Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1768–1774)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1768–1774)
Một phần của Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ

Phúng dụ về chiến thắng của Nữ hoàng Ekaterina trước quân Thổ Nhĩ Kỳ (1772),
hoạ phẩm của Stefano Torelli.
Thời gian17681774
Địa điểm
Kết quả Đế quốc Nga chiến thắng
Hiệp ước Kuçuk Kainarji
Thay đổi
lãnh thổ
Đế quốc Nga sáp nhập Ukraina, miền Bắc Kavkaz và Kerch. Hãn quốc Krym trở thành một chư hầu của Nga hoàng, trước khi bị sáp nhập vào năm 1783.
Tham chiến
Kingdom of Kartli-Kakheti
Imereti - drosha Kingdom of Imereti
Flag of the Mameluks Beylik of Egypt
Emirate of Palestine
Greek insurgents
Circassia Circassia
Thịnh vượng chung Ba Lan–Litva Bar Confederation
Chỉ huy và lãnh đạo
Đế quốc Nga Catherine II
Đế quốc Nga Pyotr Rumyantsev
Đế quốc Nga Vasily Dolgorukov-Krymsky
Đế quốc Nga Alexey Orlov
Đế quốc Nga Samuil Greig
Đế quốc Nga Ivan Saltykov
Đế quốc Nga Alexander Suvorov
Đế quốc Nga Alexander Golitsyn
Đế quốc Nga Mikhail Kamensky
Đế quốc Nga Marko Voinovich
Đế quốc Nga Fyodor Ushakov
Đế quốc Nga Gottlieb Heinrich Totleben
Đế quốc Nga Mikhail Kutuzov
Đế quốc Nga Grigory Potemkin
Petro Kalnyshevsky
Erekle II
Imereti - drosha Solomon I
Flag of the Mameluks Ali Bey al-Kabir
Zahir al-Umar
Panagiotis Benakis
Mustafa III
(1768–1774)
Abdul Hamid I
(1774)
Ivazzade Halil Pasha
Mandalzade Hüsameddin Pasha
Qaplan II Giray
Thịnh vượng chung Ba Lan–Litva Karol Radziwiłł
Thịnh vượng chung Ba Lan–Litva Casimir Pulaski
Thịnh vượng chung Ba Lan–Litva Michał Jan Pac
Thịnh vượng chung Ba Lan–Litva Count Benyovszky

|strength1= |strength2= |casualties1= |casualties2=

}}

Trận chiến Chesme năm 1770 Vladimir Kosov 100x140 dầu trên vải 2019

Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1768–1774) là một trong những cuộc chiến tranh giữa đế quốc Ngađế quốc Ottoman vào thế kỷ 18. Nước Nga thắng trận và xâm lược miền Nam Ukraina, miền Bắc Kavkaz, buộc Hãn quốc Krym phải thần phục.

Bối cảnh lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc chiến tranh này xảy ra sau một loạt căng thẳng về vấn đề kế thừa Vương quốc Ba Lan. Tầng lớp quý tộc Ba Lan đã xung đột với vua Stanislaus Augustus Poniatowski, người tình cũ của Nữ hoàng Nga thời bấy giờ là Ekaterina II Đại đế (được mệnh danh là "Semiramis của phương Bắc"[1]). Vị vua này là kẻ không có năng lực, ông phải dựa dẫm và sự trợ giúp về quân sự của chính phủ Nga hoàng.

Một chi đội Cossack trong Quân đội Nga hoàng đã tiến vào thị trấn Balta thuộc Đế quốc Ottoman, trong khi truy kích lực lượng Liên mang Bar của nhân dân Ba Lan. Triều đình Ottoman tố cáo chi đội này đã tàn sát thần dân Thổ tại thị trấn Balta, tuy nhiên, lời buộc tội ấy bị chính phủ Nga hoàng phủ nhận

Chiến tranh bùng nổ[sửa | sửa mã nguồn]

Sau vụ xô xát tại biên giới Balta, Sultan Mustafa III tuyên chiến với nước Nga vào ngày 25 tháng 9 năm 1768. Nước Thổ thành lập liên minh với lực lượng khởi nghĩa "Liên minh Bar" của người Ba Lan. Trong khi đó, Vương quốc Anh đứng về phía Nga, họ gửi cố vấn đến giúp Hải quân Đế quốc Nga.

Tướng Aleksandr Vasilyevich Suvorov đã xua quân dập tắt phong trào khởi nghĩa Ba Lan. Sau đó, ông được chuyển đến chiến trường Thổ Nhĩ Kỳ. Tại đây, trong các năm 1773 - 1774, ông đánh tan nát quân Thổ trong nhiều trận chiến lớn nhỏ, tiếp nối chiến thắng vang dội của Nguyên soái - Bá tước Pyotr Aleksandrovich Rumyantsev trong những trận chiến tại LargaKagul.

Nhưng Hải quân Baltic trên Địa Trung Hải của người Nga, dưới sự chỉ huy của Aleksey Grigoryevich Orlov, còn giành những chiến thắng ngoạn mục hơn. Vào năm 1770, nhân dân Hy Lạp phất cờ khởi nghĩa chống triều đình Ottoman, Hải quân Nga cùng quân Cách mạng Hy Lạp tiêu diệt hoàn toàn Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ trong trận chiến Chesma. Song, Quân đội Ottoman đã đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hy Lạp.[2] (Xem thêm: Chiến tranh giành độc lập Hy Lạp)

Mặc dù đại thắng trên biển, Quân đội Nga không thể chiếm được kinh đô Constantinopolis. Quân đội Thổ đã tăng cường phòng thủ trên vùng biển Dardanelles và Bosphorus, với sự trợ giúp của cố vấn quân sự người Pháp là François Baron de Tott.[3][3][4][5][6]

Lập lại hoà bình[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 21 tháng 7 năm 1774, Đế quốc Ottoman ký kết Hiệp ước Kuçuk Kainarji với Đế quốc Nga. Theo Hiệp ước này, Hãn quốc Krym chính thức giành độc lập, nhưng trên thực tế là nước chư hầu của Nga hoàng. Nước Nga nhận lấy chiến phí bao gồm 4.5 triệu rúp, cùng với hai cảng chủ chốt giúp họ mở rộng tầm nhìn ra Hắc Hải.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Michel Vovelle, Enlightenment portraits, University of Chicago Press, 1997, trang 16
  2. ^ Today in Greece History
  3. ^ a b Imperialism and science: social impact and interaction by George Vlahakis p.92 [1]
  4. ^ An Ottoman statesman in war and peace: Ahmed Resmi Efendi, 1700-1783 by Virginia H. Aksan p.116 [2]
  5. ^ Armies of the Ottoman Turks 1300-1774 by David Nicolle p.21[liên kết hỏng]
  6. ^ History of the Balkans: Eighteenth and nineteenth centuries by Barbara Jelavich p.117 [3]