Chuột cống Maclear

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chuột cống Maclear
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Rodentia
Họ (familia)Muridae
Chi (genus)Rattus
Loài (species)R. macleari
Danh pháp hai phần
Rattus macleari
Thomas, 1887)[2][3]

Chuột cống Maclear (Rattus macleari) là một loài chuột cống lớn sinh sống ở đảo Christmas, nay đã tuyệt chủng. Trong quá khứ, do có quần thể lớn và dường như có tính dạn người, loài chuột cống Maclear có thể được thấy hiện diện với số lượng cực lớn, bò lúc nhúc khắp nơi trong đêm. Chúng được mô tả là gây ra nhiều tiếng động khó chịu, bò lung tung vào lều trại, nơi ở của những thành viên đoàn thám hiểm hải hành trên tàu Challenger, bò lổm ngổm lên những người đang ngủ và quấy rầy mọi người trong quá trình kiếm ăn. Chuột cống Maclear có thể là một nhân tố kìm hãm số lượng cá thể của loài cua đỏ đảo Christmas, do quần thể loài cua này trong quá khứ thấp hơn hiện tại. Về nguyên nhân tuyệt chủng của chuột cống Maclear, người ta cho rằng khi loài chuột đen tình cờ được đưa lên đảo Christmas bởi đoàn thám hiểm Challenger, bệnh tật mang trong mình của chuột đen (có thể là bệnh do xoắn trùng Trypanosome gây ra) đã lây nhiễm lên quần thể chuột cống Maclear[4] và dần dần gây suy giảm số lượng chuột Maclear.[5] Lần cuối cùng chuột Maclear được nhìn thấy là vào năm 1903, mặc dù có giả thuyết cho rằng chuột Maclear có thể đã lai giống với chuột đen và hình thành quần thể chuột lai.[6] Loài ve Ixodes nitens ký sinh trên chuột cống Maclear cũng được cho là đã tuyệt chủng cùng với loài chuột này.[7]

Hộp sọ chuột cống Maclear.

Chuột cống Maclear được cho là có họ hàng gần gũi với chuột cống Rattus xanthourusSulawesiR. everettiPhilippines. Chúng có bộ lông màu nâu ở phần lưng và màu nâu nhạt ở bụng. Phần lưng dưới có lông đen, dài có khả năng bảo vệ cho bộ lông ngắn hơn ở phần lưng trên. Nửa phần đuôi ở phía gốc có màu sậm trong khi phần ngọn màu trắng có dạng vảy.[8]

Tên loài chuột này được đặt theo thuyền trưởng John Maclear (1838–1907) của tàu khảo sát "Cá chuồn" (Flying-fish), người chỉ huy đoàn thám hiểm và thu thập mẫu vật trên đảo Christmas vào năm 1886. Loài chuột này được mô tả bởi Oldfield Thomas vào năm sau nhưng ông lại nhầm lẫn nó là một loài chuột nhắt.[2][8] Maclear về sau là chỉ huy của tàu HMS Challenger thuộc đoàn thám hiểm Challenger hồi năm 1872-76 dưới quyền chỉ huy chung của George Nares.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Lamoreux, J. (2008). Rattus macleari. 2008 Sách đỏ IUCN. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế 2008. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2009.
  2. ^ a b Thomas, Oldfield (1887). “Report on a Zoological Collection made by the Officers of HMS Flying-Fish at Christmas Island, Indian Ocean. Communicated by Dr. A. Gunther, VPZS, Keeper of the Zoological Department, British Museum”. Proceedings of the Zoological Society of London: 513–514.
  3. ^ Wilson, D. E.; Reeder, D. M. biên tập (2005). “Rattus macleari”. Mammal Species of the World . Baltimore: Nhà in Đại học Johns Hopkins, 2 tập (2.142 trang). ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  4. ^ Pickering J. and Norris CA (1996). “New evidence concerning the extinction of the endemic murid Rattus macleari from Christmas Island, Indian Ocean”. Australian Mammalogy. 19: 19–25.
  5. ^ Wyatt KB, Campos PF, Gilbert MTP, Kolokotronis S-O, Hynes WH (2008). “Historical Mammal Extinction on Christmas Island (Indian Ocean) Correlates with Introduced Infectious Disease”. PLoS ONE. 3 (11): e3602. doi:10.1371/journal.pone.0003602.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ Flannery, Tim & Schouten, Peter (2001). A Gap in Nature: Discovering the World's Extinct Animals. Atlantic Monthly Press, New York. ISBN 0-87113-797-6.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ Andrei Daniel Mihalca,Călin Mircea Gherman, and Vasile Cozma (2011). “Coendangered hard-ticks: threatened or threatening?”. Parasit. Vectors. 4: 71. doi:10.1186/1756-3305-4-71.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ a b Harper, Francis (1945). Extinct and vanishing mammals of the Old World. New York: American Committee for International Wild Life Protection. tr. 206–208.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]