Sibylla xứ Sachsen-Coburg và Gotha

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sibylle xứ Sachsen-Coburg và Gotha
Công tước phu nhân xứ Västerbotten
Sibylla vào thập niên 30 của thế kỷ XX
Thông tin chung
Sinh(1908-01-18)18 tháng 1 năm 1908
Gotha, Sachsen-Coburg và Gotha
Mất28 tháng 11 năm 1972(1972-11-28) (64 tuổi)
Stockholm, Thụy Điển
Phu quânVương tôn Gustaf Adolf, Công tước xứ Västerbotten
Hậu duệVương tôn nữ Margaretha, Bà Ambler
Vương tôn nữ Birgitta của Thụy Điển
Vương tôn nữ Désirée, Nam tước phu nhân Silfverschiöld
Vương tôn nữ Christina, Bà Magnuson
Carl XVI Gustaf của Thụy Điển Vua hoặc hoàng đế
Tên đầy đủ
Sibylla Calma Maria Alice Bathildis Feodora
Hoàng tộcNhà Sachsen-Coburg và Gotha
Nhà Bernadotte (kết hôn)
Thân phụCarl Eduard của Sachsen-Coburg và Gotha
Thân mẫuViktoria Adelheid xứ Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glücksburg

Vương tôn phi Sibylla của Thụy Điển, Công tước phu nhân xứ Västerbotten (18 tháng 1 năm 1908 - 28 tháng 11 năm 1972), tên khai sinh là Vương tằng tôn nữ Sibylle Calma Maria Alice Bathildis Feodora của Sachsen-Coburg và Gotha. Bà là vợ của Vương tôn Gustaf Adolf, Công tước xứ Västerbotten, và là mẹ của vị vua hiện tại của Thụy Điển, Carl XVI Gustaf. Trước khi kết hôn, bà là Công nữ của Công quốc Sachsen-Coburg và Gotha, đồng thời cũng là thành viên vương tộc Sachsen-Coburg và Gotha (một nhánh của Nhà Wettin). Sau khi kết hôn, bà trở thành Vương tôn phi của Thụy Điển và là một thành viên của Nhà Bernadotte.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi kết hôn[sửa | sửa mã nguồn]

Công nữ Sibylla (ở giữa) bên cạnh cha mẹ và các anh chị em năm 1918.

Sibylla (sau này là Sibylle) sinh ngày 18 tháng 1 năm 1908 tại Schloss Friedenstein, là con gái của Công tước Carl Eduard của Sachsen-Coburg và Gotha và Công nữ Viktoria Adelheid của Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glüchksburg - con gái của Công nữ Karoline Mathilde của Schleswig-Holstein-Sonderburg-AugustenburgFriedrich Ferdinand, Công tước của Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glücksburg. Bà đồng thời là chắt của Nữ vương Victoria của Anh. Ông nội của bà là Vương tử Leopold, Công tước xứ Albany - con trai út của Nữ vương Victoria và Công tử Albrecht xứ Sachsen-Coburg và Gotha.

Kết hôn[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 11 năm 1931, Sibylla đến Luân Đôn để làm phù dâu trong đám cưới của Tiểu thư May Abel Smith. Một phù dâu khác là Ingrid của Thụy Điển đã giới thiệu Sibylla cho anh trai của mình - Vương tử Gustaf Adolf của Thụy Điển, Công tước xứ Västerbotten. Lễ đính hôn của họ nhanh chóng được thông báo đến Cung điện Callenberg ở Coburg ngày 16 tháng 6 năm 1932.

Lễ cưới của Công nương Sibylla và Hoàng tử Gustaf Adolf của Thụy Điển ở Coburg năm 1932.

Ngày 19 tháng 10 năm 1932 tại Coburg, Sibylla kết hôn với Vương tôn Gustaf Adolf, Công tước xứ Västerbotten. Gustaf Adolf là con trai trưởng của Thái tử Gustaf Adolf của Thụy Điển (sau này trở thành vua Gustaf VI Adolf) và Vương tôn nữ Margaret xứ Connaught - cháu gái của Nữ vương Victoria. Cả Sibylla và Gustaf Adolf đều là chắt của Nữ vương Victoria. Sibylla không bao giờ được trở thành Thái tử phi bởi vì chồng của bà đã qua đời trước ông nội của ông là Gustaf V.

Lễ cưới được tổ chức trọng thể tại Coburg với sự góp mặt vinh dự của Tổng thống Paul von Hindenburg.[1] Tuy nhiên, lúc đó, thành phố Coburg đang bị Đức Quốc xã chiếm đóng cho nên, danh tiếng của Thụy Điển bị sụt giảm nghiêm trọng vì có liên quan đến Đức Quốc xã.[1] Công nương Sibylla và Hoàng tử Gustaf Adolf đã có tuần trăng mật lãng mạn ở Ý trước khi trở về Stockholm ngày 25 tháng 11 năm 1932.

