Cầu ly

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Cautleya gracilis)
Cầu ly
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Zingiberales
Họ (familia)Zingiberaceae
Phân họ (subfamilia)Zingiberoideae
Tông (tribus)Zingibereae
Chi (genus)Cautleya
Loài (species)C. gracilis
Danh pháp hai phần
Cautleya gracilis
(Sm.) Dandy, 1932[2][3]
Danh pháp đồng nghĩa[4][5][6][7]

Cầu ly[8] (danh pháp khoa học: Cautleya gracilis) là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng.[9]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

C. gracilis được James Edward Smith mô tả lần đầu tiên năm 1822 dưới danh pháp Roscoea gracilis.[10] Năm 1932, James Edgar Dandy chuyển nó sang chi Cautleya.[2][3] Tính từ định danh gracilis nghĩa là "mỏng, thanh mảnh, thanh nhã".[11]

Roscoea elatior cũng được James Edward Smith mô tả lần đầu tiên năm 1822,[12] hiện nay được coi là danh pháp đồng nghĩa của C. gracilis var. gracilis.[6]

C. lutea được John Forbes Royle mô tả lần đầu năm 1839 dưới danh pháp Roscoea lutea,[13] cũng như C. cathcartii được John Gilbert Baker mô tả lần đầu tiên năm 1890[14] hiện nay đều được coi là danh pháp đồng nghĩa của C. gracilis,[4], tương ứng với 2 thứ là C. gracilis var. gracilis[6]C. gracilis var. robusta.[7]

Các thứ[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay, người ta công nhận 2 thứ của loài này:[4][6][7]

  • C. gracilis var. gracilis (đồng nghĩa: C. lutea (Royle) Hook.f., 1888) – Nguyên chủng, thường ít hơn 10 hoa trong một cành hoa lỏng lẻo, lá bắc che phủ dưới 2/3 đài hoa.[15]
  • C. gracilis var. robusta (K.Schum.) Sanjappa, 1989 (đồng nghĩa: C. lutea var. robusta K.Schum., 1904, C. cathcartii Baker, 1890) – thường nhiều hơn 10 hoa trong một cành hoa dày dặc, lá bắc che phủ 2/3 đài hoa.[15]

C. gracilis var. gracilis[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi thông thường[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi trong tiếng Việt: cầu ly, được tìm thấy ở Sa Pa.[8] Tên gọi trong tiếng Trung: 距药姜 (cự dược khương).[16]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Thung lũng ẩm ướt hoặc biểu sinh trên cây; ở cao độ 900 - 3.100 m tại miền bắc Ấn Độ (Kashmir, Sikkim, vùng đồi Khasi), Bhutan, Myanmar, Nepal, miền bắc Thái Lan, miền nam Trung Quốc (Tứ Xuyên, Tây Tạng, Vân Nam), miền bắc Việt Nam.[6][16]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Thân giả 25–80 cm, thanh mảnh, gốc với các lá không phiến lá. Lá 4-6, không cuống ít hay nhiều; bẹ lá màu trắng ánh lục hoặc có đốm đỏ tía; lưỡi bẹ ~2 mm, dạng màng, đỉnh thuôn tròn; phiến lá mặt gần trục màu xanh lục, mặt xa trục lá thường màu tía hoặc xanh lục, hình mũi mác hoặc hình mũi mác thuôn dài, 6-18 × 1,5–6 cm, nhẵn nhụi, gốc thuôn tròn hoặc thon nhỏ dần, đỉnh hình đuôi-nhọn. Cành hoa 2-10 hoa lỏng lẻo; cán hoa màu đỏ, hơi ngoằn ngoèo; lá bắc màu xanh lục, hình mũi mác, ngắn hơn đài hoa. Đài hoa màu tía đỏ, 1,5–2 cm, xẻ sâu ở 1 bên, đỉnh có răng cưa nhỏ. Ống tràng hơi thò ra từ đài hoa; các thùy màu vàng tươi, hình mũi mác, 1,5–2 cm. Các nhị lép bên mọc thẳng, hình cánh hoa. Cánh môi hình trứng ngược, dài bằng các thùy tràng hoa, đỉnh có 2 khe đến dưới đoạn giữa. Chỉ nhị cong, ~2 cm. Bầu nhụy nhẵn nhụi. Quả nang màu đỏ, hình cầu, đường kính ~8 mm; mảnh vỏ uốn ngược, bên trong màu đỏ. Hạt màu đen, có góc cạnh; không áo hạt. Ra hoa tháng 8-9, tạo quả tháng 9-11.[16]

