Chủ nghĩa xã hội Phật giáo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chủ nghĩa xã hội Phật giáo là một ý thức hệ chính trị có nội dung ủng hộ chủ nghĩa xã hội dựa trên các lý thuyết của Phật giáo. Chủ trương của những người theo chủ nghĩa xã hội Phật giáo là kêu gọi và đấu tranh cho việc xóa bỏ hoặc giảm bớt sự phân biệt giai cấp, cho việc cung ứng những nhu cầu cấp thiết về thực phẩm, nhà ở, thuốc men, quần áo của người dân, củng cố các giá trị luân lý dựa trên giáo lý nhà Phật và giúp đỡ người dân vượt qua được sự tham lam về của cải vật chất.

Quốc kỳ Lào, đôi khi được sử dụng như một điểm tập hợp của chủ nghĩa xã hội Phật giáo, do cuộc cách mạng của họ về cơ bản được thiết lập dựa trên một yếu tố tôn giáo và Mác-xít được đồng bộ hóa một cách đáng kể

Những cá nhân được đánh giá là người theo chủ nghĩa xã hội Phật giáo có thể kể đến như Bhimrao Ambedkar,[1] Buddhadasa Bhikkhu,[2] S. W. R. D. Bandaranaike, Hàn Long Vân,[3] U NuNorodom Sihanouk.[4][5]

Nhà triết học Bhikkhu Buddhadasa (người Thái Lan) là người đặt ra "chủ nghĩa xã hội Đạt Ma" (Dhammic socialism).[2] Ông tin rằng chủ nghĩa xã hội là một trạng thái tự nhiên, điều này có nghĩa tất cả mọi sự vật trên thế gian đều tồn tại cùng nhau trong một hệ thống.[6]

Về phía mình, thi sĩ Hàn Long Vân (người Triều Tiên) cho rằng bình đẳng là một trong những nguyên lý cơ bản của Phật giáo.[3] Trong một buổi phỏng vấn được ấn hành vào năm 1931, ông bày tỏ mong muốn của mình trong việc khai phá và tìm hiểu chủ nghĩa xã hội Phật giáo.

Đạt Lai Lạt Ma XIV Đăng-châu Gia-mục-thố lưu vong của Tây Tạng (Trung Quốc) đã nhận định như sau về chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa xã hội:

Bình luận thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Bhimrao Ambedkar

Bhimrao Ambedkar, một tiến sĩ Ấn Độ theo đạo Phật với cuốn "Đức Phật hay Karl Marx" cho là chủ nghĩa xã hội của Marx sai lầm khi khuyến khích cách thức cực đoan nhờ chế độ độc tài và bạo lực dù ông cũng ủng hộ một xã hội phi giai cấp, theo ông thì chế độ độc tài chỉ được coi là quá trình quá độ tạm thời cho một nền dân chủ trong khi nền dân chủ và hòa bình lại thật rất cần thiết cho sự đi lên và cải cách, ông ủng hộ một chế độ trung dung và ôn hòa, ông phê phán tính mâu thuẫn của tư tưởng Marx mà điển hình cho sự không tưởng đó là ở Liên Xô, đạo đức và tôn giáo như đạo Phật là rất quan trọng và thiết thực cho đời sống xã hội và tính cách con người chứ không hề mờ ảo và cực đoan theo cách đánh giá diễn giải phiếm diện của Marx, đặc biệt là với cách nhìn chống Ki-tô giáo, ông còn cho rằng nhà nước vẫn sẽ tồn tại nếu nó là sự đảm bảo cho sự phát triển và tiến bộ của xã hội, ông ủng hộ sự cân bằng giữa nhu cầu tinh thần và vật chất, và cho rằng sự bóc lột về văn hóa còn nghiêm trọng hơn bóc lột trong mối quan hệ kinh tế đơn thuần, ông thể hiện mong muốn xây dựng một xã hội không những bình đẳng mà còn có sự tự do và bác ái, tất cả việc làm và vấn đề đều là vì chân lý và công lý cũng như chính nghĩa.[8]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Bhārtī, K. (19 August 2017). Marx in Ambedkar's thinking. Forward Press. https://www.forwardpress.in/2017/08/marx-in-ambedkars-thoughts/
  2. ^ a b “What is Dhammic Socialism?”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2011.
  3. ^ a b c “Han Yongun's Buddhist Socialism in the 1920s-1930s” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2011.
  4. ^ “Cambodia Under the Khmer Rouge”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2011.
  5. ^ Monarchy in South-East Asia: the faces of tradition in transition
  6. ^ a b Preecha Changkhwanyuen, Dhammic Socialism Political Thought of Buddhadasa Bhikku, Chulalangkorn Journal of Buddhist Studies 2 (1), page 118 (2003)
  7. ^ Tibet and China, Marxism, Nonviolence
  8. ^ https://www.thecitizen.in/index.php/en/newsdetail/index/14/18594/buddha-or-karl-marx

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]