến Nguyễn Trọng Hoàng, kể cả Lê Công Vinh cũng đề nghị ký hợp đồng. Tuy nhiên chỉ có Huỳnh Kesley Alves là thành công cùng với đó là cầu thủ trẻ Sunday của Thanh Hóa. Bình Dương cũng là một trong 2 câu lạc bộ còn giữ được 2 đội hình chuyên nghiệp thi đấu ở cả V.League và Giải hạng Nhất (câu lạc bộ còn lại là Hà Nội T&T).

Những tượng đài của câu lạc bộ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Francois Endene, tiền đạo người Cameroon (2005-2015): Được đánh giá là một tiền đạo khoẻ, tranh chấp tốt và là một đầu tàu của đội bóng trong những pha lên xuống phòng thủ. Năm 2011 anh được chọn làm thủ quân của đội bóng đất Thủ cho tới khi anh rời Việt Nam vào năm 2015, do điều kiện của V.League không cho phép và cũng đang trong giai đoạn Becamex Bình Dương trẻ hóa lực lượng.
  • Nguyễn Anh Đức, tiền đạo ĐTQG Việt Nam, thi đấu cho Bình Dương giai đoạn 2006-19. Anh Đức lập kỷ lục ghi 116 bàn cho CLB.
  • Huỳnh Kesley Alves

Kình địch[sửa | sửa mã nguồn]

Hà Nội FC[sửa | sửa mã nguồn]

Sự so kè giữa đội bóng áo tím với Becamex Bình Dương luôn diễn ra căng thẳng ở các mùa giải.[5] Ở thời kỳ đỉnh cao, Becamex Bình Dương là đội duy nhất đủ khả năng vượt qua Hà Nội để vô địch 2 năm liền. Ngay cả khi đã mất gần hết đội hình "trong mơ", Bình Dương vẫn khiến Hà Nội mướt mồ hôi.[6]

Sân vận động[sửa | sửa mã nguồn]

Sân vận động Gò Đậu, tỉnh Bình Dương có diện tích hơn 4 ha, đặt tại góc đường 30/4 và Đại lộ Bình Dương (trung tâm Thành phố Thủ Dầu Một). Sân có 4 khán đài với sức chứa khoảng 18.250 chỗ ngồi.

Sân vận động Gò Đậu, trận đấu giao hữu giữa U-23 Việt Nam và Bangu Atlestico Clube vào tháng 10 năm 2013

Nhà sản xuất và tài trợ áo đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn Hãng áo đấu Nhà tài trợ in lên áo
2003 Đức Adidas Becamex
2004 không có
2005 PNB
2006 Unif
2007–2009 Becamex IDC
2010–2012 Maritime Bank
2013–2014 Becamex IDC
2015–2018 Ý Kappa
2019–2020 Việt Nam Kamito
2021–nay Becamex
Áo đấu sân nhà
2012–2013
2021
2022–2023
Áo đấu sân khách
2010
2012–2013
2021
2022–2023

Thành tích thi đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Cấp châu lục và khu vực[sửa | sửa mã nguồn]

Mekong Club Championship
  • Vàng Vô địch (1): 2014

Cấp quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

Thành tích[sửa | sửa mã nguồn]

V.League 1:

Cúp Quốc gia:

Siêu cúp bóng đá Việt Nam:

V.League 2:

Các giải giao hữu[sửa | sửa mã nguồn]

Cúp BTV:

  • Vàng Vô địch (8): 2002, 2003, 2005, 2012, 2013, 2017, 2019, 2021
  • Bạc Á quân (3): 2006, 2008, 2011

Đội hình hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến mùa giải 2023-24.[8]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
3 HV Việt Nam Quế Ngọc Hải (đội trưởng 2)
4 HV Brasil Janclesio Almeida
5 TV Nigeria Joseph Onoja
8 TV Việt Nam Tống Anh Tỷ
10 Việt Nam Hồ Sỹ Giáp
11 Việt Nam Bùi Vĩ Hào
12 Việt Nam Trần Duy Khánh
14 TV Việt Nam Nguyễn Hải Huy (Đội phó)
16 Việt Nam Nguyễn Trần Việt Cường
17 HV Việt Nam Võ Minh Trọng
19 HV Việt Nam Nguyễn Thành Lộc
20 HV Việt Nam Đoàn Tuấn Cảnh
21 TV Việt Nam Trần Đình Khương
22 Việt Nam Nguyễn Tiến Linh (đội trưởng)
Số VT Quốc gia Cầu thủ
23 TM Việt Nam Vũ Tuyên Quang
24 HV Việt Nam Trần Hoàng Bảo
25 TM Việt Nam Trần Minh Toàn
26 Việt Nam Huỳnh Tiến Đạt
27 TV Việt Nam Đoàn Hải Quân
28 HV Việt Nam Nguyễn Văn Đô
29 TV Việt Nam Võ Hoàng Minh Khoa
32 HV Việt Nam Trương Dũ Đạt
34 HV Việt Nam Nguyễn Thành Kiên
34 HV Việt Nam Lê Quang Hùng
39 TV Việt Nam Trần Trung Hiếu
46 TM Việt Nam Phan Minh Thành
88 TV Việt Nam Bùi Duy Thường
90 Nigeria Charles Atshimene