Vương tôn phi của Thụy Điển[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi kết hôn, Vương tôn phi Sibylla và Vương tôn Gustaf Adolf chuyển vào sống tại Cung điện Haga. Do đó, cả bốn người con gái của họ lúc nhỏ đều thường được gọi là "Hagaprinsessorna" (Những nàng công chúa điện Haga). Sibylla đã bắt đầu trách nhiệm với cương vị là Công nương của Thụy Điển của mình hai ngày sau khi trở về từ tuần trăng mật. Với sự giúp đỡ của Vương nữ Ingrid, bà đã từng đại diện Hoàng gia trao giải cho người thắng cuộc trong một giải đấu kiếm. Do cả Công nương Sibylla và Hoàng tử Gustaf Adolf đều quan tâm đến thể thao và các hoạt động ngoài trời, họ đã cho xây dựng hai ngôi nhà nhỏ, một ở Ingarö và một ở Stolien.[1] Bên cạnh đó, Công nương còn là người ủng hộ nhiệt tình cho chiến dịch của Đội Nữ Hướng đạo Thụy Điển.

Tuy nhiên, Công nương Sibylla không nổi tiếng ở Thụy Điển. Bà và chồng luôn là khách mời thường trực của nhiều tổ chức và câu lạc bộ của người ĐứcStockholm. Điều đó đã làm dấy lên sự nghi ngờ về mối quan hệ giữa Hoàng gia Thụy Điển và Đức Quốc xã.[1] Do một số họ hàng của bà có liên quan đến Đức Quốc xã nên danh tiếng của bà ở Thụy Điển cũng vì vậy mà bị vấy bẩn. Hơn nữa, việc Công nương Sibylla gặp khó khăn trong khi học tiếng Thụy Điển cũng góp phần làm cho danh tiếng của bà bị tuột dốc thảm hại.

Cuối đời[sửa | sửa mã nguồn]

Mộ của Công nương Sibylla và Hoàng tử Gustaf Adolf trên đảo Karlsborg thuộc thành phố Solna, Thụy Điển

Sibylla trở thành góa phụ năm 1947 khi Hoàng tử Gustaf Adolf qua đời trong một tai nạn máy bay tại Sân bay CopenhagenĐan Mạch. Con trai duy nhất của họ, Vương tử Carl Gustaf được đôn lên đứng thứ 2 trong danh sách thừa kế ngai vàng khi mới 9 tháng tuổi và trở thành Thái tử khi mới 4 tuổi. Năm 1950, Sibylla chuyển từ cung điện Haga sang sống tại Cung điện Hoàng gia ở Stockholm. Thỉnh thoảng vào mùa hè, bà lại chuyển sang sống ở Cung điện Solliden. Trong những năm này, bà luôn quan tâm và tham gia vào các hoạt động sinh thái vì môi trường.

Sau khi mẹ chồng của bà, Vương hậu Louise qua đời năm 1965, Sibylla trở thành Công nương Hoàng gia lớn tuổi nhất - người sẽ giúp đỡ cho vua cha Gustaf VI Adolf trong việc cai quản hậu cung.

Công nương Sibylla qua đời ở Stockholm, Thụy Điển sau gần một năm chống chọi với căn bệnh ung thư, trước khi được nhìn thấy Thái tử Carl Gustaf lên thừa kế ngai vàng.

Danh hiệu, tước hiệu và huy hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Ký hiệu của Công nương Sibylla
  • 18 tháng 1 năm 1908 – 28 tháng 3 năm 1919: Her Royal Highness Công nữ Sibylla của Sachsen-Coburg và Gotha, Vương tằng tôn nữ của Anh và Ireland
  • 28 tháng 3 năm 1919 – 19 tháng 10 năm 1932: Her Highness Công nữ Sibylla của Sachsen-Coburg và Gotha
  • 19 tháng 10 năm 1932 – 28 tháng 11 năm 1972: Her Royal Highness Vương phi Sibylla của Thụy Điển, Công tước phu nhân xứ Västerbotten

Hậu duệ[sửa | sửa mã nguồn]

Công nương Sibylla cùng Hoàng tử Gustaf Adolf và các con tại lễ rửa tội của Hoàng tử Carl Gustaf năm 1946

Công nương Sibylla và Hoàng tử Gustaf Adolf có tổng cộng 5 người con:

Tên Năm sinh Năm mất Ghi chú
Vương tôn nữ Margaretha, Bà Ambler 31 tháng 10 năm 1934 kết hôn với John Kenneth Ambler, có ba người con
HRH Birgitta, Vương tôn nữ Thụy Điển 31 tháng 1 năm 1937 kết hôn với Johann Georg von Hohenzollern, có ba người con
Vương tôn nữ Désirée, Nam tước phu nhân Silfverschiöld 2 tháng 6 năm 1938 kết hôn với Nam tước Nils-August Otto Carl Niclas Silfverschiöld, có ba người con
Vương tôn nữ Christina, Bà Magnuson 3 tháng 8 năm 1943 kết hôn với Tord Gösta Magnuson, có ba người con
HM Vua Carl XVI Gustaf của Thụy Điển 30 tháng 4 năm 1946 kết hôn với Silvia Sommerlath, có ba người con

Tổ tiên[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Lars Elgklou (Tiếng Thụy Điển): Bernadotte. Historien - och historier - om en familj (Tiếng Việt: "Bernadotte. Lịch sử - và những câu chuyện - về một gia đình") Askild & Kärnekull Förlag AB, Stockholm 1978. ISBN 91-7008-882-9.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]