Chiến dịch Bristoe

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến dịch Bristoe
Một phần của Nội chiến Hoa Kỳ

George G. MeadeRobert E. Lee,
các vị tướng tư lệnh của chiến dịch Bristoe
Thời gian13 tháng 10 - 7 tháng 11 năm 1863
Địa điểm
Kết quả Liên bang miền Bắc chiến thắng
Tham chiến
Hoa Kỳ Liên bang miền Bắc Liên minh miền Nam Hoa Kỳ Liên minh miền Nam
Chỉ huy và lãnh đạo
Hoa Kỳ George G. Meade Liên minh miền Nam Hoa Kỳ Robert E. Lee
Thành phần tham chiến
Binh đoàn Potomac Binh đoàn Bắc Virginia
Lực lượng
76.000[1] 45.000[1]
Thương vong và tổn thất
4.815[2]

Chiến dịch Bristoe là một chuỗi các trận đánh nhỏ diễn ra tại Virginia trong tháng 10 và tháng 11 năm 1863, thuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Thiếu tướng George G. Meade, tư lệnh Binh đoàn Potomac, đã khởi đầu chiến dịch trong một nỗ lực không thành công nhằm đánh bại Binh đoàn Bắc Virginia của tướng Robert E. Lee. Lee phản ứng lại bằng cách tiến hành cuộc hành quân bọc sườn buộc Meade phải rút quân về phía Centreville. Ngày 14 tháng 10, Lee tấn công trong trận Bristoe Station, nhưng đã bị thiệt hại mất 2 lữ đoàn và phải rút lui. Sau đó Meade một lần nữa tiến xuống phía nam, quân miền Bắc đã đánh tan đầu cầu phòng thủ của miền Nam trong trận Rappahannock Station thứ hai ngày 7 tháng 11 và đẩy Lee sang bên kia sông Rapidan. Ngoài những trận đánh bộ binh, kỵ binh hai bên cũng đánh nhau trong các trận Auburn thứ nhất ngày 13 tháng 10, thứ hai ngày 14 tháng 10, và trận Buckland Mills ngày 19 tháng 10.

Lee cùng các sĩ quan của ông tỏ ra chán nản trước sự không thành công của chiến dịch. Họ đã không đạt được những mục tiêu chính của mình trong việc tiến hành một trận đánh quyết định hoặc ngăn cản quân miền Bắc tiến hành tăng viện cho Mặt trận miền Tây.



Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Salmon, trg 218.
  2. ^ Kennedy, trg 252-255. Tổng số thương vong trong các trận Auburn thứ nhất (50 cả hai bên), Auburn thứ hai (113 tổng cộng), Bristoe Station (540 miền Bắc, 1.380 miền Nam), Buckland Mills (230 tổng cộng), và Rappahannock Station thứ hai (461 miền Bắc, 2.041 miền Nam, trong đó 1.973 bị bắt).

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]