Câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
SHB Đà Nẵng
Tên đầy đủCâu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng
Biệt danhĐội bóng sông Hàn
Tên ngắn gọnSHBĐN
Thành lập1976; 48 năm trước (1976) với tên gọi Công nhân Quảng Nam Đà Nẵng
Sân vận độngHòa Xuân
Sức chứa20.000
Chủ sở hữuNgân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội
Chủ tịch điều hànhLê Văn Hiểu
Huấn luyện viênTrương Việt Hoàng
Giải đấuV.League 2
2023–24CXĐ
Trang webTrang web của câu lạc bộ
Mùa giải hiện nay

Câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng là một câu lạc bộ lớn trong lịch sử bóng đá Việt Nam có trụ sở tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam và thi đấu tại giải Hạng Nhất Quốc gia. Đội bóng đã giành được 3 chức vô địch V.League 1, 2 Cúp Quốc gia, 1 Siêu cúp Quốc gia và một số danh hiệu khác.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền thân của Câu lạc bộ bóng đá Đà Nẵng là Đội bóng đá Công nhân Quảng Nam-Đà Nẵng, sau đó đổi tên là Đội bóng đá Quảng Nam-Đà Nẵng. Vào cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990, Quảng Nam-Đà Nẵng là một câu lạc bộ (CLB) mạnh, đỉnh cao là chức vô địch quốc gia năm 1992, cùng 3 lần giành ngôi á quân (1987, 1990, 1991). Sau đó bóng đá Đà Nẵng chia tay một loạt cầu thủ và bắt đầu thoái trào. Năm 1997, đội hợp nhất với đội Cấp nước Đà Nẵng lấy tên gọi chung là Đà Nẵng. Đến năm 2001, Đà Nẵng đạt ngôi Á quân Hạng Nhất 2000-01 và thăng hạng chuyên nghiệp cho 2023. Đội đã phải xuống giải hạng nhì V.leauge

Đến trước mùa giải V-League 2008, CLB Đà Nẵng đổi tên thành SHB Đà Nẵng sau khi Sở Thể dục thể thao TP Đà Nẵng chuyển giao đội bóng cho Ngân hàng SHB.

Một năm sau, trước khi V-League 2009 khởi tranh vài ngày, câu lạc bộ chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty Cổ phần Thể thao. Công ty Cổ phần Thể thao SHB Đà Nẵng chính thức ra mắt vào ngày 2 tháng 2 năm 2009.[1] Với mức đầu tư trên 55 tỉ đồng, mùa giải V-League 2009 là mùa giải thành công với câu lạc bộ SHB Đà Nẵng khi họ giành được cú đúp vô địch quốc gia và Cúp Quốc gia 2009.

Năm 2012 tiếp tục là một năm thành công của bóng đá Đà Nẵng khi họ vô địch V-League lần thứ 3 sau khi đánh bại 3-1 trước Ninh Bình và giành Siêu cúp Quốc gia khi giành chiến thắng 4-0 trước Sài Gòn Xuân Thành. Bên cạnh đó, hội cổ động viên của SHB Đà Nẵng cũng giành giải hội cổ động viên xuất sắc nhất trong 2 năm đó.

Mùa giải V.League 2015 là một trong những mùa giải tệ hại nhất của thầy trò huấn luyện viên Lê Huỳnh Đức khi họ chỉ xếp vị trí thứ 9 chung cuộc, xếp ngay sau QNK Quảng Nam. Ngoài ra, tất cả các tuyến trẻ của CLB đều thất bại và không đạt thành tích nào. Trước đó, sau 5 vòng đầu tiên không giành được chiến thắng, đã có những hoài nghi đặt lên chiếc ghế của HLV trưởng Lê Huỳnh Đức. Sự thất bại này được ban lãnh đạo đội bóng thừa nhận là do sự chuẩn bị, đầu tư thiếu chu đáo, công tác chọn lựa ngoại binh kém, cũng như thiếu sự quan tâm sâu sát ở các tuyến trẻ khi quyết định bỏ 2 lứa U-11 và U-13 vì lý do kinh phí.