C. gracilis var. robusta[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi thông thường[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi trong tiếng Trung: 多花距药姜 (đa hoa cự dược khương).[17]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Nền rừng; ở cao độ 1.700 - 2.500 m tại miền bắc Ấn Độ (Sikkim), Nepal và miền nam Trung Quốc (nam Tây Tạng, huyện Nyalam).[7][17]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Thân giả màu ánh tía, 45–55 cm. Lá không cuống ít hay nhiều; lưỡi bẹ 5–6 mm, dạng màng, đỉnh thuôn tròn hoặc cắt cụt; phiến lá hình mũi mác hoặc hình mũi mác thuôn dài, 10-20 × 1,5–4 cm, nhẵn nhụi, gốc gần thuôn tròn hoặc thon nhỏ dần, đỉnh hình đuôi. Cành hoa 15-20 hoa hoặc nhiều hơn; lá bắc màu xanh lục, thuôn dài, ngắn hơn đài hoa. Hoa màu da cam. Đài hoa hình chùy, tới 2 cm, đỉnh 2 răng, nhẵn nhụi. Ống tràng ~2,5 cm; các thùy ~1,2 cm. Nhị lép bên hình cánh hoa. Cánh môi ~2,5 cm, mép quăn, đỉnh 2 khe. Quả nang màu đỏ, đường kính ~6 mm. Hạt có góc cạnh; áo hạt màu trắng, nhỏ. Ra hoa tháng 6.[17]

Gieo trồng[sửa | sửa mã nguồn]

Cautleya gracilis được trồng làm cây cảnh trong vườn. Ở vùng trung du nước Anh, nó là loài cây chịu lạnh ngoài trời, và người ta khuyến cáo nên có lớp bổi che phủ vào mùa đông. Nó cần loại đất giữ ẩm, giàu mùn, tránh nhiều ánh nắng mặt trời.[15]

Một số bộ sưu tập của nguyên chủng C. gracilis var. gracilis được gieo trồng. Dạng được trồng dưới số sưu tập CCW 106 cao khoảng 45 cm (18 in) với lá hẹp có màu đỏ ở mặt dưới và thường có 7 hoa màu vàng. Dạng BWJ 7843 có lá rộng hơn (đến 5 cm (2 in)) và hoa màu vàng anh thảo.[15]

C. gracilis var. robusta cũng được gieo trồng. Nó thường có 15-20 hoa, màu da cam hoặc vàng tươi. Một giống cây trồng là 'Tenzing's Gold' cao khoảng 45 cm (18 in), với cành hoa dài 15–20 cm (6–8 in).[15]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tư liệu liên quan tới Cautleya gracilis tại Wikimedia Commons
  • Dữ liệu liên quan tới Cautleya gracilis tại Wikispecies
  • Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Cautleya gracilis”. International Plant Names Index.
  1. ^ Newman M. F. & Olander S. B. (2019). Cautleya gracilis. The IUCN Red List of Threatened Species. 2019: e.T117232647A124278948. doi:10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T117232647A124278948.en. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2021.
  2. ^ a b Cautleya gracilis”, World Checklist of Selected Plant Families, Royal Botanic Gardens, Kew, truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2013
  3. ^ a b Dandy J. E., 1932. Cautleya gracilis trong Journal of Botany, British and Foreign 70: 328.
  4. ^ a b c Search for "Cautleya", World Checklist of Selected Plant Families, Royal Botanic Gardens, Kew, truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2013
  5. ^ Cautleya gracilis trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 20-2-2021.
  6. ^ a b c d e Cautleya gracilis var. gracilis trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 20-2-2021.
  7. ^ a b c d Cautleya gracilis var. robusta trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 20-2-2021.
  8. ^ a b Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam. Mục từ 9451. Cautleya gracilis, trang 438, quyển III. Nhà xuất bản Trẻ.
  9. ^ The Plant List (2010). Cautleya gracilis. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2013.
  10. ^ Smith J. E., 1822. XXI. Remarks on Hypnum recognitum, and on several new species of Roscoea; in a letter to William George Maton, M.D. F.R.S. V.P.L.S., from Sir James Edward Smith, M.D. F.R.S. Pres. L.S. Roscoea gracilis. Transactions of the Linnean Society of London 13(2): 460.
  11. ^ Hyam, R.; Pankhurst, R. J. (1995), Plants and their names: a concise dictionary, Oxford: Oxford University Press, ISBN 978-0-19-866189-4
  12. ^ Smith J. E., 1822. XXI. Remarks on Hypnum recognitum, and on several new species of Roscoea; in a letter to William George Maton, M.D. F.R.S. V.P.L.S., from Sir James Edward Smith, M.D. F.R.S. Pres. L.S. Roscoea elatior. Transactions of the Linnean Society of London 13(2): 460.
  13. ^ Royle J. F., 1839. 167. Scitamineae or Zingiberaceae: Roscoea lutea. Illustrations of the Botany and other branches of the natural history of the Himalayan Mountains and of the flora of Cashmere 1: 361.
  14. ^ Baker J. G., 1890. Order CXLIX. Scitamineae: Cautleya cathcartii trong Hooker J. D., 1890. The Flora of British India 6(17): 208.
  15. ^ a b c d e Bream, Roland (2013), “An overview of Cautleya”, The Plantsman, New Series, 12 (2): 122–125
  16. ^ a b c Cautleya gracilis trong e-flora. Tra cứu ngày 20-2-2021.
  17. ^ a b c Cautleya cathcartii trong e-flora. Tra cứu ngày 20-2-2021.