Cho mượn[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
18 Việt Nam Hà Trung Hậu (cho mượn tại Đồng Tháp)

Ban huấn luyện hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Chức vụ Tên
Chủ tịch Hội đồng quản trị Hồ Hồng Thạch
Tổng Giám Đốc Lê Hồng Cường
Trưởng đoàn Lê Hồng Cường
Giám đốc điều hành Đặng Trần Chỉnh
Huấn luyện viên Lê Huỳnh Đức
Huấn luyện viên thủ môn Nguyễn Đức Cảnh
Trợ lý huấn luyện viên Huỳnh Kesley
Nguyễn Thành Đạt
Nguyễn Quang Hải
Bác sĩ Lê Anh Nhật
Đặng Hiếu Hảo
Săn sóc viên Võ Thiên Chương

Các đời huấn luyện viên trưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Các huấn luyện viên trưởng của Becamex Bình Dương

Kỉ lục[sửa | sửa mã nguồn]

Tại mùa giải 2007, đội giành chức vô địch quốc gia trước 4 vòng đấu, hơn đội xếp nhì bảng 13 điểm. Sau đó thiết lập ra các kỉ lục mới:

  1. Đội vô địch sớm nhất.
  2. Bất bại 14 trận.
  3. Đội vô địch đạt nhiều điểm nhất.
  4. Đội vô địch có số trận thắng nhiều nhất.
  5. Đội vô địch ghi nhiều bàn thắng nhất.
  6. Đội vô địch có số trận thua ít nhất.
  7. Đội vô địch để lọt lưới ít nhất.
  8. Đội vô địch có hiệu số bàn thắng/bàn thua cao nhất

Mùa giải 2013:

  1. Đội chưa thắng trận nào trong 6 vòng liên tiếp.
  2. Có một cầu thủ trẻ là hậu vệ thép ở câu lạc bộ với kỉ lục 1 năm không bị ai qua người và có tên trong danh sách các cầu thủ huyền thoại của câu lạc bộ[cần dẫn nguồn]

Cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ đoạt giải Cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất khi đang chơi cho Bình Dương:

Những cầu thủ xuất sắc[sửa | sửa mã nguồn]

Vua phá lưới[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ đoạt giải Vua phá lưới khi đang chơi cho Bình Dương:

Quả Bóng Vàng[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ đoạt quả bóng vàng khi chơi cho Bình Dương.

Chiếc giày vàng Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ đoạt giải Chiếc giày vàng Việt Nam khi đang chơi cho Bình Dương:

Cầu Thủ thử việc tại nước ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Becamex Bình Dương”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ “Bình Dương, chơi bóng kiểu "đại gia". Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2016.
  3. ^ “Lịch sử câu lạc bộ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2016.
  4. ^ Bình Dương: Ngày ấy, bây giờ[liên kết hỏng]
  5. ^ thao 247, Thể (23 Tháng một 2021). “Hà Nội thua ngược Bình Dương, xuống đáy BXH V.League”. Thể thao 247. Truy cập 6 Tháng sáu 2021.
  6. ^ Triệu Vân (24 tháng 10 năm 2020). “CLB Hà Nội và sự công bằng của V.League”. webthethao.vn. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2021.
  7. ^ Vào ngày 24 tháng 8 năm 2021, VPF đã họp trực tuyến để lấy ý kiến của các câu lạc bộ về việc có tiếp tục tổ chức giải đấu hay không. Kết quả, 14/14 câu lạc bộ đồng ý với việc dừng giải đấu và vào tối cùng ngày thì VFFVPF chính thức thông báo giải đấu đã bị hủy vì đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, lần đầu tiên kể từ khi V.League lên chuyên nghiệp năm 2000.
  8. ^ “DANH SÁCH ĐĂNG KÝ THI ĐẤU MÙA GIẢI 2021”. vnleague.com. Bản gốc lưu trữ tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2016. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archive-date= (trợ giúp)
  9. ^ “HLV Phan Thanh Hùng sẽ dẫn dắt Becamex Bình Dương mùa giải tới”.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]