Chu Thiện

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chu Thiện
Chức vụ
Nhiệm kỳTháng 6, 1940 – Tháng 12, 1940
Tiền nhiệmNguyễn Văn Vực
Kế nhiệmĐào Năng An
Vị trí Việt Nam
Thông tin chung
Sinh1900
Kiến Xương, Thái Bình
Mất1984
Dân tộcKinh
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam

Chu Thiện (1900–1984), bí danh Phó, là nhà cách mạng Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình trước Cách mạng Tháng Tám.

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Chu Thiện sinh năm 1900 ở làng Trình Phố, huyện Trực Định, phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, nay là xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.[1]

Theo tư liệu địa phương, tổ tiên của dòng họ Chu ở Trình Phố là Chu Ngạn, người gốc Thanh Hóa, khai quốc công thần nhà Lê. Tương truyền, theo lệnh của Lê Thái Tổ, Chu Ngạn cùng công thần họ Phạm đã về khai khẩn đất phủ Kiến Xương.[2] Đến thời Lê Hy Tông, Thượng tướng Chu Đình Ngạn biết tin quê nhà gặp thiên tai, bèn xin về quê dẫn người ra vùng Trình Phố đắp đê khẩn hoang, lập làng mới.[1] Trong họ còn có Chu Văn Rỵ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình, Vĩnh Phúc.[2] Ngoài ra, nơi đây cũng là quê hương của các chí sĩ chống Pháp Ngô Quang Bích, Bùi Viện, Đặng Huy Tá, Ngô Quang Đoan,...

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Trình Phố là một trong những địa điểm đầu tiên trong tỉnh Thái Bình thành lập Chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (do Vũ Trọng, Hội viên Thanh niên quê Trình Phố thành lập đầu năm 1927). Năm 1929, Chi bộ Trình Phố là một trong sáu Chi bộ đầu tiên của Tỉnh ủy Thái Bình của Đông Dương Cộng sản Đảng, và sau đó là Đảng Cộng sản Việt Nam.[3] Năm 1930, cùng với nhiều thanh niên trong làng, Chu Thiện tham gia phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.[1][4]

Năm 1936, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, tiếp tục tham gia lãnh đạo phong trào đấu tranh trong tỉnh.[1] Năm 1937, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình được thành lập do Nguyễn Văn Vực làm Bí thư. Tháng 4 năm 1940, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Vực bị thực dân Pháp bắt. Tháng 6, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã bầu Chu Thiện làm Quyền Bí thư Tỉnh ủy, tổ chức kiện toàn lại tổ chức.[1][5][6] Ngày 12 tháng 9, ông đã cùng Đỗ Hành tổ chức cuộc mít tinh, tuần hành ở Mả Bụt với sự tham gia của người dân ba huyện Kiến Xương, Tiền Hải, Thái Ninh, gây được tiếng vang lớn.[7][8][9]

Cuối năm 1940, ông được điều về Xứ ủy Bắc Kỳ làm Xứ ủy viên dưới sự chỉ đạo của Quyền Bí thư Đào Duy Kỳ, tham gia công tác xây dựng và phục hồi cơ sở Đảng ở các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là tỉnh Bắc Ninh.[10][11] Năm 1941, ông là Phó Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ đến năm 1942,[2] tiếp tục nhận nhiệm vụ Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ đến năm 1943.[12]

Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), ông tiếp tục tham gia Tỉnh ủy Thái Bình, làm Trưởng ban Nông thôn tỉnh Thái Bình. Ông về hưu năm 1968 và mất năm 1984.[1]

Tặng thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đỗ Xuân Tuất; Nguyễn Danh Tiên; Nguyễn Quang Hòa; Đoàn Văn Viện (2013). Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân phường Thạch Bàn (1930-2013). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính.[liên kết hỏng]
  • Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Ban Tuyên giáo Trung ương; Văn phòng Quốc hội; Tỉnh ủy Bắc Ninh (2021). Đồng chí Lê Quang Đạo với cách mạng Việt Nam và quê hương Bắc Ninh (PDF). Hà Nội.
  • Nguyễn Quang Ân (2010). Từ điển Thái Bình. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin.
  • Viện Sử học Việt Nam; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình (1996). Ngô Quang Đoan Thân thế và sự nghiệp. Thái Bình.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g Nguyễn Quang Ân (2010). Từ điển Thái Bình (PDF). Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. tr. 105.
  2. ^ a b c Nguyễn Quang Ân (2010). Từ điển Thái Bình (PDF). Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. tr. 380.
  3. ^ Nguyễn Quang Ân (2010). Từ điển Thái Bình (PDF). Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. tr. 90–94.
  4. ^ Viện Sử học Việt Nam 1996, tr. 95
  5. ^ “Lịch sử ra đời của Đảng bộ tỉnh Thái Bình”. Báo Thái Bình. 14 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2022.
  6. ^ “Kiên cường, bất khuất chống thực dân Pháp”. Báo Thái Bình. 5 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2022.
  7. ^ Lê Duy Nguyên (30 tháng 4 năm 2015). “Vũ Lăng anh hùng”. Báo Thái Bình. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2022.
  8. ^ Thu Hoài (29 tháng 8 năm 2016). “Mả Bụt, di tích Quốc gia cần được bảo tồn”. Báo tin tức Thông tấn Xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2022.
  9. ^ Hải Đông (23 tháng 11 năm 2015). "Bỏ hoang" một di tích cấp quốc gia”. Báo Thái Bình. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2022.
  10. ^ Đỗ Xuân Tuất và đồng nghiệp 2013, tr. 40
  11. ^ Ngô Văn Liên (2021). “Đồng chí Lê Quang Đạo với phong trào cách mạng tỉnh Bắc Ninh” (PDF). Đồng chí Lê Quang Đạo với cách mạng Việt Nam và quê hương Bắc Ninh. Hà Nội: 160–165.
  12. ^ Đỗ Xuân Tuất và đồng nghiệp 2013, tr. 44