Caranx

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cá sòng
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Phân bộ (subordo)Percoidei
Liên họ (superfamilia)Percoidea
Họ (familia)Carangidae
Chi (genus)Caranx
Lacépède, 1801
Loài điển hình
Caranx carangua
Lacépède, 1801
Loài
Xem bài
Danh pháp đồng nghĩa

Caranx hay còn gọi là chi cá sòng hay chi cá hiếu là một chi cá nhiệt đới trong họ Cá khế. Nhiều loài cá trong chi này là loài có giá trị kinh tế, là nguyên liệu để chế biến các món ẩm thực, bên cạnh đó, nhiều loài cá còn là đối tượng của môn câu cá thể thao, đặc biệt là ở Mỹ. Chúng còn được biết đến với tên gọi Trevally, còn được gọi là jack hoặc kingfish. Có khoảng hơn một tá loài cá thuộc chi này, được phát hiện trong khắp các đại dương của thế giới. Trevally là cá cổ và những mẫu hóa thạch ban đầu của giống này có từ 30 triệu năm trước[1].

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Thông thường, các loài Caranx sống ở những vùng nước biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, mặc dù chúng được phát hiện cả ở gần bờ và ở ngoài khơi. Các loài cá này có nhiều ở Ấn Độ dương và Thái bình dương. Theo một số tổ chức đánh cá bền vững, cá khế sinh sản rất nhanh, duy trì tốt số lượng ngay cả trong các vùng đánh cá phát triển. Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo việc ăn những loài cá thuộc giống này, vì chúng thường được phát hiện có chứa chất độc ciguatera có hại cho cơ thể con người.

Trevally thay đổi màu sắc từ vàng sáng tới xanh bạc tới gần như đen. Một số loài có tiếng sống lâu, tồn tại hơn 40 năm trong tự nhiên. Chúng có thể điều chỉnh để phù hợp với nhiều điều kiện môi trường khác nhau trong đại dương của chúng; một số thích rạn san hô và gần các cửa sông cạnh bờ biển, trong khi một số loài lớn hơn sống ở khơi. Hầu như tất cả các loài của trevally là cá săn mồi, thường là các loài cá nhỏ hơn và giáp xác. Chúng cũng là mồi của những loài cá lớn hơn như cá mập.

Cá khế chấm vàng, nổ tiếng với màu vàng của nó với những vạch đen hoặc nâu sẫm, khi còn là cá con thường bị bán nhầm để làm cá cảnh. Tuy nhiên, loài sinh vật này rất lớn khi trưởng thành, vượt quá kích cỡ của một bể nuôi cá cảnh ở nhà. Khi trưởng thành, chúng mất những đặc điểm màu sắc nhiệt đới, trở thành màu trắng bạc với những vạch đen. Sống gần bề mặt, cá tự nhiên của loài này sẽ theo sau những kẻ săn mồi lớn hơn, như cá mập, cá mú, hoặc thợ lặn, với hy vọng tìm thức ăn.

Các loài[sửa | sửa mã nguồn]

Tiến hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Sepkoski, Jack (2002). “A compendium of fossil marine animal genera”. Bulletins of American Paleontology. 364: 560. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2007.
  2. ^ a b Thái Thanh Dương (chủ biên), Các loài cá thường gặp ở Việt Nam, Bộ Thủy sản, Hà Nội, 2007. Tr.26.
  3. ^ Nguyễn Quang Linh và ctv., 2014. Khai thác và phát triển nguồn gen cá dìa (Siganus guttatus Bloch, 1787), cá vẫu (Caranx ignobilis Forsskål, 1775), cá căng (Terapon jarbua Forsskål, 1775). Đề tài thuộc chương trình TĐ cấp NN. Đại học Huế.
  4. ^ Đinh Thị Phương Anh, Phan Thị Hoa, 2010. Thành phần loài cá ở vùng biển nam bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng Lưu trữ 2010-10-11 tại Wayback Machine. Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Đại học Đà Nẵng 1(36).
  5. ^ a b c Stinton, F.C. (1980). “Fish otoliths from the English Eocene. Part. 4”. Palaeontographical Society Monographs (London). 133 (558): 191–258. ISSN 0376-2734.
  6. ^ Smith-Vaniz, W.F.; K.E. Carpenter (2007). “Review of the crevalle jacks, Caranx hippos complex (Teleostei: Carangidae), with a description of a new species from West Africa” (PDF). Fishery Bulletin. 105 (2): 207–233. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2008.
  7. ^ a b Bannikov, A.F. (1990). “Fossil carangids and apolectids of the USSR”. Trudy Paleontologicheskogo Instituta. 244: 1–108. ISSN 0376-1444.
  8. ^ a b c Rueckert-Uelkuemen, Neriman (1995). “Carangidae, Priacanthidae, Scorpaenidae, and Sparidae (Pisces) from the Sarmatian layers of Pinarhisar (Thrace, Turkey)”. Mitteilungen der Bayerischen Staatssammlung fuer Palaeontologie und Historische Geologie. 35: 65–86. ISSN 0077-2070.
  9. ^ a b c Constantin, P. (1998). “Oligocen-Lowemost Miocene Fossil Fish-Fauna (Teleosti)” (PDF). Geo-Eco-Marina. 4: 119–134. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  10. ^ Bannikov, A.F. (1984). “An Eocene genus of scad, subfamily Caranginae”. Paleontologicheskii Zhurnal. 1984 (3): 133–135. ISSN 0031-031X.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Dữ liệu liên quan tới Caranx tại Wikispecies