Cổng thông tin:Châu Á/Địa danh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lần 1

Dòng chảy của Dương Tử qua Trung Quốc

Sông Dương Tử (扬子江 nghe, Yángzǐ Jiāng hay Yangtze Kiang; Hán-Việt: Dương Tử Giang), còn có tên gọi phổ biến hơn là Trường Giang (giản thể: 长江; phồn thể: 長江; nghe pinyin: Cháng Jiāng; Wade-Giles: Ch'ang Chiang), là con sông dài nhất châu Á và đứng thứ ba trên thế giới sau sông Ninchâu Phi, sông AmazônNam Mỹ.

Sông Trường Giang dài khoảng 6.385 km, bắt nguồn từ phía tây Trung Quốc - tỉnh (Thanh Hải) và chảy về phía đông đổ ra Đông Hải, Trung Quốc. Thông thường sông này được coi như điểm phân chia giữa hai miền Hoa bắc và Hoa nam Trung Quốc, mặc dù sông Hoài (淮河) cũng đôi khi được coi như vậy.


Lần 2

Cảnh chiều ở Angkor Wat

Angkor Wat (hay Ăng-kor Vat), còn có tên cổ tiếng Việt là đền Đế Thiên, trong khi đó, Angkor Thom thì được gọi là đền Đế Thích, cả khu đền Angkor được gọi chung là Đế Thiên Đế Thích. Theo tiếng Khmer Angkor: kinh đô, Wat: đền thờ hay chùa, là một đền thờ vị thần Visnu của Ấn Độ Giáo tại Angkor - địa điểm của các thủ đô của Đế quốc Khmer. Đây là một trong các là di tích quan trọng bậc nhất tại Campuchia, được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer.

Nằm cách thủ đô Phnôm Pênh 240 km về Hướng Bắc, được xây dựng dưới thời vua Surja-warman II (1113-1150), Angkor Wat mới đầu để thờ thần Viśnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnôm Pênh trong thế kỉ 15, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot.


Lần 3

Kênh đào Suez nhìn từ vệ tinh

Kênh đào Suez (thuộc Ai Cập) là kênh giao thông nhân tạo chạy từ phía Bắc tới phía Nam đi ngang qua eo Suez tại phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối Địa Trung Hải với Vịnh Suez, một nhánh của Biển Đỏ.

Kênh đào cung cấp một lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng Châu Âu-Châu Mỹ đến những cảng phía Nam Châu Á, cảng phía Đông Châu PhiChâu Đại Dương.

Kênh đào Suez dài 195 km (121dặm), khúc hẹp nhất là 60 m, và độ sâu tại đó là 16 m đủ khả năng cho tàu lớn 150.000 tấn qua được.


Lần 4

Hồ Baikal

Hồ Baikal (tiếng Nga: Байкал), tại Siberia (Nga), ở độ cao 1.485 m, là hồ lâu đời nhất thế giới.

Hồ Baikal vốn là một chỗ lõm sâu 7.000 m và bị một lớp trầm tích lấp trong 25 triệu năm. Trên trầm tích là nước. Chỗ sâu nhất đo được là 1.637 m.

Hồ Baikal dài 636 km, rộng 80 km, với dung tích chứa 23.000 km³. Được 336 nhánh sông cung cấp, hồ dự trữ 20% nước ngọt của Trái Đất, nhiều hơn số nước ngọt tại Ngũ Đại Hồ cộng lại.


Lần 5 Bán đảo Triều Tiên là dải đất nằm nhô ra biển ở Đông Á, có đường biên giới đất liền với Trung Quốc. Bán đảo này bắt đầu từ lục địa Châu Á chạy dài về phía nam 1.100 km. Nó được bao bọc bởi biển ở ba phía:

Eo biển Triều Tiên là nơi phân cách Biển Nhật Bản và Biển Đông Trung Quốc.

Cho đến cuối Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Triều Tiên vẫn là một thực thể chính trị thống nhất nằm trên bán đảo Triều Tiên. Sau khi chiến tranh Triều Tiên ngừng bắn năm 1953, bán đảo này bị chia cắt lâu dài thành hai quốc gia là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) và Đại Hàn Dân Quốc (Nam Triều Tiên).

Ranh giới phía bắc của bán đảo Triều Tiền trùng khớp với biên giới của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên với Trung Quốc (dài 1.416 km) và Nga (dài 19 km). Đây là các đường biên giới tự nhiên gồm sông Áp Lụcsông Đồ Môn. Tổng diện tích bán đảo Triều Tiên khoảng 220.000 km².

Vì cách tự xưng tên gọi quốc gia khác nhau, bán đảo này được Bắc Triều Tiên gọi là Chosun Bando (조선반도; "Triều Tiên bán đảo"), Nam Triều Tiên gọi là Han Bando (한반도; "Hàn bán đảo").


Lần 6

Vạn Lý Trường Thành

Vạn Lý Trường Thành (chữ Hán giản thể: 万里长城; phồn thể: 萬里長城; Bính âm: Wànlĭ Chángchéng; có nghĩa là "Thành dài vạn ") là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông CổMãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 TCN200 TCN, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích.

Bức thành trải dài 6.352 km (3.948 dặm Anh), từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía đông, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ ("đất Trung Quốc gốc") và Mãn Châu, tới Lop Nur ở phần phía đông nam Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương


Lần 7

Hình ảnh từ vệ tinh của lưu vực sông Ấn.

Sông Ấn Độ gọi tắt là Sông Ấn (Sindh darya), còn được biết đến như là Sindhu trong tiếng Phạn, Sinthos trong tiếng Hy Lạp, và Sindus trong tiếng Latinh, là một con sông chính của Pakistan. Trước khi diễn ra sự chia cắt Ấn Độ thành các quốc gia ngày nay là Ấn Độ và Pakistan năm 1947 thì sông Ấn là con sông lớn thứ hai sau sông Hằng khi xét về khía cạnh tầm quan trọng văn hóa và thương mại của khu vực, và nó là nguồn gốc của tên gọi của Ấn Độ. Con sông này bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy từ dãy núi Himalaya theo hướng đông bắc-tây nam qua Kashmir, và sau đó chảy theo hướng nam gần như theo toàn bộ đường chiều dài biên giới của Pakistan với Ấn Độ nhưng sâu trong lãnh thổ của Pakistan. Chiều dài của sông này được tính toán theo các nguồn khác nhau dao động từ 2.900 đến 3.200 km. Nền văn minh lưu vực sông Ấn có một số điểm định cư dân kiểu đô thị sớm nhất thế giới.