Cai Lậy (thị xã)

Cai Lậy
Thị xã
Thị xã Cai Lậy
Nhà thờ Tin Lành ở thị xã Cai Lậy
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhTiền Giang
Trụ sở UBNDSố 70, đường 30/4, khu phố 2, phường 1
Phân chia hành chính6 phường, 10 xã
Thành lập26/12/2013
Loại đô thịLoại III
Năm công nhận2020[1]
Địa lý
Tọa độ: 10°24′20″B 106°06′5″Đ / 10,40556°B 106,10139°Đ / 10.40556; 106.10139
MapBản đồ thị xã Cai Lậy
Cai Lậy trên bản đồ Việt Nam
Cai Lậy
Cai Lậy
Vị trí thị xã Cai Lậy trên bản đồ Việt Nam
Diện tích140,20 km²
Dân số (2017)
Tổng cộng143.050 người
Mật độ1.020 người/km²
Khác
Mã hành chính817[2]
Biển số xe63-B2 xxx.xx
Số điện thoại0273.3.917.510
Số fax0273.3.917.510
Websitetxcailay.tiengiang.gov.vn

Cai Lậy là một thị xã nằm ở phía tây tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Thị xã Cai Lậy nằm ở phía tây tỉnh Tiền Giang, cách thành phố Mỹ Tho khoảng 30 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 90 km, có vị trí địa lý:

Thị xã Cai Lậy có diện tích 14.018,95 ha và dân số là 143.050 người (tính đến năm 2017).

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Thị xã Cai Lậy có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 6 phường: 1, 2, 3, 4, 5, Nhị Mỹ và 10 xã: Long Khánh, Mỹ Hạnh Đông, Mỹ Hạnh Trung, Mỹ Phước Tây, Nhị Quý, Phú Quý, Tân Bình, Tân Hội, Tân Phú, Thanh Hoà.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc địa danh Cai Lậy[sửa | sửa mã nguồn]

Cai Lậy ban đầu chỉ là tên một giồng cát nằm ở ấp Hữu Hòa (ngày nay thuộc phường 1, thị xã Cai Lậy) do ông Cai cơ Ngô Tấn Lễ chỉ huy khai khẩn. Cai cơ Ngô Tấn Lễ là tướng của chúa Nguyễn Ánh, dưới quyền Võ Tánh. Từ Cai Lễ nói trại thành Cai Lậy. Chợ Cai Lậy được lập từ cuối thế kỷ XVIII.

Ban đầu, địa danh Cai Lậy chỉ là tên một ngôi chợ tại thôn Thanh Sơn (sau này là làng Thanh Sơn) thuộc tỉnh Định Tường và sau đó là tỉnh Mỹ Tho. Sau này, thực dân Pháp thành lập quận và đặt tên là quận Cai Lậy do lấy theo tên gọi Cai Lậy vốn là nơi đặt quận lỵ.

Trước năm 2014[sửa | sửa mã nguồn]

Thị xã Cai Lậy trước đây vốn thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho và từ năm 1976 thuộc tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.

Trước năm 2014, thị xã Cai Lậy ngày nay là một phần huyện Cai Lậy. Huyện lỵ huyện Cai Lậy khi đó là thị trấn Cai Lậy (nay tương ứng với phường 5 và một phần các phường 1, 2 và 4).

Ngày 27 tháng 8 năm 2010, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 792/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Cai Lậy là đô thị loại IV.[3]

Từ năm 2014 đến nay[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 26 tháng 12 năm 2013, Chính phủ Việt Nam ban hành nghị quyết số 130/NQ-CP[4] điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cai Lậy để thành lập thị xã Cai Lậy. Nội dung Nghị quyết về việc thành lập thị xã Cai Lậy như sau:

1. Thành lập thị xã Cai Lậy thuộc tỉnh Tiền Giang trên cơ sở điều chỉnh 14.018,95 ha diện tích tự nhiên và 123.775 người của huyện Cai Lậy (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Cai Lậy và 11 xã Mỹ Phước Tây, Mỹ Hạnh Đông, Mỹ Hạnh Trung, Tân Phú, Tân Bình, Tân Hội, Nhị Mỹ, Nhị Quý, Thanh Hòa, Phú Quý, Long Khánh).

2. Thành lập các phường 1, 2, 3, 4, 5 thuộc thị xã Cai Lậy trên cơ sở giải thể thị trấn Cai Lậy và điều chỉnh địa giới hành chính 2 xã Nhị Mỹ, Tân Bình.

3. Chuyển phần diện tích và dân số còn lại của xã Nhị Mỹ thành phường Nhị Mỹ.

Sau khi thành lập, thị xã Cai Lậy có 6 phường và 10 xã như hiện nay.

Ngày 18 tháng 2 năm 2020, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 171/QĐ-BXD về việc công nhận thị xã Cai Lậy là đô thị loại III.[1]

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Thị xã Cai Lậy là trung tâm kinh tế, chính trị - xã hội quan trọng của khu vực phía tây tỉnh Tiền Giang, là cực đối trọng kinh tế với thị xã Gò Công.

Thị xã Cai Lậy từ lâu được biết đến là trung tâm mua bán, trao đổi hàng hóa sầm uất của khu vực Đồng Tháp Mười.

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

quốc lộ 1Ađường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đi qua.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Quyết định về việc công nhận thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là đô thị loại III”. Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng. 18 tháng 2 năm 2020.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Công nhận thị trấn Cai Lậy, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là đô thị loại IV”. Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng. 1 tháng 9 năm 2010.
  4. ^ “Nghị quyết 130/NQ”. Truy cập 16 tháng 8 năm 2015.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]