Tần ô

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Chrysanthemum coronarium)

Tần ô
Phân loại khoa học edit
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Eudicots
nhánh: Asterids
Bộ: Asterales
Họ: Asteraceae
Chi: Glebionis
Loài:
G. coronaria
Danh pháp hai phần
Glebionis coronaria
(L.) Cass. ex Spach
Các đồng nghĩa[1]

Cải chân vịt, các tên gọi khác: tần ô, rau cúc, cúc tần ô, rau tần ô, đồng cao, xuân cúc, cải cúc, cải chân vịt, rau chân vịt tên khoa học Glebionis coronaria, là một loài thực vật có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và khu vực Đông Á. Đây là một loại rau lá thuộc họ Cúc, được Carl von Linné miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753 dưới danh pháp Chrysanthemum coronarium.[2].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Cải chân vịt sống quanh năm, thân có thể cao tới 1,2 mét, lá ôm vào thân, xẻ thành hình lông chim hai lần với những thuỳ hình trứng hay hình thìa không đều. Cụm hoa ở nách lá, bông hoa ở mép màu vàng sẫm, các hoa ở giữa đầu màu vàng lục, mùi thơm. Hạt có hình chữ nhật. Khi hạt còn xanh đầu hạt màu xanh, chân hạt có màu trắng. Khi hạt già tất cả ngả sang màu vàng rồi đến màu đen rồi tự rụng. Mùa hoa tần ô rơi vào khoảng tháng 1 đến tháng 3. Người ta thường dùng lá cải chân vịt làm rau để chế biến thức ăn.

Tên gọi khác[sửa | sửa mã nguồn]

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Rau cải chân vịt xào thịt hộp

Cải chân vịt được trồng lấy hoa và thân lá non làm thực phẩm. Rau rừ thân lá của cải cúc được chế biến các món hầm, xào, súp, canh ở Việt Nam, Quảng Đông (Trung Quốc), Hồng Kông và Hàn Quốc.

Bảng phân tích thành phần dinh dưỡng của Cải cúc
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng99 kJ (24 kcal)
3.02 g
Chất xơ3 g
0.56 g
3.36 g
VitaminLượng
%DV
Vitamin A equiv.
13%
116 μg
13%
1380 μg
3834 μg
Thiamine (B1)
11%
0.13 mg
Riboflavin (B2)
11%
0.144 mg
Niacin (B3)
3%
0.531 mg
Acid pantothenic (B5)
4%
0.221 mg
Vitamin B6
10%
0.176 mg
Folate (B9)
44%
177 μg
Vitamin C
2%
1.4 mg
Vitamin K
292%
350 μg
Chất khoángLượng
%DV
Calci
9%
117 mg
Sắt
13%
2.29 mg
Magnesi
8%
32 mg
Mangan
41%
0.943 mg
Phosphor
4%
54 mg
Kali
19%
567 mg
Natri
5%
118 mg
Kẽm
6%
0.71 mg

Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[3] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[4]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “The Plant List: A Working List of All Plant Species”. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2014.
  2. ^ The Plant List (2010). Chrysanthemum coronarium. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2013.
  3. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  4. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]