Chi Kiến vàng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Oecophylla
Thời điểm hóa thạch: 47–0 triệu năm trước đây Eocene - nay
Kiến thợ kiến vàng (Oecophylla smaragdina) (Việt Nam).
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Lớp (class)Insecta
Bộ (ordo)Hymenoptera
Họ (familia)Formicidae
Phân họ (subfamilia)Formicinae
Tông (tribus)Oecophyllini
Emery, 1895
Chi (genus)Oecophylla
Smith, 1860
Tính đa dạng
2 loài còn sinh tồn
Bản đồ phân bố của chi Oecophylla. Oecophylla longinoda màu xanh, Oecophylla smaragdina màu đỏ..[1]
Bản đồ phân bố của chi Oecophylla. Oecophylla longinoda màu xanh, Oecophylla smaragdina màu đỏ..[1]

Chi Kiến vàng (danh pháp khoa học: Oecophylla, tiếng Anh: "Weaver ant - kiến thợ dệt") là một chi kiến trong họ Formicidae, bộ Hymenoptera. Chi Kiến vàng sống trên cây và được biết đến với hành vi xây tổ khi các kiến thợ xây tổ bằng dùng tơ của ấu trùng dệt lá lại.[2] Bầy kiến có thể cực kỳ lớn bao gồm hơn một trăm tổ kéo dài nhiều cây và chứa hơn nửa triệu cá thể. Giống như nhiều loài kiến khác, chúng săn côn trùng nhỏ và ăn chất ngọt giàu carbohydrate từ chất thải của các loài Hemiptera.[3][4] Kiến thợ lớn đại chiều dài 8–10 mm (0,31–0,39 in) và kiến thợ nhỏ dài chừng một nửa chiều dài của nhưng con kiến lớn này. Sự phân chia công việc liên quan đến sự khác biệt về kích thước giữa các con kiến thợ. Kiến thợ lớn tìm thực ăn, bảo vệ và mở rộng phạm vi lãnh thổ trong khi kiến thợ nhỏ có xu hướng ở lại trong tổ chăm sóc tổ và uống dịch tiết của rệp cây hoặc gần với tổ.

Loài[sửa | sửa mã nguồn]

Loài con sinh tồn:

Loài tuyệt chủng:

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Gennady M. Dlussky & Torsten Wappler and Sonja Wedmann (2008). “New middle Eocene formicid species from Germany and the evolution of weaver ants” (PDF). Acta Palaeontologica Polonica. 53 (4): 615–626. doi:10.4202/app.2008.0406.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)[liên kết hỏng]
  2. ^ Hölldober, B. & Wilson, E.O. 1990. The ants. Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press.
  3. ^ Weber, NA (1946). “Dimorphism in the African Oecophylla worker and an anomaly (Hym.: Formicidae)” (PDF). Annals of the Entomological Society of America. 39: 7–10.
  4. ^ Wilson,Edward O., and Robert W. Taylor (1964). “A fossil ant colony: new evidence of social antiquity” (PDF). Psyche. 71 (2): 93–103. doi:10.1155/1964/17612. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2014.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]