Công ty Bay Dịch vụ Hàng không

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
VASCO
Công ty Bay Dịch vụ Hàng không
Vietnam Air Service Company
IATA
0V
ICAO
VFC
Tên hiệu
VASCO AIR
Lịch sử hoạt động
Thành lập1987
Sân bay chính
Trạm trung
chuyển chính
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Thông tin chung
Công ty mẹTổng công ty Hàng không Việt Nam
Số máy bay5
Điểm đến9
Trụ sở chínhThành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Trang webhttp://www.vasco.com.vn/vi/
Antonov An-2 của VASCO năm 2005
ATR 72 của VASCO tại Tân Sơn Nhất

Công ty Bay Dịch vụ Hàng không, hoạt động dưới tên viết tắt VASCO (viết tắt từ tên giao dịch tiếng AnhVietnam Air Service Company n.đ.'Công ty Dịch vụ Hàng không Việt Nam'), là một hãng hàng không tại Việt Nam. Hãng chủ yếu phục vụ các đường bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các địa phương ở Nam Bộ, đến các hải đảo và bay trong các khu vực Bắc Bộ.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trước kia VASCO là một đơn vị trực thuộc Vietnam Airlines, bay những chuyến từ sân bay Vũng Tàu ra các giàn khoan, bao thầu đo địa vật lý, chụp ảnh địa hìnhmôi trường, di tản bệnh nhân, chở hàng và thư từ.

Từ năm 2006, VASCO là một trong những đơn vị được cổ phần hóa, trở thành công ty TNHH và là hãng hàng không độc lập, Vietnam Airlines nắm giữ phần lớn phần vốn góp.

VASCO đang tìm kiếm thuê thêm các loại máy bay từ 30 đến 50 chỗ cho phù hợp với thị trường khai thác là đồng bằng sông Cửu Long và các hải đảo phía nam của Việt Nam.

Tương lai[sửa | sửa mã nguồn]

VASCO đang cố gắng trở thành 1 hãng hàng không độc lập không theo lộ trình của Vietnam Airlines. Lợi thế của VASCO là các đường bay hầu hết nối những trung tâm du lịch, do vậy VASCO đã chủ động liên kết với các địa phương và các công ty du lịch lữ hành để tạo thêm dịch vụ miễn phí cho hành khách như xe đưa đón từ sân bay về trung tâm, có giá ưu đãi cho các đoàn khách đặt chỗ dài ngày... vì vậy lượng khách ổn định hơn.[1]

Vietnam Airlines, công ty mẹ của VASCO, đã có đề án tái tổ chức VASCO trở thành hãng hàng không cổ phần, mang tên Viet Air[2], khai thác với dòng máy bay lớn hơn Airbus A320, ATR 72, ... và hướng đến các đường bay lớn hơn. Tuy đề án đã được Thủ tướng thông qua, nhưng thương hiệu VietAir đang có tranh chấp với hãng hàng không VietJet Air, nên vẫn chưa thể thực hiện được.

Sau đó, Vietnam Airlines đã quyết định thành lập Công ty cổ phần hàng không SkyViet trên cơ sở chuyển đổi từ Công ty Bay dịch vụ hàng không (VASCO). Theo đó, doanh nghiệp này được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cấp giấy chứng nhận đăng ký giữa tháng 3 và dự kiến hoạt động từ 1/4/2016, sau khi được cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không và hàng không chung.[3]

Điểm đến[sửa | sửa mã nguồn]

Sân bay căn cứ (Hub)
Điểm đến trong tương lai (Future)
Điểm đến quan trọng (Focus City)
Điểm đến trong quá khứ (Terminated route)
Thành phố Tỉnh/Thành Mã IATA Sân bay Khởi hành từ
Cần Thơ Việt Nam Tp. Cần Thơ VCA Sân bay quốc tế Cần Thơ Côn Đảo
Côn Đảo Việt Nam Bà Rịa-Vũng Tàu VCS Sân bay Côn Đảo Cần Thơ, Hồ Chí Minh
Cà Mau Việt Nam Cà Mau CAH Sân bay Cà Mau Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh Việt Nam Tp. Hồ Chí Minh SGN Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất Cà Mau, Côn Đảo, Rạch Giá
Rạch Giá Việt Nam Kiên Giang VKG Sân bay Rạch Giá Hồ Chí Minh

Liên danh: Vietnam Airlines (Công ty mẹ), Pacific Airlines

Đội bay[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến tháng 12/2021:

VASCO Fleet
Máy bay Đang vận hành Đặt hàng Hành khách Ghi chú
C Y
ATR 72-212A (500) 5 0 0 68 Website của hãng[4] nói là 68 ghế.

Hình ảnh minh họa Sơ đồ ghế ngồi có 70 ghế.

Tuổi thọ trung bình của đội bay tính đến tháng 12/2021 là 12,2 năm.

Các loại máy bay đã ngừng sử dụng (vì lý do an toàn)

VASCO Old Fleet
Máy bay Ghi Chú
�Antonov An-2 Những chiếc máy bay đầu tiên
Antonov An-30 VN-B376
�Antonov An-38 RA-41902, RA-41900 Máy bay đầu tiên dùng cho hành khách
British Aerospace BAe-3112 Jetstream 31 Wallner �HL5224
Convair 580(F) N585P Thuê uớt từ Air Tahoma
Beech B200 Super King Air
Antonov An-26 LZ-SFH Thuê ướt từ Air Sofia
Mil Mi-17-2 �VN-8428
Eurocopter AS350 Ecureuil �Dùng cho dịch vụ du lịch bằng trực thăng
ATR 72-202
Pacific Aerospace P-750XSTOL (750XL) VH-KZC
Cessna 208 Caravan �VH-NWT Thuê ướt từ Polar Aviation

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Vasco sẽ trở thành hãng hàng không độc lập”. Người Lao động. Truy cập 29 tháng 12 năm 2014.
  2. ^ “Đồng ý thành lập Hãng hàng không cổ phần VietAir - Kinh tế - Tuổi Trẻ Online”. Tuổi Trẻ Online. 5 tháng 3 năm 2010. Truy cập 29 tháng 12 năm 2014.
  3. ^ “Hãng hàng không thành lập từ Vasco mang tên SkyViet”. VnExpress. 1 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2016.
  4. ^ “VASCO - Đội tàu bay”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2016.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]