Cao Ly Cảnh Tông

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cao Ly Cảnh Tông
고려 경종
Vua Cao Ly
Tại vị975 – 981
Tiền nhiệmCao Ly Quang Tông
Kế nhiệmCao Ly Thành Tông
Thông tin chung
Sinh9 tháng 11 năm 955
Cao Ly Quốc
Mất13 tháng 8 năm 981 (26 - 27 tuổi)
Gaegyeong, Cao Ly Quốc
An tángVinh lăng
Phối ngẫuxem văn bản
Hậu duệCao Ly Mục Tông
Thụy hiệu
Chí Nhân Thành Mục Minh Huệ Thuận Hy Tĩnh Hiếu Cung Ý Hiến Hòa Đại Vương
(至仁成穆明惠顺熙靖孝恭懿献和大王)
Hoàng tộcHoàng tộc họ Vương
Thân phụCao Ly Quang Tông
Thân mẫuĐại Mục Vương hậu

Cao Ly Cảnh Tông (Hangul: 고려 경종, chữ Hán: 高麗 景宗; 9 tháng 11 năm 955 – 13 tháng 8 năm 981, trị vì 975 – 981) là quốc vương thứ năm của vương triều Cao Ly tại Triều Tiên. Ông là con trai cả của vua Quang Tông, và được phong làm Thái tử từ năm được sinh ra. Ông có tên húy là Vương Trụ (王胄), tên chữ là Trường Dân (長民).

Sau khi lên ngôi, Cảnh Tông cho lập nên Điền sài khoa (Jeonsigwa, 전시과, 田柴科), tức hệ thống phân đất đai. Sau đó, theo Cao Ly sử (Goryeosa), ông đã tránh xa chính sự và vương thất, và dành thời gian để nhảy múa với người dân.

Theo Cao Ly sử, hàng chục ngàn người Bột Hải tị nạn đã chạy trốn từ Định An Quốc (đời vua Ô Huyền Minh) đến Cao Ly (đời vua Cảnh Tông) vào năm 979. Đây là sự kiện được ghi nhận là cuộc di cư của người Bột Hải lớn nhất kể từ cuộc di cư năm 937 khi thái tử Đại Quang Hiển của vương quốc Bột Hải dẫn hàng chục ngàn người Bột Hải tị nạn vào Cao Ly (đời vua Cao Ly Thái Tổ).[1]

Trong năm 979, Hiến Ai Vương hậu (Hoàng Phủ thị) (em họ của Cảnh Tông, khi đó mới 15 tuổi) và Hiến Trinh Vương hậu (Hoàng Phủ thị) (em họ của Cảnh Tông, khi đó mới 13 tuổi) được gả cho Cảnh Tông.[2]

Không lâu sau đó, Hiến Ai Vương hậu có thai và người ta cho rằng Cảnh Tông đã rất vui mừng vì ông không có người thừa kế nào từ hai hoàng hậu trước đó (Hiến Túc Vương hậu[3]Hiến Ý Vương hậu[4][5]): việc thiếu người thừa kế là một điều đáng lo ngại nên khi Hiến Ai Vương hậu mang thai, Cảnh Tông trở nên yêu thích Hiến Ai Vương hậu hơn.

Sang ngày 5 tháng 7 năm 980, Hoàng Phủ thị sinh người con trai duy nhất của bà ta với Cảnh Tông là Vương Tụng, điều đó khiến cho Cảnh Tông càng vui mừng hơn.

Cảnh Tông sau đó còn cưới thêm vợ thứ 5 là Đại Minh Cung phu nhân Liễu Thị (con gái tôn thất Nguyên Trang Thái tửHưng Phương Cung chúa).[6] Mặc dù bốn người vợ đầu tiên của Cảnh Tông được truy tặng danh hiệu vương hậu, nhưng bà ta là người duy nhất không được phong vương hậu sau khi qua đời. Người ta dự đoán rằng trong hoàng gia sẽ có sự phân biệt đối xử theo địa vị.

Cảnh Tông mất sớm vào ngày 13 tháng 8 năm 981, người con trai duy nhất của ông, Vương Tụng khi đó chỉ mới 1 tuổi nên một tông thất khác là Vương Trị đã kế vị, tức Cao Ly Thành Tông, em họ của ông.[7] Thụy là Chí Nhân Thành Mục Minh Huệ Thuận Hy Tĩnh Hiếu Cung Ý Hiến Hòa Đại Vương (至仁成穆明惠顺熙靖孝恭懿献和大王), táng tại Vinh lăng (榮陵).

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Phụ mẫu[sửa | sửa mã nguồn]

Em ruột[sửa | sửa mã nguồn]

Hậu cung[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả đều là những chị em họ với Cảnh Tông.

Con cái[sửa | sửa mã nguồn]

Trong văn hóa đại chúng[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Kim, Jongseo; Jeong, Inji. “고려사 (발해인 수만 명이 내투해오다)”. 고려시대. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2023.
  2. ^ Queen Heonjung Lưu trữ 2013-02-18 tại Archive.today (tiếng Triều Tiên)
  3. ^ “[고려초기 5대경종] 경종의 왕비들과 모두 근친혼”. Naver Blog (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2021.
  4. ^ Duk-il, Lee (2013). 왕과 나: 왕을 만든 사람들 그들을 읽는 열한 가지 코드 [The King and I: The Eleven Codes That Read Them Who Made The King] (bằng tiếng Hàn). WisdomHouse.
  5. ^ “[고려초기 5대경종] 경종의 왕비들과 모두 근친혼”. Naver Blog (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2021.
  6. ^ 고려시대사람들은어떻게살았을까: 정치・경제생활이야기 (bằng tiếng Hàn). 청년사. 1997. ISBN 978-89-7278-322-0.
  7. ^ “현종 총서”. Goryeosa (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2021.
  8. ^ “고려시대 史料 Database”. Goryeosa (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2021.
  9. ^ 고려사 [Goryeosa vol. 8] (bằng tiếng Hàn). University of California: Academy of Sciences Publishing House. tr. 2, 14.
  10. ^ 史學硏究 [The Historical Research] (bằng tiếng Hàn). Korean History Society. 2008. tr. 55.