Cha của các bom

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
"Cha của các loại bom"
LoạiBom nhiệt áp
Nơi chế tạoNga
Lược sử hoạt động
Sử dụng bởiKhông quân Nga
Lược sử chế tạo
Người thiết kếLực lượng vũ trang Nga
Giai đoạn sản xuất2007
Thông số
Khối lượng7.100 kg (7,1 tấn)

Sức nổ44 tấn TNT / 80.000 Ibs

"Cha của các loại bom" (tiếng Nga: Авиационная вакуумная бомба повышенной мощности-АВБПМ) là tên hiệu của một loại vũ khí hàng không của Nga được tuyên bố mạnh gấp 4 lần loại bom GBU-43/B (hay còn được gọi là "Mẹ của các bom"), đưa nó trở thành loại vũ khí thông thường (hay vũ khí phi hạt nhân) mạnh nhất trên thế giới[1].

Nó đã thành công qua các lần thử nghiệm đêm 11 tháng 9 năm 2007, khi nó được thả rơi từ chiếc máy bay ném bom hạng nặng Tupolev Tu-160 với một cái dù và phát nổ[2]. Nga nói rằng loại vũ khí này có đương lượng nổ tương đương với 44 tấn TNT, do nó sử dụng 7,8 tấn loại thuốc nổ mạnh mới, được tuyên bố được tạo thành bằng "công nghệ nano"[2][3][4]. So với bom GBU-43/B có đương lượng nổ tương đương với 11 tấn TNT, tạo thành từ 8 tấn thuốc nổ mạnh nhồi trong bom. Bán kính nổ phá của loại bom này là 300 m, gấp hai lần bom GBU-43/B[5][6].

Câu hỏi được đặt ra là khả năng công phá của nó và liệu có thể thả được loại bom này từ một máy bay ném bom Tupolev. Từ các bức ảnh chụp được và các đoạn video của bom, có thể suy đoán nó được thiết kế để thả ra từ phía sau của một máy bay di chuyển chậm, đoạn video về cuộc thử nghiệm thả bom không quay cả bom và máy bay ném bom Tupolev trong cùng một cảnh[7].

Mặc dù hiệu quả của nó được công bố tương đương với loại vũ khí hạt nhân, nhưng nó chỉ có thể so sánh được với loại vũ khí hạt nhân thấp nhất. M-388 Davy Crockett, một loại vũ khí hạt nhân nhỏ nhất, có thể có sức công phá từ 10-20 tấn TNT tới trên 500 tấn TNT. "Cha của các bom" chỉ bằng khoảng 0,3% năng lượng nổ của quả bom nguyên tử được sử dụng ở Hiroshima (đương lượng nổ khoảng 13.000 tấn TNT).

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Luke Harding (ngày 12 tháng 9 năm 2007). “Russia unveils the 'father of all bombs'. Guardian Unlimited. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  2. ^ a b Илья Kрамник (ngày 12 tháng 9 năm 2007). “Кузькин отец” (bằng tiếng Nga). Lenta.ru. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  3. ^ Adrian Blomfield (ngày 12 tháng 9 năm 2007). “Russian army 'tests the father of all bombs'. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  4. ^ “Российская вакуумная бомба сравнима по мощности с ядерным боеприпасом” (bằng tiếng Nga). NewsRibbon. ngày 12 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  5. ^ Vladimir Isachenkov (ngày 11 tháng 9 năm 2007). “Russia Tests Powerful 'Dad of All Bombs'. Associated Press. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  6. ^ “Россия испытала самую мощную в мире вакуумную бомбу. Запад в панике” (bằng tiếng Nga). Pravda.ru. ngày 12 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  7. ^ “Did Russia Stage the Father of All Bombs Hoax?”. Wired.com. ngày 4 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2007.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]