Chu Văn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chu Văn
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Văn Chử
Ngày sinh
22 tháng 12, 1922
Mất17 tháng 7, 1994
Giới tínhnam
Khen thưởngHuân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Ba
Sự nghiệp văn học
Tác phẩm
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2001
Văn học Nghệ thuật

Chu Văn (22 tháng 12 năm 1922 - 17 tháng 7 năm 1994) là một nhà văn, hội viên sáng lập hội nhà văn Việt Nam, uỷ viên ban chấp hành hội nhà văn khoá III. Ông còn là nhà thơ, nhà viết kịch với nhiều bút danh khác như: Kim Mã, Thạch Mã, Nghĩa Thanh...

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Chu Văn sinh ngày 22 tháng 12 năm 1922 tại làng Miễu, xã Đông Quang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, trong một gia đình nhà Nho. Ông tham gia cách mạng từ năm 1940.

  • Năm 1950 phụ trách toà soạn báo Cứu Quốc liên khu III
  • Năm 1957, làm trưởng ty văn hoá tỉnh Nam Định
  • Năm 1967 ông tình nguyện đi chiến trường miền Nam, sau đó lại về Ty văn hóa tỉnh công tác.
  • Năm 1974, Chu Văn còn đi thực tế chiến trường một lần nữa, vào Phước Long, miền Đông Nam Bộ, trong đoàn công tác của Tỉnh uỷ Nam Hà. Sau đó về làm trưởng Ty văn hóa, chủ tịch hội văn học nghệ thuật tỉnh Hà Nam Ninh đến lúc nghỉ hưu.[1]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ai qua Phát Diệm (truyện thơ, 1955)
  • Con đường lầy (tập truyện ngắn, 1957)
  • Cô lái đò sông Ninh (tập truyện ngắn, 1960)
  • Tiếng hát trên sông (tập bút ký, 1963)
  • Ánh sáng bên hàng xóm (tập truyện ngắn, 1964)
  • Bão biển (tiểu thuyết, 2 tập, 1969)
  • Hương cau, hoa lim (tập truyện ngắn, 1971)
  • Đất mặn (tiểu thuyết, 2 tập, 1975)
  • Bông hoa trắng (tập truyện ngắn, 1977)
  • Sao đổi ngôi (tiểu thuyết, 1984)
  • Giáp mặt (tiểu thuyết, 1986 )

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Trong lời giới thiệu cuốn Chu Văn toàn tập có viết: Nói đến Chu Văn, người ta thường nghĩ ngay đến một lớp người viết đến với nghề từ trách nhiệm công dân. Cũng có thể nói đó là lớp nhà văn sản phẩm của cách mạng tháng tám. Xem văn nghệ như một công cụ tuyên truyền, nhiệm vụ cách mạng đã đưa anh cán bộ chính trị học vào đội ngũ những viết chủ lực của nền văn nghệ mới sau 1945 và sau đó trở thành một cây bút tiểu thuyết có nghề, có thành tựu, chiếm vị trí cao trong nền văn xuôi hiện đại

Khi viết về Chu Văn, Phạm Trọng Thanh có những đánh giá như sau: Thành đạt ở tiểu thuyết, truyện ngắn... nhưng nhà văn Chu Văn lại khởi đầu sự nghiệp văn chương từ thi ca... Chất liệu thực tế ngồn ngộn, vốn sống dày dặn, tài năng văn chương cất cánh, ông là nhà văn thành đạt chậm nhưng vững chãi, bề thế... Lao động nghệ thuật nói chung, sáng tác thi ca nói riêng là những ứng xử văn hoá. Với nhà văn Chu Văn - vị Tổng biên tập uy tín của tạp chí Văn nghệ Hà Nam Ninh đã quá cố, những ứng xử cho thấy "một cốt cách tâm hồn nhà văn - kẻ sĩ đáng trọng", đúng như lời nhà thơ Nguyễn Bính sinh thời đã nói về ông.[2]

Danh hiệu tôn vinh[sửa | sửa mã nguồn]

  • Năm 1989 Chu Văn được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba
  • Năm 2001 ông được nhà nước Việt Nam truy tặng giải thưởng Nhà nước (đợt I)[3]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]