Cũng tại mùa giải này, CLB đã chịu một tổn thất vô cùng lớn khi nguyên Chủ tịch danh dự của CLB Nguyễn Bá Thanh qua đời vào ngày 13 tháng 2 năm 2015. Để tưởng niệm ông, toàn đội đã mang băng tang ở trận đấu trên sân khách gặp Đồng Tâm Long An.

Vào mùa giải V.League 2016, rút ra những bài học kinh nghiệm từ mùa giải trước, lãnh đạo CLB và ban huấn luyện (BHL) đã quyết tâm thay máu lực lượng khi đưa về những cái tên có chất lương trên thị trường chuyển nhượng như Thanh Hải (từ Long An), cựu đội trưởng Hoàng Anh Gia Lai Lê Hoàng Thiên hay cựu tuyển thủ Olympic Lâm Anh Quang (từ Nam Định). Ngay sau khi kết thúc mùa giải 2015, SHB Đà Nẵng đã nhanh tay ký hợp đồng với tiền đạo người Mali Diabate Souleymane từ Long An, thế nhưng chỉ sau vài buổi tập cùng CLB mới, cầu thủ này đã gặp vấn đề về tim nên CLB đã đi đến quyết định thanh lý hợp đồng trước thời hạn. Để thay thế, BHL đã mời lại cựu Vua phá lưới V-League 2011 Gastón Merlo, ngoài ra còn ký hợp đồng với cầu thủ Jamaica Horace James từ giải VĐQG Malaysia và cầu thủ nhập tịch gốc Brasil Đinh Văn Ta. SHB Đà Nẵng còn kịp bổ sung 1 cầu thủ Việt kiều đến từ Mỹ là Minh Alva Vũ, nhưng do chưa kịp hoàn thành thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam nên cầu thủ này được đăng ký ở giai đoạn 2 của mùa giải. Liên quan đến danh sách đăng ký mùa giải 2016, HLV Lê Huỳnh Đức đã buộc phải loại hai tuyển thủ U-23 quốc gia là Võ Huy ToànHồ Ngọc Thắng. Tại mùa giải này, CLB đã được thành tích rất ấn tượng khi xếp hạng ba chung cuộc với 49 điểm, chỉ kém đội vô địch 1 điểm và Gastón Merlo có lần thứ 4 giành danh hiệu vua phá lưới với 24 bàn thắng, cao nhất trong lịch sử V.League.

Năm 2018 lại là một mùa giải thất bại của CLB khi chỉ giành được vị trí thứ 9, với 31 điểm sau 26 vòng đấu. Dưới sự dẫn dắt của HLV Nguyễn Minh Phương, đội bóng thi đấu rất hay trên sân nhà nhưng ở sân khách chỉ toàn hòa hoặc thua. Vì vậy sau khi kết thúc mùa giải, HLV Nguyễn Minh Phương đã đệ đơn xin từ chức và ban lãnh đạo (BLĐ) đội bóng đã quyết định mời lại HLV Lê Huỳnh Đức về dẫn dắt đội bóng trong giai đoạn khó khăn này.

Năm 2019, BLĐ đội đã ký kết với Công ty Cổ phần Kamito (Nhật Bản) về việc tài trợ trang phục thi đấu cho đội bóng. Đây là dấu ấn rất lớn trong việc chuyên nghiệp hóa CLB.

Năm 2020, ở vòng 6 V.League trên sân nhà, dù bị Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) ghi bàn trước nhưng CLB đã lội ngược dòng, giành chiến thắng với tỷ số 3-1. Đây là một trong số những đội bóng hiếm hoi đánh bại HAGL trên sân nhà kể từ khi HAGL lên chơi V.League (2003) với 14 trận thắng, 3 trận hòa (2004, 2013, 2014) và 1 trận thua (2003).

Mùa 2023 đội thi đấu không tốt và phải xuống hạng sau hơn hai thập kỷ chơi tại V.League 1.

