Chi Dây gối

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Celastrus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Celastrales
Họ (familia)Celastraceae
Phân họ (subfamilia)Celastroideae
Chi (genus)Celastrus
L.[1]
Các loài
Xem trong bài.

Chi Dây gối (danh pháp khoa học: Celastrus) là một chi của khoảng 30 loài cây bụi và dây leo. Các loài này phân bố rộng khắp trong khu vực Đông Á, miền Australasia, châu Phichâu Mỹ.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Dây gối tròn (Celastrus orbiculatus)

Các loài này có lá đơn, hình trứng, mọc so le, thông thường dài khoảng 5–20 cm (2-8 inch). Hoa nhỏ, màu trắng, hồng hay hơi lục, mọc thành chùy hoa dài; quả là loại quả mọng màu đỏ, ba mảnh vỏ. Quả của chúng là thức ăn của một số loài chim ăn quả, nhờ cách đó hạt được phát tán theo phân chim. Tất cả các phần của cây đều có khả năng gây ngộ độc cho con người nếu ăn phải do có chứa các ancaloit như (−)-2α-(2′-pyrrolyl)-4α-methoxycacbonyl-1,3-oxazacyclohexan, 2α-(2′-pyrroly1)-4α-methoxycacbonyl-5β-[(2″-methyl)-hepty1]-1,3-oxazacyclohexan[2] hay 3-oxo-4-benzyl-3, 4-dihydro-1H-pyrrolo [2, 1-c] oxazin-6-methylal[3]. Tại Việt Nam có 8 loài.

Một số loài[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Celastrus L.”. Germplasm Resources Information Network. United States Department of Agriculture. ngày 5 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2009.
  2. ^ Wei-Ping Yin, Tian-Zeng Zhao, Ling-Jie Gao, Da-Peng Zou, Hong-Min Liu, Jian-Xun Kang, Two alkaloids from Chinese bittersweet Celastrus angulatus, Phytochemistry, quyển 52, số 8, tháng 12 năm 1999, tr. 1731-1734 doi:10.1016/S0031-9422(99)00216-2
  3. ^ Yuanqiang Guo, Xian Li, Jinghui Wang, Jing Xu, Ning Li, A new alkaloid from the fruits of Celastrus orbiculatus, Fitoterapia, quyển 76, số 2, tháng 3 năm 2005, tr. 273-275, doi:10.1016/j.fitote.2004.12.008
  4. ^ “Species Records of Celastrus. GRIN. USDA. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2009.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]