Chiến dịch Bia Daralam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cuộc công kích Đèo Khyber 2009
Một phần của Nổi dậy ở Khyber Pakhtunkhwa
Thời gian1 tháng 9 - 30 tháng 11, 2009
(2 tháng, 4 tuần và 1 ngày)
Địa điểm
Kết quả

Quân Pakistan chiến thắng

  • Các tuyến đường của NATO đã được bảo đảm
  • Lực lượng Taliban đã bị loại khỏi khu vực
Tham chiến
 Pakistan Afghanistan Lashkar-e-Islam
Chỉ huy và lãnh đạo
Tariq Hayat Mangal Bagh
Thành phần tham chiến
Lữ đoàn leo núi thứ 20
Lữ đoàn chiến đấu số 57 của Lục quân
Thương vong và tổn thất
2 bị giết 190 bị giết[1]
151 bị bắt[2][3]

Chiến dịch Bia Daralam là một cuộc công kích vào Đèo Khyber của lực lượng an ninh Pakistan chống lại phiến quân từ Lashkar-e-Islam tại và gần đèo Khyber.

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Đèo Khyber là trục lộ chính để tiếp tế bằng vận tải từ cảng Karachi đến các lực lượng chiến đấu ở Miền Tây, chống lại dân quân al-QaedaTalibanAfghanistan. Các cuộc không tập diễn ra khi quân đội mở cuộc càn quét vào các vị trí tập trung dân quân ở Tây Bắc vùng thung lũng Swat, nơi mà giới chức quân sự nói đã có hơn 2.000 tay súng bị giết, kể từ khi tung ra một cuộc tấn công vào tháng 4/2009. Khyber là một trong bảy vùng tự trị của Pakistan. Ngày 27/8, 2009, một kẻ ôm bom tự sát gây thiệt mạng cho 22 lính biên phòng ở con lộ chính dẫn vào Afghanistan.

Chiến dịch[sửa | sửa mã nguồn]

Quân đội Pakistan bắt đầu cuộc hành quân đánh vào vùng đèo Khyber ngày 1/9, để tiêu diệt những dân quân chạy thoát được từ cuộc tấn công ở Swat.[4] Trực thăng và chiến đấu cơ cũng đánh vào các vị trí của dân quân ở vùng bộ tộc Orakzai, nơi giáp ranh với Khyber, gây được nhiều tổn thất.[5] Quân đội Pakistan với trực thăng yểm trợ, giết được từ 43[6] đến 55 dân quân ngày 5/9,[7] trong một cuộc tấn công vào nơi an toàn khu ở phía Tây Bắc vùng đèo Khyber. Ở Swat, lực lượng an ninh hạ được một cấp chỉ huy, bắt giữ được năm tên khác, và có bảy đầu hàng. Quân đội cũng phá hủy được hai mật khu nằm ở vùng Dir lân cận.[8] Sự biểu dương sức mạnh ở Swat và những nơi khác đánh tan được mối lo âu của quân đồng minh, đặc biệt là Hoa Kỳ và một số nước khác có quân chiến đấu ở Afghanistan, vì e rằng quốc gia nguyên tử Pakistan không chế ngự được dân quân Hồi giáo.

Cuộc xung đột nghiêm trọng hơn nữa tại đèo Khyber xảy ra ngày 24 tháng 11, khi lực lượng an ninh giết chết 18 quân nổi dậy. Sáu dân quân cũng bị bắt giữ, và tịch thu một lượng lớn vũ khí quân sự.[9] Ngày 27 tháng 11, thêm 15 quân Taliban khác bị giết.[10]

Dân thường lánh nạn[sửa | sửa mã nguồn]

Cho đến giữa tháng 9 năm 2009, tại các khu vực bộ tộc, vì sợ các chiến sự quân sự, từ 56 ngàn đến 100 ngàn dân thường chạy khỏi khu Khyber.[11]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ http://www.google.com/hostednews/ap/article/ALeqM5hkiMxbHNH0BqgpWA2ZG6VD6wVTmAD9B3M8IO0
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2009.
  3. ^ “WebCite query result”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2009. Truy cập 19 tháng 10 năm 2015. Chú thích có tiêu đề chung (trợ giúp)
  4. ^ http://pakobserver.net/200909/11/news/topstories03.asp[liên kết hỏng]
  5. ^ “72 militants killed, LI training centre razed F. P. Report”. archive.is. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2012. Truy cập 19 tháng 10 năm 2015.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  6. ^ “43 militants reported killed in northwest Pakistan”. Truy cập 19 tháng 10 năm 2015.
  7. ^ “55 militants killed in Pakistan (Lead)”. Thaindian News. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2014. Truy cập 19 tháng 10 năm 2015.
  8. ^ “Inside Swat: Lies, torture and killings by Pak army”. Rediff. 11 tháng 9 năm 2009. Truy cập 19 tháng 10 năm 2015.
  9. ^ “Thomson Reuters Foundation”. Truy cập 19 tháng 10 năm 2015.[liên kết hỏng]
  10. ^ “Thomson Reuters Foundation”. Truy cập 19 tháng 10 năm 2015.
  11. ^ “Thomson Reuters Foundation”. Truy cập 19 tháng 10 năm 2015.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]