Mùa V.League 2-2023–24 đội bóng đã làm lại V.League 2 sau 22 năm góp mặt ở V.League 1

Trang phục thi đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn Hãng áo đấu Nhà tài trợ in lên áo đấu
2009-2018 không có SHB không có
2019-2022 Việt Nam Kamito
2023 muRata
Áo đấu sân nhà
2012
2022
Áo đấu sân khách
2012
2022

Cổ phần hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 2 tháng 2 năm 2009, CLB SHB Đà Nẵng chính thức ra mắt Công ty cổ phần Thể thao SHB Đà Nẵng, với số vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Công ty thể thao SHB – Đà Nẵng sẽ tiếp nhận câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng từ ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội và bổ nhiệm ông Bùi Xuân Hòa, nguyên Giám đốc điều hành câu lạc bộ bóng đá SHB – Đà Nẵng trước đây làm Tổng giám đốc công ty.

Thành tích[sửa | sửa mã nguồn]

Cấp quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

V.League 1:

Cúp Quốc gia:

Siêu cúp bóng đá Việt Nam:

  • Vàng Vô địch (1): 2012
  • Bạc Á quân (1): 2009

V.League 2:

Giải giao hữu[sửa | sửa mã nguồn]

Cúp Thiên Long:

  • Vô địch (1): 2021

Cúp BTV:

  • Vô địch (1): 2008

Cúp Nutifood:

  • Vô địch (1): 2016

Cúp Bác Tôn - An Giang:

  • Vô địch (1): 1988

Cúp Trường Sơn:

  • Vô địch (1): 1976

Các đội trẻ[sửa | sửa mã nguồn]

Giải vô địch bóng đá U-21 Việt Nam:

Giải vô địch bóng đá U-17 Việt Nam:

Giải vô địch bóng đá U-15 Việt Nam:

  • Vô địch (1): 2005

Đội hình hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Đội một[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến ngày 2 tháng 7 năm 2023[2]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
1 TM Việt Nam Phan Văn Biểu
2 HV Việt Nam Mai Quốc Tú
3 HV Việt Nam Trần Phạm Bảo Tuấn (mượn từ câu lạc bộ Thể Công – Viettel)
5 HV Việt Nam Hồ Văn Duy Bảo
6 TV Việt Nam Đặng Anh Tuấn (đội Trưởng)
7 TV Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng
8 TV Việt Nam Võ Ngọc Toàn
9 HV Việt Nam Trần Vương
10 Việt Nam Bùi Quang Huy
11 Việt Nam Phan Văn Long
12 HV Việt Nam Trịnh Hoa Hùng
15 Việt Nam Trần Hoàng Sơn (mượn từ câu lạc bộ Thể Công – Viettel)
16 TV Việt Nam Phạm Văn Hữu
17 Việt Nam Phạm Bá Thảo
18 Việt Nam Phạm Đình Duy
Số VT Quốc gia Cầu thủ
19 Việt Nam Hà Minh Tuấn
20 HV Việt Nam Lương Duy Cương
21 TV Việt Nam Nguyễn Phi Hoàng
22 HV Việt Nam Nguyễn Công Nhật
24 TV Việt Nam Nguyễn Trọng Nam
25 TM Việt Nam Phạm Văn Cường
27 TV Việt Nam Giang Trần Quách Tân
28 TM Việt Nam Đặng Tuấn Hưng
36 HV Việt Nam Đặng Thanh Hoàng
38 HV Việt Nam Nguyễn Minh Quang
39 HV Việt Nam Phan Đức Lễ
41 HV Việt Nam Tạ Quang Duơng
42 Việt Nam Nguyễn Đăng Dương (mượn từ câu lạc bộ Thể Công – Viettel)
43 HV Việt Nam Lê Văn Hưng
79 TV Việt Nam Võ Minh Đan
86 HV Việt Nam Liễu Quang Vinh

Đội hình trẻ[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
3 Việt Nam Phùng Lê Cao Sơn
4 Việt Nam Lương Duy Cương
5 Việt Nam Hà Ngọc Quang Thông
6 Việt Nam Quách Công Đình
7 Việt Nam Nguyễn Kim Quang
8 Việt Nam Lê Văn Hưng
9 Việt Nam Đỗ Hữu Minh Quang
10 Việt Nam Phạm Xuân Tạo
11 Việt Nam Trần Thanh Tài
12 Việt Nam Phạm Văn Hữu
14 Việt Nam Phạm Bá Thảo
15 Việt Nam Nguyễn Trọng Nam
16 Việt Nam Phạm Đình Duy
17 Việt Nam Võ Minh Đan
Số VT Quốc gia Cầu thủ
18 Việt Nam Võ Phúc
19 Việt Nam Lê Văn Long
20 Việt Nam Phạm Minh Chiến
21 Việt Nam Nguyễn Minh Tính
22 Việt Nam Lê Hồng Đức
23 Việt Nam Hà Ngọc Quang Minh
24 Việt Nam Trần Vương
25 Việt Nam Nguyễn Ngọc Thi
26 Việt Nam Lâm Lê Phước Tiến Dũng
27 Việt Nam Lê Ngô Quang Hậu
28 Việt Nam Nguyễn Công Trịnh
29 Việt Nam Trần Nguyễn Khánh Hòa
30 Việt Nam Nguyễn Thành Khải
31 Việt Nam Hồ Ngọc Hoàng

Giải thưởng cá nhân khi thi đấu cho Câu lạc bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ đoạt giải Cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất khi đang chơi cho SHB Đà Nẵng:

Vua phá lưới[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ đoạt giải Vua phá lưới khi đang chơi cho SHB Đà Nẵng:

Quả bóng vàng Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ đoạt danh hiệu Quả bóng vàng khi đang chơi cho SHB Đà Nẵng:

Vào năm 2015, cầu thủ Võ Huy Toàn lọt vào top 5 đề cử cho danh hiệu Quả bóng vàng 2015 sau thành tích xuất sắc tại SEA Games 28 (Huy Toàn đạt danh hiệu Vua phá lưới tại giải với 5 bàn thắng).

Thành phần ban huấn luyện[sửa | sửa mã nguồn]

Ban huấn luyện SHB Đà Nẵng

Chủ tịch


Huấn luyện viên trưởng


Trợ lý Huấn luyện viên:


Trợ lý Huấn luyện viên:


Trợ lý Huấn luyện viên:


Huấn luyện viên thủ môn:


Biên dịch viên:


Bác sĩ:

Việt Nam Lê Văn Hiểu


Việt Nam Trương Việt Hoàng


Việt Nam Đào Quang Hùng


Việt Nam Trần Văn Thọ


Việt Nam Võ Phước


Việt Nam Nguyễn Văn Phụng


Việt Nam Nguyễn Kim Hoàn

Các nhân vật nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]

Huấn luyện viên[sửa | sửa mã nguồn]

Các huấn luyện viên trong lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Các huấn luyện viên trưởng của SHB Đà Nẵng

Thành tích thi đấu[sửa | sửa mã nguồn]

V.League 1[sửa | sửa mã nguồn]

Đấu trường châu lục[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “SHB.Đà Nẵng: Trước cửa biển”. Thể thao & Văn hóa Online. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2009.
  2. ^ “SHB Đà Nẵng”. Vietnam Professional Football. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2023.
  3. ^ Vào ngày 24 tháng 8 năm 2021, VPF đã họp trực tuyến để lấy ý kiến của các câu lạc bộ về việc có tiếp tục tổ chức giải đấu hay không. Kết quả, 14/14 câu lạc bộ đồng ý với việc dừng giải đấu và vào tối cùng ngày thì VFFVPF chính thức thông báo giải đấu đã bị hủy vì đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, lần đầu tiên kể từ khi V.League lên chuyên nghiệp năm 2000.

http://bongdaplus.vn/VLeague-2012/SHBDa-Nang-Tan-vo-dich-VLeague-2012/60243.bbd Lưu trữ 2012-08-21 tại Wayback Machine

3. Website câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng: https://www.shbdanangfc.com.vn

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]